TIN LIÊN QUAN | |
G20 xoay xở với các nguy cơ từ Brexit | |
Bộ trưởng G20 thảo luận các thách thức kinh tế thế giới |
Thông điệp hữu hảo
Ông Ahmed Wali, cựu Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập và là một chuyên gia kinh tế, nhận xét: “Đây là một cơ hội tuyệt vời để Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi có thêm cơ hội thảo luận nhằm tăng cường đầu tư vào Ai Cập”. Chuyên gia này cho rằng, lời mời cũng là một thông điệp hữu hảo gửi tới châu Phi rằng sự hợp tác giữa hai bên sẽ tiếp tục phát triển. Ông nhấn mạnh: “Tôi tin rằng hội nghị này sẽ đóng vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế ở châu Phi”.
Theo ông Wali, việc tham dự hội nghị lần này sẽ giúp ích rất nhiều cho Ai Cập bởi họ có nhiều cơ hội đạt được các thỏa thuận kinh tế với những nền kinh tế lớn nhất của thế giới. Ông cho rằng, khi tham dự hội nghị, Tổng thống Sisi sẽ có thể giới thiệu được các dự án kinh tế của Ai Cập và thúc đẩy đầu tư vào đất nước này.
Chương trình nghị sự đa dạng
Hội nghị năm nay chứng kiến con số kỷ lục các nước đang phát triển được mời tới tham dự hội nghị, bởi Trung Quốc đang đặt rất nhiều hy vọng vào "một nền kinh tế thế giới phẳng hơn nữa".
Cơ chế G20, nền tảng cơ bản cho sự hợp tác kinh tế quốc tế, từ trước tới nay luôn tập trung vào việc phối hợp các chính sách tiền tệ và tài chính giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển hàng đầu thế giới nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Song sau 8 năm phục hồi chậm chạp từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nước thành viên G20 nhận thấy họ cần gấp rút phối hợp hành động trong nhiều lĩnh vực quan trọng hơn nữa.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 dự kiến tổ chức ở Hàng Châu, Trung Quốc, vào tháng 9 tới. (Nguồn: Global Times) |
Bởi vậy, Trung Quốc - nước chủ nhà của hội nghị năm nay - tuyên bố sẽ đưa ra một kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng theo hướng cải cách nhằm tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng toàn cầu, thông qua việc tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp mới và một nền kinh tế kỹ thuật số, đồng thời khuyến khích đối thoại giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Ông Wali nói: “Điều này sẽ tăng cường sự quản lý toàn cầu và nền kinh tế thế giới”. Ông cho rằng, phát triển là chủ đề chính của hội nghị G20 năm nay, và Trung Quốc đang nỗ lực để cải thiện kinh tế của các nước đang phát triển trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Phi. Theo ông Wali, hội nghị thượng đỉnh lần này quan trọng bởi nó đề cập tới các vấn đề chính trị nóng hổi, nổi bật là sự can thiệp của Mỹ và Nga vào Trung Đông. Chuyên gia này dự đoán, hội nghị này sẽ mang lại nhiều thỏa thuận kinh tế, phát triển và đầu tư.
Cơ hội cho các nước đang phát triển
Trong khi đó, ông Diaa al-Fiqy - Trưởng Phòng Thương mại Trung Quốc - Ai Cập nói rằng, Hội nghị G20 lần này sẽ chú trọng tới các nước đang phát triển. Theo ông, việc đưa thêm nhiều nước phát triển và đang phát triển xích lại gần nhau sẽ thúc đẩy việc tiến tới một nền kinh tế thế giới phẳng hơn nữa.
Ông al-Fiqy nói: “Tôi cho rằng, hội nghị lần này sẽ đẩy mạnh hợp tác giữa các nước châu Âu và các nước Trung Đông đang gặp khó khăn về kinh tế”.
Ông Diaa al-Fiqy cho biết thêm, đây là lần đầu tiên Ai Cập tham dự một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế lớn như vậy và điều này cho thấy Trung Quốc tin tưởng Ai Cập là một nền kinh tế đầy hứa hẹn. Theo ông, hội nghị lần này chắc chắn là cơ hội để tái khởi động tăng trưởng toàn cầu.
Mỹ - Ai Cập thảo luận về an ninh khu vực Trung Đông Ngày 18/8, Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập Sedky Sobhi có cuộc hội kiến với Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung tâm quân đội Mỹ ... |
Ai Cập sẵn sàng ủng hộ Yemen khôi phục hòa bình và ổn định Lời đề nghị được Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đưa ra ngày 15/8, tại buổi tiếp Thủ tướng Yemen Ahmed Obeid Bin Daghr đang ... |
Ai Cập: Ba năm sau chính biến, nhiều mục tiêu vẫn xa vời Ba năm sau chính biến lật đổ chế độ của Tổng thống Mohamed Morsi, Ai Cập vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. |