Bức tranh nhiều màu ở Biển Đông 2017

Giới quan sát Biển Đông bước vào năm 2017 với tâm trạng bất an vì tình hình bất định trong nội trị và chính sách của nhiều bên liên quan quan trọng ở Biển Đông. Tuy nhiên, khi những ngày cuối cùng của năm 2017 khép lại, cục diện trên Biển Đông đã trở nên rõ ràng hơn với sự xuất hiện của nhiều gam màu lạc quan và hi vọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
buc tranh nhieu mau o bien dong 2017 Mỹ xem xét nối lại các chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông
buc tranh nhieu mau o bien dong 2017 Australia quan ngại việc Trung Quốc tiến hành các hành động quân sự hóa tại Biển Đông

Việc không có các sự cố lớn bất ngờ trên thực địa ở Biển Đông trong năm 2017 giúp duy trì trạng thái hòa dịu trên bề mặt, là cơ hội tốt để các nước cùng nhau thảo luận về các tranh chấp và thúc đẩy các chương trình hợp tác ở Biển Đông. Tuy nhiên bên cạnh những điểm sáng, tình hình Biển Đông còn những dấu hiệu bất định ẩn chứa những rủi ro khó lường, đòi hỏi các nước cần có các động lực chính trị mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác và xây dựng lòng tin.

Hoài nghi về COC

Điểm nhấn nổi bật của tình hình Biển Đông trong năm 2017 là việc Trung Quốc và các nước ASEAN đã đạt được thỏa thuận khung làm cơ sở để đàm phán về một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Tháng 5/2017, tại cuộc họp lần thứ 14 các quan chức cấp cao ASEAN Trung Quốc về triển khai tuyên bố ứng xử ở Biển Đông tại Quý Dương (Trung Quốc), ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí về khung đàm phán COC. Tiếp đó, ngày 6/8, các Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và ASEAN đã thông qua văn kiện này.

buc tranh nhieu mau o bien dong 2017
Chiến sĩ Trường Sa tuần tra trên đảo Sơn Ca. (Nguồn: infonet)

Khung COC được lãnh đạo Trung Quốc và các nước ASEAN đánh giá cao, song chỉ là văn bản khá ngắn gọn về các nội dung sẽ được thảo luận, chưa có bước đột phá so với các thỏa thuận chính trị đã có giữa Trung Quốc và ASEAN, trong đó có Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Những vấn đề cơ bản song gai góc như giới hạn địa lý áp dụng và tính ràng buộc pháp lý của COC vẫn chưa được các bên thống nhất, đặt ra nhiều hoài nghi trong giới học giả quốc tế về khả năng tiến bộ thực chất trong đàm phán COC thời gian tới.

Thách thức từ thực địa

Trong khi Trung Quốc và ASEAN đạt được thỏa thuận khung COC và nêu cao nhiều ý tưởng hợp tác trên Biển Đông, những dịch chuyển cán cân lực lượng và hoạt động của các bên trên thực địa vẫn thể hiện bức tranh ảm đạm, ẩn chứa nhiều rủi ro có thể dẫn đến những vòng xung đột mới.

Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc tiếp tục là bên tích cực mở rộng khả năng kiểm soát Biển Đông thông qua nhiều biện pháp toàn diện dưới đáy biển, trên mặt biển, trên không và tại các điểm đảo chiếm đóng trái phép ở Hoàng Sa và đảo nhân tạo ở Trường Sa. Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ xuất bản tháng 12/2017 đã khẳng định việc Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo ở Biển Đông gây nguy hại cho tự do hàng hải và hàng không, đe dọa chủ quyền của các nước khác, và làm tình hình Biển Đông bất ổn.

Trong năm 2017, Trung Quốc không ngừng hoàn thiện xây dựng và lắp đặt các trang thiết bị tại các đảo, phóng thêm 10 vệ tinh bổ sung cho hệ thống vệ tinh theo dõi hoạt động của tàu thuyền ở toàn bộ Biển Đông, lắp đặt hệ thống định vị, theo dõi tàu ngầm dưới đáy Biển Đông, và duy trì lực lượng tuần tra dân sự trên Biển Đông vượt trội về quy mô và tần suất so với các nước khác trong khu vực. Giới quan sát cũng cho rằng, khi các hoạt động này hoàn tất, Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng kiểm soát và khống chế Biển Đông trong những tình huống nghiêm trọng, thách thức không chỉ các nước láng giềng yếu hơn mà cả khả năng tiếp cận khu vực của Mỹ và các cường quốc khác.

Bên cạnh đó, trong năm 2017, nhiều thách thức an ninh phi truyền thống ở Biển Đông tiếp tục xu hướng trầm trọng hơn, đặc biệt tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên cá và suy thoái môi trường biển do khai thác quá công suất và thiếu sự phối hợp giữa các nước ven biển cũng như các nước liên quan. Những thách thức an ninh phi truyền thống này lại tác động trực tiếp tới quan hệ giữa các nước trong khu vực, điển hình nhất là việc gia tăng các hoạt động đánh bắt cá trái phép tại các vùng biển còn giàu tài nguyên, dẫn đến nhiều đụng độ giữa lực lượng chấp pháp của nước này với tàu cá của nước khác.

Những điểm sáng đáng chú ý

Bên cạnh những thách thức lâu dài, năm 2017 cũng chứng kiến những gam màu lạc quan. Xây dựng khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Biển Đông không chỉ là nguyện vọng của các nước nhỏ hơn mà còn là nhu cầu của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản và cả Trung Quốc.

Dù toan tính ở Biển Đông không thay đổi, Trung Quốc có những điều chỉnh trong ứng xử, mềm mỏng hơn và tích cực đề xuất các sáng kiến hợp tác nhằm giành được sự ủng hộ của các nước trong khu vực trên con đường phát triển của mình.

Bên cạnh đó, sau thời gian đầu chập chững, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng cho thấy Mỹ có mối quan tâm chiến lược ở Biển Đông, thể hiện ở việc thúc đẩy các khái niệm mới như "khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" và "tứ giác kim cương" giữa Mỹ-Nhật Bản-Ấn Độ-Australia. Tổng thống Donald Trump nêu rõ tại Đà Nẵng tháng 11/2017 rằng Biển Đông nằm ở trung tâm của khu vực rộng lớn này. Các ý tưởng này nhiều khả năng sẽ được bổ sung chi tiết để hiện thực hóa ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực dưới thời chính quyền Trump.

ASEAN trong năm 2017 tuy chưa thể hiện được vai trò chủ động và trung tâm trong vấn đề Biển Đông song vẫn duy trì được những công thức và nguyên tắc mang tính cốt lõi, nêu được những thành tố cơ bản về Biển Đông tại các tuyên bố chung trong cuộc họp các cấp. Đó là tiền đề thuận lợi để Philippines chuyển giao vai trò chủ tịch luân phiên sang Singapore.

Kỳ vọng thúc đẩy hợp tác dài hơi

Những gam màu tươi sáng trên Biển Đông trong năm 2017 đem đến nhiều kỳ vọng trong tương lai hợp tác hòa bình và ổn định giữa các nước trong việc quản lý và giải quyết tranh chấp trên Biển Đông trong thời gian tới.

Xu hướng hòa dịu trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để các nước trong khu vực thúc đẩy các chương trình hợp tác dài hơi như đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử hoàn chỉnh và có ràng buộc pháp lý ở Biển Đông, thúc đẩy bảo vệ môi trường biển, hợp tác đánh bắt và bảo tồn nghề cá trên biển, hợp tác cứu hộ cứu nạn, hay hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển các nước.

Tuy nhiên, những thách thức tiềm ẩn và rủi ro cũng đòi hỏi các nước trong khu vực, đặc biệt những nước có các hành động gây căng thẳng trên Biển Đông cần có ý chí chính trị thực tâm hợp tác và tính đến lợi ích của các nước khác. Chỉ khi đó hòa bình ổn định và phát triển mới thực sự bén rễ ở khu vực Biển Đông.               

buc tranh nhieu mau o bien dong 2017 Đối thoại "Chiến lược quản trị biển: Vấn đề biển Đông"

Ngày 4/12, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao phối hợp cùng Quỹ Konras Adenauer Stiftung (KAS) và Đại sứ quán Australia tại Hà Nội ...

buc tranh nhieu mau o bien dong 2017 ASEAN và Trung Quốc cam kết bảo vệ môi trường ở Biển Đông

Một văn bản được lãnh đạo các nước công bố vào tối 13/11 thông báo, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ...

buc tranh nhieu mau o bien dong 2017 Mỹ và Philippines cam kết duy trì tự do hàng hải trên Biển Đông

Ngày 13/11, Nhà Trắng đã công bố tuyên bố chung giữa Mỹ và Philippines sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và ...

Minh Hà

Xem nhiều

Đọc thêm

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Nga tăng trưởng mạnh mẽ, châu Âu khởi động điều tra ứng dụng Lite của TikTok (Trung Quốc)… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá điều gì đang là thứ quan trọng nhất với bạn nhé!
Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội Chúng ta là một mùa 6 năm nay sẽ được tổ chức kéo dài trong hai ngày 15-16/6/2024 tại Hội trường lớn của Đài truyền hình KBS Busan.
Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

UAV cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bị Mỹ liệt vào danh sách những UAV nguy ...
Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động