TIN LIÊN QUAN | |
7 điều cần biết về THAAD | |
Mỹ - Nga hợp tác Phòng thủ tên lửa đạn đạo? |
Thế “chân vạc” đáng gờm
Kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ dựa trên khả năng tấn công hạt nhân từ 3 trụ cột chính: máy bay ném bom, tàu ngầm và tên lửa đạn đạo liên lục địa. Mỗi trụ cột này lại có những điểm mạnh, yếu khác nhau cần được hỗ trợ từ 2 trụ cột còn lại.
Cụ thể, các máy bay ném bom dù hơi “chậm chạp” nhưng lại có ưu thế về khả năng tấn công các mục tiêu rất khó tiếp cận bằng cách “lách” qua mạng lưới phòng không dày đặc của đối phương.
Trong khi đó, các tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm dù không có độ chính xác cao nhưng lại có tính bất ngờ và gần như khiến cho đối phương không thể phát hiện nổi nên rất khó đối phó.
Cuối cùng, các tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ các hầm ngầm có thể mang đầu đạn lớn, độ chính xác cao và có khả năng tiêu diệt cả tên lửa đạn đạo liên lục địa trong hầm ngầm của đối phương nếu cần thiết. Tuy nhiên, vị trí cố định của các hầm ngầm này khiến đối phương rất dễ theo dõi và đánh chặn.
Một cuộc thử nghiệm đánh chặn tên lửa Minuteman III của Mỹ. (Nguồn: VOV) |
Minuteman III hoàn thành sứ mệnh
Hiện nay, tên lửa đạn đạo liên lục địa mạnh nhất của Mỹ là LGM-30 Minuteman III. Mỹ có khoảng 400 tên lửa Minuteman III nằm rải rác dọc khu vực Trung Tây nước này.
Mỗi quả tên lửa Minuteman III có tối đa 3 đầu đạn nhiệt hạch với sức công phá từ 350-475 kiloton. Con số này là rất kinh hoàng nếu nhớ rằng, quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) khiến 126.000 người thiệt mạng chỉ có sức công phá khoảng 15 kiloton.
Hơn thế nữa, uy lực của Minuteman III còn được thể hiện ở chỗ, trong phạm vi 13.000km, Minuteman III có thể tấn công mục tiêu với độ sai lệch chỉ vài trăm mét. Con số được coi là “quá nhỏ nhoi” so với sức công phá khủng khiếp và cực rộng của loại tên lửa này.
Minuteman III được Mỹ công bố vào giữa những năm 1970 nhằm thay thế loại tên lửa M-X Peacekeeper huyền thoại. Dù được nâng cấp thường liên, Minuteman III vẫn bị Không quân Mỹ chê là lỗi thời và cần phải được thay thế sớm nhất có thể vì “vòng đời kỹ thuật” của loại tên lửa này chỉ là 20 năm.
Kế hoạch thay thế tham vọng
Theo thông tin từ nhà thầu quốc phòng Northrop Grumman, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề xuất một kế hoạch thay thế hoàn toàn Minuteman III bằng một loại tên lửa mới kèm theo hệ thống phóng hiện đại và các cơ sở hạ tầng về công nghệ hỗ trợ. Đến nay, việc vận hành Minuteman III vẫn được thực hiện bằng các đĩa mềm 8 inch vốn đã không còn được sử dụng phổ biến từ 20 năm trước.
Tuy nhiên, theo Northrop Grumman, quân đội Mỹ sẽ tái sử dụng một số thành phần của Minuteman III như các chất nhiệt hạch và hệ thống hầm ngầm chứa tên lửa.
Tên lửa mới thay thế Minuteman III cũng có tầm bắn 13.000km đủ để tấn công hạt nhân bất kỳ kẻ thù nào của Mỹ ở Bắc Bán cầu.
Một trong những yêu cầu cao nhất của quân đội Mỹ đối với loại tên lửa mới này là khả năng nâng cấp và độ tin cậy. Không quân Mỹ muốn loại tên lửa này có thể được sử dụng cho đến năm 2075 và các thành phần của nó phải dễ dàng nâng cấp trong vài chục năm tới.
Dự kiến, Không quân Mỹ sẽ mua khoảng 642 tên lửa mới, trong đó, 450 tên lửa vẫn được đặt trong các hầm ngầm đang được sử dụng cho Minuteman III. Số còn lại sẽ được dùng để phóng thử và dự trữ.
Chi phí cho kế hoạch đầy tham vọng này ước tính lên đến 85 tỷ USD, chiếm 1/7 ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm 2016. Số tiền này sẽ được giải ngân trong vòng 20 năm.
Dù con số này là rất lớn nhưng theo Tập đoàn Boeing, việc thay thế là cần thiết bởi chi phí sản xuất tên lửa mới thấp hơn nhiều so với việc tiếp tục duy trì số tên lửa Minuteman III hiện nay.
Tuy nhiên, một câu hỏi cần được đặt ra là liệu Không quân Mỹ có cần loại tên lửa mới không trong bối cảnh những tiến bộ về công nghệ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm đã khiến sức mạnh của những quả tên lửa này không kém gì các quả tên lửa phóng từ hầm ngầm dưới mặt đất.
Dù vậy, việc phóng tên lửa từ tàu ngầm vẫn còn một số hạn chế như, việc phóng tên lửa không thể tiến hành “bất kỳ lúc nào” chỉ sau vài phút nhận lệnh như khi phóng từ các hầm ngầm dưới mặt đất.
Hơn thế nữa, Nga - đối trọng lớn nhất về hạt nhân của Mỹ - hiện đang chuyển dần việc phóng tên lửa đạn đạo từ các hầm ngầm dưới mặt đất sang phóng từ các bệ phóng di động.
Điều này giúp các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga như Topol-M và Yars có thể nhanh chóng được triển khai trên khắp nước Nga. Theo các chuyên gia, để đối phó với các “mục tiêu di động” như thế này, việc sử dụng máy bay ném bom hạt nhân chiến lược sẽ hiệu quả hơn so với việc phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa từ hầm ngầm.
Mỹ - Nhật ưu tiên ngăn chặn Triều Tiên phóng tên lửa Trong cuộc điện đàm ngày 15/8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump nhất trí ưu tiên hàng đầu là ... |
Mỹ “sẵn sàng” trước mối nguy Triều Tiên Đảo Guam cho biết, nếu Triều Tiên tấn công, các tên lửa của nước này sẽ mất 14 phút để bay đến Guam và đây ... |
Mỹ bắn thử tên lửa xuyên lục địa Quân đội Mỹ lên kế hoạch bắn thử tên lửa xuyên lục địa (ICBM) trong vòng một tuần, bắt đầu từ ngày 25/2. |