Xung đột Nga-Ukraine: Washington tuyên bố gửi thêm thứ Kiev cần, Moscow ám chỉ 'tình hình địa lý đã khác', trừng phạt vẫn gay gắt

Vy Vy
Xung đột Nga-Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi các bên đều có những tính toán mới và chưa thực sự sẵn sàng cho giải pháp đàm phán hòa bình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine: Washington tuyên bố gửi thêm thứ Kive cần, Moscow ám chỉ 'tình hình địa lý đã khác', trừng phạt vẫn gay gắt
Mỹ cam kết gửi thêm các hệ thống pháo có độ chính xác cao cho Ukraine. (Nguồn: AFP)

Tiếp lực để Ukraine trụ vững

Ngày 20/7, Mỹ cam kết gửi thêm các hệ thống pháo có độ chính xác cao cho Kiev, ngay sau khi Moscow tuyên bố chiếm đóng lãnh thổ của Ukraine bên ngoài khu công nghiệp miền Đông Donbass.

Tuyên bố được đưa ra khi Ủy ban châu Âu kêu gọi các thành viên Liên minh châu Âu (EU) cắt giảm nhu cầu khí đốt tự nhiên nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Khối này cũng nhất trí ban hành lệnh cấm vận đối với vàng xuất khẩu của Nga, song Kiev cho rằng đây không phải là biện pháp phù hợp.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Washington sẽ gửi thêm 4 Hệ thống Pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), vốn tăng cường đáng kể năng lực của Kiev trên chiến trường trong những tuần gần đây nhờ bắn trúng các mục tiêu của Nga từ xa.

Ông Austin nói với các phóng viên: “Ukraine cần hỏa lực và đạn dược để trụ vững trước sự càn quét này và chống trả”, nói thêm rằng đợt viện trợ này sẽ nâng tổng số HIMARS gửi cho Kiev lên 16.

Vài giờ trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố quân đội của Moscow sẽ không chỉ tập trung vào 2 khu vực miền Đông là Luhansk và Donetsk. Ông giải thích: “Địa lý hiện nay đã khác. Vấn đề không chỉ nằm ở Donetsk và Luhansk, mà còn cả khu vực Kherson, Zaporizhzhia và một số vùng lãnh thổ khác”.

Ngày 19/7, Mỹ cho biết Nga “bắt đầu triển khai một chiến dịch có thể coi là một kịch bản sáp nhập” - viện dẫn các khu vực mà ông Lavrov đã đề cập.

Kể từ khi xung đột nổ ra hôm 24/2, các lực lượng Nga đã dần tiến tới các khu vực trên và đối mặt với sự kháng cự quyết liệt từ Ukraine.

Vừa qua, Tổng thống Ukraine Zelensky bày tỏ hy vọng rằng yêu cầu viện trợ các hệ thống chống tên lửa của Kiev sẽ sớm được hồi đáp. Ông nói: “Tôi hy vọng câu trả lời cho các yêu cầu của chúng tôi sẽ không đến lâu”.

Xung đột Nga-Ukraine: Washington tuyên bố gửi thêm thứ Kive cần, Moscow ám chỉ 'tình hình địa lý đã khác', trừng phạt vẫn gay gắt
Một binh sĩ Ukraine gọi điện đàm với đồng đội tại căn cứ địa ở Kharkov. (Nguồn: the Guardian)

Chưa thể có đàm phán hòa bình?

Nga đã có bước tiến chậm rãi ở phía Đông sau khi thất bại trong việc chiếm đóng thủ đô Kiev và bị đẩy lùi khỏi thành phố lớn thứ hai là Kharkov. Tuy nhiên, theo giới chức địa phương, Nga đã tiến hành nhiều đợt pháo kích liên tiếp vào Kharkov.

Vừa qua, một chiến dịch phản công của Ukraine ở phía Nam đã giúp Kiev lấy lại một vài vùng lãnh thổ, chủ yếu nhờ các hệ thống pháo tầm xa do phương Tây cung cấp.

Ngoại trưởng Lavrov cho rằng vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine là một yếu tố khiến Moscow quyết định tập trung ra ngoài khu vực miền Đông, đồng thời khẳng định tham vọng mở rộng vùng chiếm đóng nếu việc viện trợ này vẫn tiếp diễn.

Ông Lavrov cũng bác bỏ ý định tiếp tục đàm phán hòa bình với Ukraine, nhấn mạnh rằng các vòng đàm phán trước đó cho thấy Kiev không sẵn sàng thỏa thuận một cách “nghiêm túc”. Ông cho biết: “Việc này không có ý nghĩa nào trong hoàn cảnh hiện tại”.

Tuy nhiên, các phái đoàn Nga và Ukraine được kỳ vọng sẽ đến Istanbul trong những ngày tới để đàm phán về việc nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc trên Biển Đen. Ngày 20/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hy vọng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận “trong tuần này”.

Trừng phạt đổi lấy trừng phạt

Phương Tây đã đáp trả chiến dịch quân sự của Nga bằng nhiều gói trừng phạt nặng nề, trong khi Nga cũng cắt nguồn cung khí đốt cho phương Tây, đe dọa nguy cơ khủng hoảng cung ứng và giá cả.

Trong gói trừng phạt mới nhất ngày 20/7, EU nhắm vào vàng xuất khẩu và đóng băng các tài sản của ngân hàng lớn nhất tại Nga là Sberbank.

Brussels cũng yêu cầu các thành viên EU giảm phụ thuộc 15% vào khí đốt tự nhiên nhằm hạn chế nguồn cung từ Nga, vốn chiếm 40% nhiên liệu nhập khẩu của EU trong năm ngoái. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Zelensky cho rằng các biện pháp trên là chưa đủ. Ông nói: “Nga phải trả một cái giá đắt hơn, qua đó buộc họ phải tìm kiếm giải pháp hòa bình”.

Bình luận về việc Nga cắt nguồn cung khí đốt, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói: “Nga đang sử dụng năng lượng như một vũ khí”, đồng thời coi việc Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt là “một kịch bản nhiều khả năng xảy ra” và “châu Âu cần sẵn sàng cho điều này”.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng khí đốt cung ứng cho châu Âu thông qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, vừa được đóng trong 10 ngày để bảo trì, có thể sẽ bị cắt giảm hơn nữa.

Nga, nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới, đã bác bỏ cáo buộc của phương Tây về việc sử dụng nguồn cung năng lượng làm "vũ khí" ép buộc, đồng thời khẳng định nước này luôn là một nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy.

Ngày 20/7, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này sẽ không cung cấp dầu cho thị trường thế giới nếu bị áp mức giá bán thấp hơn chi phí sản xuất.

Do tác động kinh tế từ cuộc xung đột, chính phủ Ukraine cho biết sẽ yêu cầu các nhà đầu tư cho phép nước này hoãn thanh toán nợ nước ngoài trong 2 năm. Lãnh đạo nhóm các chủ nợ cho biết họ đã nhất trí với đề xuất này, đồng thời thúc giục các trái chủ có động thái tương tự.

Xung đột Nga-Ukraine: Khối Nam Mỹ cự tuyệt mong muốn phát biểu của ông Zelensky, Trung Quốc hối đình chiến lập tức

Xung đột Nga-Ukraine: Khối Nam Mỹ cự tuyệt mong muốn phát biểu của ông Zelensky, Trung Quốc hối đình chiến lập tức

Ngày 20/7, khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đã bác đề nghị của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được phát biểu tại Hội nghị ...

Lầu Năm Góc nói Nga 'tính toán sai lầm', Đệ nhất phu nhân Ukraine đến Mỹ đề nghị cung cấp thêm vũ khí

Lầu Năm Góc nói Nga 'tính toán sai lầm', Đệ nhất phu nhân Ukraine đến Mỹ đề nghị cung cấp thêm vũ khí

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 20/7 nhận định, xung đột ở Ukraine đang ở vào giai đoạn quan trọng và phương Tây ...

(theo AFP, Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Kể từ lần rà soát UPR chu kỳ III, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều ...
XSMB 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024

XSMB 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024

XSMB 8/5 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 8/5. SXMB ...
XSMT 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 8/5/2024. SXMT 8/5/2024

XSMT 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 8/5/2024. SXMT 8/5/2024

XSMT 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 8/5/2024. kết quả xổ số ngày 8 tháng 5. xổ số miền Trung thứ 4. xổ số ...
XSMN 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 8/5/2024. xổ số hôm nay 8/5

XSMN 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 8/5/2024. xổ số hôm nay 8/5

XSMN 8/5 - xổ số hôm nay 8/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 8/5/2024. xổ số hôm nay ngày 8 tháng 5. XSMN thứ 4. xo so ...
Vòng loại bóng đá nam Olympic Paris 2024: HLV U23 Guinea quyết tâm trước trận đấu với U23 Indonesia

Vòng loại bóng đá nam Olympic Paris 2024: HLV U23 Guinea quyết tâm trước trận đấu với U23 Indonesia

19 cầu thủ U23 Guinea có mặt tại Paris (Pháp) để tập luyện trước thềm trận play-off tranh vé dự Olympic với U23 Indonesia vào 20h ngày 9/5 tới.
Cuộc gặp 3 bên 'bất ổn', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khó tạo bước ngoặt lịch sử với châu Âu

Cuộc gặp 3 bên 'bất ổn', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khó tạo bước ngoặt lịch sử với châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp, gặp lãnh đạo châu Âu. Các bên đều tỏ ra cứng rắn, càng gặp ...
Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Chiều 7/5 theo giờ Việt Nam, lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin đã diễn ra tại Điện Kremlin.
Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Vào khoảng 13h20 ngày 7/5, giờ địa phương, đã xảy ra vụ tấn công bằng dao tại một bệnh viện ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc.
Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Mỹ cho rằng, Ukraine sẽ thực hiện một cuộc phản công mới vào năm 2025, sau khi nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD của Washington.
Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Chính quyền thành phố Johannesburg, Nam Phi phải chịu trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà 5 tầng năm ngoái làm 76 người thiệt mạng và 85 người khác bị thương.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ năm nay.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động