Ấn Độ-Bangladesh và Ấn Độ-Pakistan: Câu chuyện của hai mối quan hệ

Hồng Phúc
TGVN. Tiêu đề bài viết của chuyên gia quan hệ quốc tế Raja Mohan - Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Á, Đại học Quốc gia Singapore trên tờ The Indian Express nhân chuyến thăm Bangladesh của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từ ngày 26-27/3.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thời kỳ vàng son trong quan hệ Ấn Độ-Bangladesh
Quan hệ song phương Ấn Độ-Bangladesh trong thập kỷ qua được cải thiện đáng kể. (Nguồn: PTI)

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ công du Dhaka trong tuần này để tham dự lễ kỷ niệm một thời khắc quan trọng trong lịch sử hiện đại của tiểu lục địa, đó là Tuyên ngôn Độc lập của Bangladesh cách đây 50 năm (tháng 3/1971).

Bên nồng ấm

Có thể nói, những tiến bộ về kinh tế và xã hội đầy ấn tượng ở Bangladesh là nguồn cảm hứng không chỉ đối với Nam Á mà còn đối với toàn bộ thế giới đang phát triển. Là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới vào năm 1972, Bangladesh hiện chạy đua để lọt vào nhóm 25 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào cuối thập kỷ này.

Đây cũng là thời điểm để suy ngẫm sâu sắc hơn về khả năng kết nối giữa hai phần của tiểu lục địa Nam Á. Ở phía Đông, Delhi và Dhaka đã bắt đầu tìm cách vượt qua thảm kịch phân vùng để vạch ra một lộ trình hợp tác song phương và khu vực mới.

Trong thập kỷ qua, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã đầu tư rất nhiều vào việc chuyển đổi quan hệ song phương của Dhaka với Delhi. Ấn Độ đã đáp lại một cách thiện chí.

Thực tế cho thấy quan hệ song phương Ấn Độ-Bangladesh trong thập kỷ qua được cải thiện đáng kể, thể hiện ở khối lượng thương mại song phương ngày càng tăng, mở rộng kết nối xuyên biên giới, hợp tác chống khủng bố và mở rộng hợp tác khu vực.

Bên lạnh nhạt

Tuy nhiên, ở phía Tây Bắc, quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan không có nhiều tín hiệu xán lạn. Tháng trước, sau khi quân đội hai nước đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở biên giới và xoa dịu các mối quan ngại của nhau, nhiều người đã hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn trong quan hệ song phương.

Thêm vào đó, sau bài phát biểu của Tư lệnh Lục quân Pakistan Qamar Javed Bajwa tại một hội nghị ở Islamabad vào tuần trước, trong đó ông kêu gọi Ấn Độ và Pakistan “chôn vùi quá khứ và tiến lên phía trước”, thì những hy vọng đó càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Thế nhưng, việc chôn vùi quá khứ không bao giờ dễ dàng. Suốt 3 thập kỷ qua, Ấn Độ đã chịu nhiều tổn thất vì những cuộc khủng bố xuyên biên giới liên tiếp. Trong khi đó, Pakistan có những bất bình riêng, đặc biệt là rất phẫn nộ về vai trò của Ấn Độ trong việc chia cắt Pakistan năm 1971.

Thời kỳ vàng son trong quan hệ Ấn Độ-Bangladesh
Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan không có nhiều tín hiệu xán lạn. Ảnh chụp binh sĩ Ấn Độ và Pakistan tại lễ hạ cờ ở biên giới Wagah. (Nguồn: AFP)

Việc hòa giải giữa Pakistan và Bangladesh khó khăn hơn. Các nhà lãnh đạo Pakistan không dự lễ kỷ niệm tại Dhaka trong tuần này, điều đó cho thấy Bangladesh vẫn còn nguyên cảm giác cay đắng, còn Pakistan vẫn rất miễn cưỡng khi phải chấp nhận chia cắt đất nước.

Một cuộc hội thảo về sự ly khai của miền Đông Pakistan hồi năm 1971, dự kiến diễn ra trong tuần này tại Lahore do trường Đại học Khoa học Quản lý Lahore tổ chức, đã phải hủy vào phút chót do áp lực từ Pakistan.

Bài học từ "thời kỳ vàng son"

Thủ tướng Modi đã đúng khi tuyên bố về một thời kỳ vàng son trong quan hệ Ấn Độ-Bangladesh.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là buổi bình minh của thời đại đó, còn nhiều việc phải làm để nhận ra tất cả tiềm năng của mối quan hệ song phương.

Ấn Độ có thể rút ra bài học gì từ phía Đông để có thể áp dụng hiệu quả cho phía Tây Bắc?

Thứ nhất, sự ổn định chính trị và tính liên tục trong chính sách đã giúp Ấn Độ và Bangladesh củng cố quan hệ song phương trong thập kỷ qua. Ngược lại, các chu kỳ chính trị ở Ấn Độ và Pakistan hiếm khi đồng bộ.

Các nhà lãnh đạo dân sự hàng đầu của Pakistan ủng hộ việc can dự với Ấn Độ, thế nhưng trên thực tế, giới lãnh đạo quân đội Pakistan lại không có sự thống nhất. Tướng Pervez Musharraf từng đàm phán một khuôn khổ để giải quyết tranh chấp Kashmir với cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.

Tuy nhiên, Tướng Ashfaq Pervez Kayani, bất chấp sự liên kết của ông với tiến trình hòa bình của Musharraf, đã chọn cách tách mình ra khi ông trở thành chỉ huy quân đội.

Nhiều người ở Delhi đang đặt câu hỏi liệu người kế nhiệm Tướng Bajwa có tôn trọng bất kỳ thỏa thuận nào mà Ấn Độ có thể đàm phán với ông trong những ngày tới hay không?

Thứ hai là mối quan tâm đến an ninh lẫn nhau. Hợp tác chống khủng bố đã xây dựng lòng tin lẫn nhau sâu sắc giữa Dhaka và Delhi. Sự tin tưởng đó đã giúp giải quyết nhiều vấn đề phức tạp mà mối quan hệ phải đối mặt.

Trong trường hợp của Pakistan, quân đội nước này đã tìm cách sử dụng chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới như một đòn bẩy chính trị để buộc Ấn Độ đàm phán về tranh chấp Kashmir.

Nhưng nếu trước đây, tài trợ cho khủng bố dường như là một chiến lược thông minh, thì giờ đây lại trở thành nguồn gốc của áp lực kinh tế và chính trị quốc tế đối với Pakistan. Trong mọi trường hợp, Delhi không có lý do gì để đàm phán với một khẩu súng chĩa vào đầu.

Thứ ba là phi chính trị hóa các vấn đề về lợi ích kinh tế quốc gia. Delhi và Dhaka đã đạt được nhiều tiến triển trong các vấn đề liên quan đến thương mại, quá cảnh và kết nối bằng cách tự mình giải quyết vấn đề.

Mặt khác, Pakistan đã thực hiện hợp tác thương mại song phương hợp lý và hội nhập kinh tế khu vực để mặc cả về vấn đề Kashmir. Không rõ Pakistan có sẵn sàng tách hai vấn đề trên và mở rộng quan hệ thương mại trong khi nói chuyện với Ấn Độ về Kashmir hay không.

Ý tưởng lớn trong bài phát biểu của Tướng Bajwa là đặt địa kinh tế lên trên địa chính trị. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo đuổi sự thịnh vượng quốc gia thông qua hợp tác khu vực.

Đây chính xác là những gì Bangladesh đã làm trong thập kỷ qua để tạo ra những lợi ích lớn trên sân nhà, biến đổi khu vực Nam Á và nâng cao vị thế toàn cầu của Dhaka.

Nhưng Tướng Bajwa có thể nói đi đôi với làm hay không? Nếu ông ấy có thể, Delhi sẽ sẵn sàng chung tay.

TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ca ngợi vai trò của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Bộ trưởng và Thứ trưởng Ngoại giao Bangladesh mắc Covid-19
Giao tranh ác liệt lại nổ ra dọc Ranh giới kiểm soát ở Kashmir, Pakistan đổ lỗi cho Ấn Độ
Nepal ra bản đồ chính trị mới, Ấn Độ ám chỉ 'lệnh bên thứ 3', Thủ tướng Oli tiếp tục 'đổ thêm dầu'

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

G7 đang tìm cách sử dụng tài sản trị giá gần 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt kể từ năm 2022 để hỗ ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động