TIN LIÊN QUAN | |
Nga đình chỉ thỏa thuận loại bỏ plutoni với Mỹ | |
Triều Tiên nối lại hoạt động sản xuất plutoni |
Plutoni. (Nguồn: Sputnik) |
Ngày 3/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh đình chỉ việc tham gia vào thoả thuận xử lý plutoni dư thừa có thể được dùng để chế tạo vũ khí mà Moscow đã ký kết với Washington từ năm 2000. Quyết định này Nga cho biết bắt nguồn từ những mối đe dọa đến sự ổn định chiến lược và các hành động thiếu thân thiện của Mỹ. Vậy bản chất của thoả thuận này là gì và thực chất điều gì đang diễn ra?
Thoả thuận này đề cập đến điều gì?
"Thoả thuận về xử lý plutoni dư thừa có thể được dùng để chế tạo vũ khí" do Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov và Phó Tổng thống Mỹ Al Gore ký kết hồi năm 2000. Hai nước được cho là đã chuẩn bị tài liệu này từ năm 1996. Mục đích của thoả thuận này là nhằm đảm bảo việc giảm số lượng vũ khí ở cấp độ Plutoni-239 ở cả hai nước. Mỹ và Nga cần phải giải trừ khoảng 34 tấn nguyên liệu còn lại sau khi thực thi thỏa thuận về cắt giảm vũ khí hạt nhân tấn công.
Thực hiện như thế nào?
Có hai phương pháp giải trừ plutoni: Phương pháp cơ bản nhất là tái chế trong các lò phản ứng, tức là sản xuất từ lượng plutoni này thành nhiên liệu hạt nhân oxit hỗn hợp và sử dụng trong các lò phản ứng. Phương pháp thứ hai là pha loãng nồng độ plutoni (giảm nồng độ plutoni-239 ít nhất là 93%) bằng các lò phản ứng plutoni với đồng vị 240 (loại mà rất khó có thể tách khỏi plutoni-239 và không thể sử dụng để sản xuất vũ khí).
Vậy, trở ngại là ở đâu?
Trên thực tế, cả Nga và Mỹ không có sẵn công nghệ để thực hiện các phương án này. Các cuộc thảo luận cấp chuyên gia kéo dài tới 10 năm mới đưa ra được một kết luận vào năm 2010 là bổ sung vào thoả thuận điều khoản về một số biện pháp thực thi thoả thuận kể trên.
Đối với Nga có chút dễ dàng hơn nhờ vào sự phát triển của các lò phản ứng notron nhanh (BN). Trên thực tế, ban đầu Nga có hai lựa chọn: một là công nghệ BN và hai là lò phản ứng áp lực nước VVER. Tuy nhiên, sau đó Moscow đã lựa chọn lò phản ứng BM và đi đến quyết định xây dựng nhà máy nhiên liệu oxit hỗn hợp.
Do Mỹ không sở hữu một công nghệ như vậy nên để thực thi thoả thuận với Nga, Washington đã phải mua công nghệ của Công ty Areva (Pháp) và trên cơ sở đó xây dựng nhà máy ở sông Savannah, phía Nam California.
Nga đã làm gì?
Nga đã xây dựng kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân đáp ứng đúng theo thoả thuận đã ký kết với Mỹ, xây dựng nhà máy nhiên liệu oxit hỗn hợp ở Zheleznagorsk, còn các lò phản ứng BN-600 (đã có) và BN-800 (đang được đưa vào sử dụng) đã sẵn sàng sử dụng loại nhiên liệu oxit hỗn hợp nêu trên.
Mỹ quyết định gì?
Trong lúc xây dựng nhà máy ở sông Savannah, Washington đã có sự so sánh rất kỹ và cuối cùng đi đến quyết định không chọn sản xuất nhiên liệu oxit hỗn hợp vì giá thành quá cao. Vì vậy, mặc dù nhà máy (đến thời điểm mùa Đông 2015-2016) đã xây dựng được 70% nhưng vẫn phải ngừng lại và quyết định này đã trở thành một vụ bê bối chính trị ở Mỹ. Chính quyền bang Nam California đã đệ đơn kiện chính phủ liên bang vì đã từ chối xây dựng nhà máy đó, trong khi uỷ ban thượng viện về quân đội đã nộp vào ngân sách số tiền 340 triệu USD vào tháng 5/2016 để xây dựng nhà máy.
Tổng thống Barack Obama hứa hẹn sẽ sử dụng quyền phủ quyết cho vấn đề này. Vào tháng 9 vừa qua, Bộ Năng lượng Mỹ cũng tuyên bố đóng lại chương trình sản xuất nhiên liệu oxit hỗn hợp.
Tiếp theo sẽ ra sao?
Rõ ràng Washington đã không thực hiện thoả thuận đã ký kết với Moscow. Và khi Mỹ đơn phương phá vỡ cơ chế thực thi thoả thuận này thì Nga cũng không mất bất cứ điều gì. Hơn nữa, trong bối cảnh mối quan hệ Nga - Mỹ đang căng thẳng như hiện nay thì Moscow sẵn sàng có những hành động tự do hơn so với giai đoạn "khởi động" quan hệ song phương. Cũng cần lưu ý rằng quyết định nói trên của Tổng thống Nga Vladimir Putin không có nghĩa là quân đội sẽ được sử dụng 34 tấn plutoni này.
Nga và Mỹ sẽ duy trì các tiếp xúc quân sự về Syria Theo Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 4/10, các tiếp xúc sẽ giúp tránh các đụng độ nguy hiểm ... |
Nga - Mỹ: Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại Trong khi giới chức Mỹ tuyên bố ngừng đàm phán với Nga về vấn đề ngừng bắn tại Syria thì Tổng thống Nga Putin cũng ... |
Nhật tháo dỡ thanh nhiên liệu ở nhà máy Fukushima Ngày 18/11, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy Fukushima số 1, sẽ bắt đầu tháo dỡ các thanh nhiên ... |