Xung đột Nga-Ukraine: Không chỉ trên thực địa, những trận 'giao tranh vô hình' khác khốc liệt hơn đang nổ ra

Linh Nguyên
Cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra với thế trận giằng co. Trên bầu trời, chia cắt đất nước Ukraine còn là những giao tranh vô hình khác đang diễn ra khốc liệt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine: Không chỉ trên thực địa, những trận 'giao tranh vô hình' khác khốc liệt hơn đang nổ ra

Quân đội Ukraine vận hành máy bay không người lái Punisher để tấn công các mục tiêu quân sự ở khu vực gần Vuhledar, Ukraine, ngày 7/11/2023. (Nguồn: Getty)

Cả Nga và Ukraine đều liên tục cập nhật, phát triển các thế hệ máy bay không người lái (UAV) và chiến thuật chống UAV. UAV thường sử dụng liên lạc vô tuyến để điều khiển và truyền thông tin tình báo quan trọng thu thập được cho chỉ huy, các khẩu đội pháo và bệ phóng tên lửa. Do đó, cả Nga và Ukraine đều tăng cường hoạt động tác chiến điện tử với mục đích gây nhiễu tần số vô tuyến và nghi binh, đánh lạc hướng tên lửa để tiêu diệt UAV. Chỉ tính riêng Ukraine đã mất khoảng 5.000-10.000 UAV mỗi tháng.

Trên thực tế, trò chơi “mèo vờn chuột” này diễn biến rất nhanh.

Không ngừng nâng cấp

Tại một Hội thảo thường niên về xung đột điện tử diễn ra mới đây, các chuyên gia Ukraine và NATO nhận định, công nghệ cần phải được nâng cấp liên tục trong khoảng 8 tuần/lần. Thiếu tướng Không quân Blythe Crawford, chỉ huy Trung tâm tác chiến Không gian và Không quân của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (ASWC) cho biết: “Môi trường điện từ ở phía Đông Donbas hiện phức tạp nhất trên thế giới. Nếu bạn đang ra phiên bản 1.1, bạn chỉ có 8 tuần trước khi phải đưa ra phiên bản 1.2”.

Tham quan các mẫu UAV mới nhất tại Hội thảo, Đại úy Iaroslav Kalinin, một sĩ quan dự bị và là doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ người Ukraine thừa nhận: “Mọi thứ được trưng bày ở đây sẽ trở nên lỗi thời trong hai tháng tới”.

Tin liên quan
Xung đột Nga-Ukraine: Xung đột Nga-Ukraine: 'Cuộc chiến' máy bay không người lái

Các UAV cỡ lớn phục vụ mục đích quân sự như Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ từng nổi tiếng vào thời điểm bắt đầu cuộc xung đột, nay phải nhường chỗ cho những máy bay không người lái mini (mini drone).

Thậm chí, nhiều UAV hiện được ứng dụng cả chế độ xem góc nhìn thứ nhất (FPV drone) - chế độ người điều khiển có thể sử dụng kính thực tế ảo (VR) để quan sát như đang quan sát trực tiếp từ UAV.

Cả Nga và Ukaine đều sử dụng FPV drone tốc độ cao như một loại bom thông minh đặc biệt. Đại úy Iaroslav Kalinin tiết lộ, phía Ukraine thậm chí còn sử dụng FPV drone như máy bay đánh chặn để tiêu diệt UAV cỡ lớn của Nga.

Thiếu tướng Blythe Crawford cho rằng, bên nào chiếm ưu thế sẽ là bên có khả năng thực hiện đổi mới nhanh nhất. Nhưng sẽ là phía Nga hay Ukraine? Thiếu tướng Borys Kremenetskyi, Tuỳ viên quân sự Ukraine tại Washington cho biết, Moscow hiện cũng đang học hỏi và điều chỉnh chiến thuật rất nhanh chóng.

Theo Thiếu tướng Borys Kremenetskyi, khi cuộc xung đột nổ ra, phía Ukraine phải đối mặt với lực lượng hùng hậu hàng dài xe tăng, xe chở quân, xe tải tràn vào lãnh thổ. Lực lượng này sau đó dễ dàng bị ngăn chặn khi gặp sức kháng cự mạnh hơn dự kiến.

Khi xung đột tiếp diễn, phía Nga tiến hành cơ giới hóa như thời Chiến tranh Lạnh với các cuộc tấn công của lực lượng bộ binh. Đồng thời, Nga cũng không ngừng tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV nhằm vào các thành phố của Ukraine. Thiếu tướng Kremenetskyi cho biết, Nga cũng đã cẩn thận thay đổi đường bay sau mỗi cuộc tấn công và sử dụng UAV trinh sát để phát hiện các điểm yếu trong hệ thống phòng không vững chắc của Ukraine.

Trên không gian mạng, Nga bắt đầu chiến dịch bằng cách tấn công mạng lưới liên lạc ViaSat của quân đội Ukraine, khiến Kiev buộc phải dựa vào hệ thống vệ tinh Starlink của Elon Musk để cứu vãn thế trận. Hệ thống Starlink có khả năng phục hồi đáng kể trước việc bị tấn công và gây nhiễu.

Thiếu tướng Kremenetskyi cảnh báo, Nga đã nghiên cứu tìm kiếm các khu vực có lượng “truy cập Internet” lớn và các dấu hiệu khác cho thấy thiết bị đầu cuối Starlink đang kết nối trực tuyến, sau đó nhắm mục tiêu tấn công.

Tuy nhiên, ông Kremenetskyi tin tưởng, Ukraine có thể thích ứng nhanh hơn phía Nga. “Khả năng đổi mới là một trong những thế mạnh của chúng tôi. Đặc biệt, trước những tổn thất nặng nề sau cuộc tấn công của Nga ở Crimea và miền Đông Donbass vào năm 2014, Ukraine đã cải tổ lực lượng vũ trang, cho phép lực lượng thuộc quyền ở khu vực tiền tuyến, những người lính đang trực tiếp hoạt động dưới các chiến hào và điều khiển UAV, có thể đưa ra nhiều sáng kiến hơn.

Chúng tôi trao nhiều quyền hành cho các sĩ quan cấp dưới. Những người lính của chúng tôi không cần phải chờ đợi mệnh lệnh từ Sở chỉ huy… Họ có thể sử dụng sáng kiến của mình ngay trên thực địa. Đó là một trong những lợi thế của chúng tôi”, ông nói.

Cuộc đua của các mô hình đổi mới

Nga từng gây nhiễu thành công, làm tê liệt các hệ thống chỉ huy của Ukraine vào năm 2014, nhưng điều đó đã không xảy ra vào năm 2022. Jeff Fischer, cựu sĩ quan của Không quân Mỹ, cho biết: “Nga từng dẫn đầu thế giới trong hoạt động kiểu này. Nhưng giờ điều đó giờ không còn nữa”.

Chuyên gia Jeff Fischer nhận định: Chắc chắn thông số kỹ thuật của các hệ thống do Nga sản xuất vẫn rất ấn tượng và các mẫu mà các cơ quan tình báo thu được đã hoạt động xuất sắc trong các cuộc thử nghiệm trên thực địa. Nhưng đó là khi chúng được vận hành bởi lực lượng do Mỹ đào tạo với sự hỗ trợ kỹ thuật hàng đầu. Trong bối cảnh xung đột thực tế đầy khó khăn và nhiều thay đổi bất ngờ, với việc bảo trì không đồng bộ và lực lượng luôn thường trực sự mệt mỏi, thiếu huấn luyện đầy đủ, hiệu suất giao tranh thực tế sẽ kém hơn rất nhiều".

Xung đột Nga-Ukraine: Không chỉ trên thực địa, những trận 'giao tranh vô hình' khác khốc liệt hơn đang nổ ra
Những máy bay không người lái mini (mini drone) đang được Nga và Ukraine sử dụng nhiều hơn trên thực địa. (Nguồn: Wired)

Cũng theo chuyên gia Fischer, thời gian đầu, Nga gặp nhiều khó khăn. Nhưng thực tiễn giao tranh khốc liệt đã buộc Nga phải thay đổi và thích ứng, học hỏi và huấn luyện.

Thiếu tướng Blythe Crawford lập luận, điều mà Nga còn thiếu là phát huy các sáng kiến từ dưới lên. Nhưng quốc gia này có thể khắc phục điều đó bằng khả năng huy động mọi nguồn lực sẵn có để phục vụ các mục tiêu của Tổng thống Vladimir Putin.

"Chính vì vậy, thay vì đặt câu hỏi về việc Nga hay Ukraine đang dẫn trước, thì đây có thể xem là cuộc đua của các mô hình đổi mới. Ukraine thực hiện mô hình đổi mới từ dưới lên theo kiểu phương Tây, trong khi Nga triển khai mô hình từ trên xuống cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nền công nghiệp quốc phòng.

Khi cuộc xung đột tiếp tục diễn biến phức tạp và quyết tâm ủng hộ Ukraine của phương Tây ngày càng lung lay, cuối cùng mô hình nào sẽ thắng vẫn là điều khó dự đoán", Thiếu tướng Blythe Crawford cho hay.

Xung đột ở Dải Gaza: UAV Israel gặp sự cố, Mỹ nêu điều kiện tạm ngừng bắn, Đức-Thổ Nhĩ Kỳ bất đồng

Xung đột ở Dải Gaza: UAV Israel gặp sự cố, Mỹ nêu điều kiện tạm ngừng bắn, Đức-Thổ Nhĩ Kỳ bất đồng

Ngày 18/11, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cho biết, một máy bay không người lái (UAV) Sky Rider của nước này bị rơi ở ...

Xung đột Nga - Ukraine: UAV bị bắn hạ gần Moscow, Kiev tiếp tục áp trừng phạt

Xung đột Nga - Ukraine: UAV bị bắn hạ gần Moscow, Kiev tiếp tục áp trừng phạt

Phòng không Nga bắn hạ UAV gần Moscow, Kiev trừng phạt thêm cá nhân và thực thể ‘chịu trách nhiệm’… là một số tin tức ...

Không quân Ukraine thông báo về cuộc tấn công bằng UAV cảm tử lớn nhất của Nga, ít nhất 1 người thiệt mạng

Không quân Ukraine thông báo về cuộc tấn công bằng UAV cảm tử lớn nhất của Nga, ít nhất 1 người thiệt mạng

Không quân Ukraine sáng 25/11 thông báo Nga đã tiến hành cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cảm tử Shahed quy mô ...

Tin thế giới 12/12: Nga chỉ trích bình luận của Mỹ về ông Nalvany, Ba Lan tích cực lập chính phủ mới

Tin thế giới 12/12: Nga chỉ trích bình luận của Mỹ về ông Nalvany, Ba Lan tích cực lập chính phủ mới

Nga bắn hạ tên lửa bay qua Belgorod, triển vọng thỏa thuận mới Israel-Hamas, nhà mạng lớn nhất Ukraine bị tấn công… là một số ...

Phản ứng mới nhất của Iran về lệnh trừng phạt từ EC liên quan cáo buộc xuất khẩu UAV sang Nga

Phản ứng mới nhất của Iran về lệnh trừng phạt từ EC liên quan cáo buộc xuất khẩu UAV sang Nga

Ukraine và một số nước phương Tây đã cáo buộc Iran xuất khẩu UAV cảm tử sang Nga để sử dụng trong cuộc xung đột ...

(theo Breaking Defense)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Liên tiếp lập công cho Al Nassr, Cristiano Ronaldo tiến gần 900 bàn thắng

Liên tiếp lập công cho Al Nassr, Cristiano Ronaldo tiến gần 900 bàn thắng

Cristiano Ronaldo tiếp tục ghi bàn, góp công giúp Al Nassr thắng kịch tính 3-2 trước Al Akhdoud ở vòng 31 giải vô địch quốc gia Saudi Arabia.
MB dẫn dắt tương lai ngân hàng số với mô hình BAAS

MB dẫn dắt tương lai ngân hàng số với mô hình BAAS

Trong khuôn khổ sự kiện Ngày Chuyển Đổi Số Ngân Hàng 2024 với chủ đề "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”, Ngân hàng TMCP Quân ...
Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ phương pháp tiên tiến mới trong phòng, điều trị bệnh

Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ phương pháp tiên tiến mới trong phòng, điều trị bệnh

Chiều 9/5 diễn ra Hội thảo – Tọa đàm với chủ đề 'Hợp tác y tế Việt Nhật, các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, dự phòng và điều ...
Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?
Người một nhà tập 14: Bà Thư sốc khi nghe đoạn hội thoại của bố con ông Đông

Người một nhà tập 14: Bà Thư sốc khi nghe đoạn hội thoại của bố con ông Đông

Người một nhà tập 14, bà Thư nghe lén cuộc hội thoại của bố con ông Đông về Trí - con trai bà. Bà Thư sẽ làm gì để bảo ...
Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Ngoại trưởng Colombia đã chính thức đề nghị nước này được gia nhập với tư cách là thành viên liên kết của Cộng đồng Caribbean (CARICOM).
Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Ngoại trưởng Colombia đã chính thức đề nghị nước này được gia nhập với tư cách là thành viên liên kết của Cộng đồng Caribbean (CARICOM).
Nỗ lực vì một đất nước Palestine được công nhận, Đại hội đồng LHQ tiếp tục bỏ phiếu cho dự thảo mới

Nỗ lực vì một đất nước Palestine được công nhận, Đại hội đồng LHQ tiếp tục bỏ phiếu cho dự thảo mới

Đại hội đồng LHQ sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết sửa đổi do các quốc gia Arab đề xuất nhằm công nhận tư cách thành viên của Palestine.
Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng khi chiến đấu cơ của Mỹ bay qua không phận quốc gia láng giềng Guyana trong khuôn khổ một cuộc tập trận chung.
Trung Quốc-Hungary nâng cấp quan hệ song phương, khẳng định không nhằm vào bên thứ 3

Trung Quốc-Hungary nâng cấp quan hệ song phương, khẳng định không nhằm vào bên thứ 3

Trung Quốc và Hungary quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong mọi hoàn cảnh của thời đại mới.
Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ đã thay thế khoảng 80 binh sĩ ở Maldives bằng đội ngũ nhân viên dân sự theo yêu cầu của Tổng thống nước chủ nhà Mohamed Muizzu.
Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cho rằng, chiến dịch quân sự lớn của Israel tại Rafah sẽ không thúc đẩy mục tiêu đánh bại phong trào Hamas của người Palestine ở Dải Gaza.
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Phiên bản di động