20 năm thúc đẩy lợi ích và tạo dựng vị thế

Tham gia APEC là bước đi chiến lược trong hội nhập của đất nước. Cùng với việc triển khai mạnh mẽ các mối quan hệ trong “sân chơi” APEC, Việt Nam dần tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trên bản đồ thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
20 nam thuc day loi ich va tao dung vi the Bắt đầu thảo luận các nội dung chính tại Hội nghị ISOM
20 nam thuc day loi ich va tao dung vi the Chuyên gia quốc tế đánh giá cao đề xuất của Việt Nam về các ưu tiên trong Năm APEC 2017

Tháng 11/1998, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), nhìn lại chặng đường phát triển của Diễn đàn, cũng như tiến trình tham gia của Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp Ban Thư ký APEC Việt Nam 2017 tin tưởng, APEC sẽ tiếp tục đóng vai trò đi đầu thúc đẩy xu thế liên kết kinh tế sâu rộng và Việt Nam sẽ lĩnh hội được những cơ hội và thu về nhiều lợi ích mới.

20 nam thuc day loi ich va tao dung vi the
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga.

Thưa Đại sứ, gần 20 năm hội nhập mạnh mẽ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn APEC đã đem lại cho chúng ta những lợi ích thiết thực nào?

Chặng đường tham gia APEC gần hai thập kỷ qua là một giai đoạn mang tầm chiến lược của ta, luôn gắn với những bước đột phá trong công cuộc đổi mới và triển khai đường lối đối ngoại của đất nước, đồng thời mang lại những lợi ích cụ thể, rất thiết thực đối với các địa phương, doanh nghiệp và người dân.

Trước hết, việc tham gia hợp tác APEC và tăng cường quan hệ song phương với các thành viên Diễn đàn góp phần rất quan trọng vào nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của nước ta. Sự tích cực tham gia, đóng góp giải quyết các quan tâm chung của khu vực đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi, thúc đẩy các vấn đề, lợi ích của ta và ASEAN. Đến nay, 13 trong 25 đối tác chiến lược, toàn diện của nước ta là các thành viên APEC, trong đó có nhiều trung tâm chính trị - kinh tế hàng đầu thế giới, như Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Singapore... Toàn bộ thế đan xen lợi ích dài hạn, bền vững chưa từng có đó đã và đang góp phần gia tăng sức mạnh mềm quốc gia, duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước.

APEC còn quy tụ hầu hết các đối tác kinh tế, đầu tư, công nghệ, đào tạo nhân lực… hàng đầu của Việt Nam, chiếm khoảng 75% tổng giá trị thương mại quốc tế, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 38% viện trợ phát triển chính thức (ODA) của nước ta cũng như khoảng 80% du khách nước ngoài đến Việt Nam. Các địa phương, doanh nghiệp nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp cận khoa học, công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến, tìm kiếm đối tác chiến lược, tranh thủ nguồn lực, dự án và hỗ trợ của APEC, tham gia các chuỗi cung ứng…, thiết thực góp phần nâng cao nội lực của đất nước và phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong 30 năm đổi mới.

Việc triển khai các cam kết, thỏa thuận hợp tác, đồng bộ hóa chính sách… của APEC đã góp phần tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới trong nước, nhất là hoàn thiện thể chế pháp lý, tăng cường năng lực hội nhập quốc tế của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, nâng cao kiến thức và trải nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập, doanh nghiệp có thêm cơ hội cọ xát, học hỏi kinh nghiệm... Người dân có nhiều lựa chọn nâng cao đời sống, việc làm, hàng hóa, dịch vụ... Thế hệ trẻ có điều kiện học tập, nghiên cứu trong môi trường giáo dục, đào tạo chất lượng cao. Hiện khoảng 80 % du học sinh nước ta đang học tập ở các nền kinh tế thành viên APEC, nhất là Australia, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Tuy nhiên, để nâng cao sự tham gia, đóng góp của nước ta trong các hoạt động đa phương nói chung và hợp tác APEC nói riêng, chúng ta cũng cần nhận thức đầy đủ những hạn chế, bất cập. Hiệu quả tận dụng các cơ hội mà hợp tác APEC mang lại vẫn còn thấp; đóng góp của ta vào quan tâm chung còn hạn chế, nhất là trong đề xuất ý tưởng, chính sách; sự tham gia của địa phương, doanh nghiệp còn thiếu chủ động; phối hợp giữa các Bộ, ngành chưa đồng bộ; đội ngũ cán bộ còn thiếu, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới…

Cục diện thế giới tiếp tục định hình và một đặc trưng là xu thế hội nhập, liên kết kinh tế đa tầng nấc. Theo Đại sứ, đặc trưng này tác động thế nào đến hợp tác và vai trò của Diễn đàn APEC?

Bước vào thế kỷ 21, đặc biệt kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, tình hình thế giới nói chung và đặc biệt là ở châu Á – Thái Bình Dương chuyển biến hết sức nhanh chóng, có nhiều phát triển mang tính bước ngoặt. Nổi bật là sự phát triển chưa từng có của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang gia tăng mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, thúc đẩy sự hình thành cục diện hợp tác, liên kết kinh tế đa tầng nấc, với tư duy, cách tiếp cận hoàn toàn mới, nội hàm hợp tác, quy mô liên kết ngày càng sâu rộng... Các cơ chế hiện có tăng cường liên kết, đồng thời hình thành nhiều cơ chế mới. Đây là một nhân tố rất then chốt góp phần củng cố hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Có thể nói, trong sự phát triển sôi động đó, APEC tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong trong thích ứng với những xu thế mới, thúc đẩy cải cách và chuyển đổi. Trong các giai đoạn trước, APEC tập trung hợp tác trên ba trụ cột là tự do hoá thương mại và đầu tư, thuận lợi hoá kinh doanh và hợp tác kinh tế kỹ thuật. Hiện nay, nội hàm hợp tác của Diễn đàn đang chuyển mạnh sang tăng trưởng chất lượng, các vấn đề thương mại – đầu tư thế hệ mới, kinh tế số, kinh tế mạng, thương mại điện tử, kết nối, kết nối các chuỗi cung ứng, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đào tạo nhân lực … Cách tiếp cận hợp tác ngày càng mang tính liên ngành, nâng lên tầm toàn cầu gắn với nỗ lực ứng phó với các thách thức chung của nhân loại. Nỗ lực cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp tục được đẩy mạnh.

20 nam thuc day loi ich va tao dung vi the
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga trao đổi với đại biểu dự cuộc họp ISOM APEC (ngày 8/12/2016).

Vì vậy, vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu khu vực thể hiện không chỉ trong việc tiếp tục đi đầu khởi xướng ý tưởng, sáng kiến liên kết, mà còn nâng lên là cơ chế điều phối hợp tác, thỏa thuận thương mại tự do (FTA), nhất là việc thúc đẩy hình thành khu vực thương mại tự do toàn châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). Xây dựng tầm nhìn của APEC sau năm 2020, các thành viên còn xác định cần nâng cao vai trò Diễn đàn lên thành một cơ chế lãnh đạo tầm toàn cầu trong xử lý các thách thức chung, tìm giải pháp cho các quan tâm của người dân và doanh nghiệp.

Thế giới tiếp tục đổi thay rất phức tạp và chỉ còn vài năm nữa APEC sẽ bước sang thập kỷ phát triển thứ tư. Như vậy, với vai trò chủ nhà của APEC 2017, chúng ta cần thể hiện như thế nào để vừa hài hoà lợi ích chung, vừa tận dụng được cơ hội phát triển đất nước, thưa Đại sứ?

2017 được dự báo là một năm khó khăn với rất nhiều ẩn số. Môi trường an ninh, phát triển rất phức tạp, khó đoán định hơn trước. Chưa tìm được giải pháp cho các vấn đề khủng hoảng kinh tế, khủng bố, di cư, thiên tai, trong khi bất bình đẳng xã hội, xu hướng dân tuý, chủ nghĩa bảo hộ... gia tăng. Có thể nói rằng, khác với 25 năm qua kể từ sau Chiến tranh Lạnh, tư duy chính sách, quan hệ quốc tế, tương quan lực lượng kinh tế và chính trị... tất cả đều đang biến đổi, có xu hướng sắp xếp lại. Tuy nhiên, thách thức càng nhiều, nhu cầu hợp tác, liên kết càng lớn.

Diễn đàn APEC cũng đang ở một trong những thời điểm chuyển đổi mạnh mẽ nhất kể từ khi hình thành, đang định hình mục tiêu và hướng đi cho giai đoạn phát triển tiếp theo sau năm 2020. Nhiều nền kinh tế thành viên cũng đang chuyển đổi ở các mức độ khác nhau cả về kinh tế, chính trị, xã hội, 2017 sẽ diễn ra bầu cử ở nhiều nền kinh tế thành viên then chốt. Tình hình đó đòi hỏi nước chủ nhà cần có năng lực quan tâm chung, năng lực sáng tạo, dự báo xu thế, vận động tranh thủ các nền kinh tế khác.

Bài học lớn về hợp tác đa phương của Việt Nam trong suốt chặng đường vừa qua là giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đề cao chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; nắm bắt xu thế, quan tâm chung, tiếp cận và xử lý mọi vấn đề trên cơ sở “mẫu số chung”. Là chủ nhà của Diễn đàn kinh tế lớn, đòi hỏi ta phải xử lý khéo léo, hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích khu vực và quốc tế, những khác biệt lợi ích giữa các thành viên đang phát triển và các thành viên phát triển, các vấn đề kinh tế truyền thống với các vấn đề kinh tế - thương mại mới, các vấn đề xã hội, tác động của diễn biến chính trị, an ninh...

Để tận dụng được cơ hội mà APEC 2017 mang lại, cần tiếp tục phát huy bài học về kết hợp chặt chẽ đối ngoại đa phương với đối ngoại song phương, nâng cao tính chủ động của các Bộ, ngành trong đóng góp, đề xuất sáng kiến, khởi xướng ý tưởng đối với quan tâm chung... Những năm tới cũng là giai đoạn nước rút khi nước ta nỗ lực hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, do đó bài toán đặt ra là phải tạo được chuyển biến quan trọng trong việc tham gia hội nhập của địa phương, doanh nghiệp.

Có thể nói, Năm APEC 2017 còn là cơ hội lớn để chúng ta hình thành văn hóa hội nhập bền vững. Từ các hoạt động dày đặc của Năm APEC, các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, mọi tầng lớp nhân dân đều có cơ hội để nâng cao cách thức ứng xử, tham gia hoạt động, đề xuất sáng kiến, giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam..., trong đó có vai trò rất quan trọng của các cơ quan truyền thông trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay.

Việc nâng tầm đóng góp vào hợp tác APEC thời gian tới và đăng cai tổ chức Năm APEC 2017 là sự kết tinh, hội tụ đường lối hội nhập quốc tế toàn diện, đối ngoại đa phương năng động và hội nhập kinh tế sâu rộng của nước ta, mà trong đó châu Á - Thái Bình Dương là một trọng tâm chiến lược.

Xin cảm ơn Đại sứ!

20 nam thuc day loi ich va tao dung vi the Toàn văn bài phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Hội thảo về các ưu tiên của Năm APEC 2017

Sáng 8/12, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đã tới tham dự và ...

20 nam thuc day loi ich va tao dung vi the Khai mạc Hội thảo về các ưu tiên của năm APEC 2017

Sáng nay, 8/12, Hội thảo về các ưu tiên của Năm APEC 2017 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ...

20 nam thuc day loi ich va tao dung vi the CEO các nước APEC đang quan tâm đến điều gì?

Các lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam thuộc nhóm lạc quan nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; đầu tư xuyên ...

Thanh Trúc (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Xuân Đinh Dậu 2017

Đọc thêm

Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức khai mạc triển lãm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản ...
Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện chia buồn khi được tin về các trận mưa lớn và lũ lụt gần đây tại Tanzania gây thiệt hại nghiêm trọng về ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
XSMN 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4

XSMN 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4

XSMN 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. SXMN 27/4. kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 27 ...
Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Lễ công bố thành lập Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng được tiến hành bằng hình thức trực tuyến.
Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Đêm nhạc 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' trình diễn các ca khúc được viết lời bởi PGS.TS Lê Thanh Bình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Mori Takero, tân Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng.
Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực hòa giải hướng tới một giải pháp bền vững, lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra và tiến trình hòa bình Trung Đông...
Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam khẳng định nguồn vốn nhà nước và nguồn lực tư nhân cùng đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính cho thực hiện SDG.
Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa thăm Ai Cập và hội kiến Bộ trưởng Bộ Phát triển địa phương Ai Cập Hisham Abdel Ghani Abdulaziz Amna.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động