Ẩn số chính trường Israel: Kịch bản cũ, kết cục mới?

Đoàn Vũ
Thủ tướng tạm quyền Israel Yair Lapid một lần nữa đối đầu với chính trị gia kỳ cựu Benjamin Netanyahu, song liệu kịch bản một năm về trước có lặp lại?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(07.05) Ông Naftali Bennett trong buổi lễ chia tay ngày 30/6 trước khi ông Yair Lapid trở thành Thủ tướng tạm quyền Israel. (Nguồn: GPO)
Ông Yair Lapid (phải) sẽ thay ông Naftali Bennett làm Thủ tướng tạm quyền Israel cho tới ít nhất tháng 11/2022. (Nguồn: GPO)

Như vậy, ngày 1/7, ông Yair Lapid đã chính thức thay thế ông Naftali Bennett nắm giữ cương vị Thủ tướng tạm quyền tại Israel, ít nhất là đến tháng 11/2022, khi bầu cử được tổ chức để bầu ra 120 nghị sĩ của Knesset (Quốc hội Israel).

Được thành lập cách đây hơn một năm, chính phủ của ông Bennett được hỗ trợ bởi liên minh 8 đảng (Yesh Atid, Đảng Xanh và Trắng, Yisrael Beytenu, Đảng Lao động, Yamina, Niềm hy vọng mới, Meretz và Ra'am) với 61/120 ghế tại Knesset. Theo đó, ông Bennett (đảng Yamina) sẽ giữ chức Thủ tướng Israel đến tháng 8/2023; ông Lapid (đảng Yesh Atid) sẽ làm Thủ tướng đến tháng 11/2025.

Thỏa thuận liên minh giữa ông Bennett và Lapid từng được nhiều người xem là giải pháp thỏa hiệp nhằm “tái lập tình trạng bình thường” trên chính trường Israel. Trước khi chính phủ của ông Bennett lên nắm quyền vào tháng 6/2021, Nhà nước Do Thái đã trải qua 3 năm khủng hoảng chính trị với 4 cuộc bầu cử liên tiếp.

Song thời gian đã chứng minh rằng liên minh cầm quyền này không phải là ngoại lệ. Việc giải tán Knesset, buộc ông Lapid sớm thay thế ông Bennett với tư cách Thủ tướng tạm quyền từ nay đến tháng 11/2022 hoàn toàn nằm ngoài thỏa thuận ban đầu được tạo dựng để đánh bại cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Rạn nứt từ khi thành hình

Tuy nhiên, sự rạn nứt trong liên minh cầm quyền không phải là điều bất ngờ bởi theo giới quan sát Israel, chính phủ của ông Bennett chỉ dựa trên sự ủng hộ của một liên minh lỏng lẻo gồm 8 đảng cánh tả và cánh hữu với quan điểm khác nhau.

Nỗ lực “tái lập tình trạng bình thường” trên chính trường Israel đã lập tức gặp khó: Ngay khi chính phủ thành lập tháng 6/2021, một thành viên đảng Yamina, ông Amichai Chikli đã tuyên bố ly khai và không ủng hộ nghị trình của Thủ tướng Bennett. Từ đầu năm 2022 đến nay, thêm hai thành viên đảng này tuyên bố lập trường tương tự. Hai nghị sĩ khác của đảng người Arab cũng rút khỏi liên minh.

Sự rạn nứt này càng rõ nét khi phe đối lập của cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu dần chiếm ưu thế nhờ lôi kéo thành viên cánh hữu rời bỏ liên minh.

Tuy nhiên, sự rạn nứt trong liên minh cầm quyền không phải là điều bất ngờ bởi theo giới quan sát Israel, chính phủ của ông Bennett chỉ dựa trên sự ủng hộ của một liên minh lỏng lẻo gồm 8 đảng cánh tả và cánh hữu với quan điểm khác nhau.

Điều gì đến cũng phải đến. Xung đột Palestine-Israel bùng phát trở lại với hàng loạt cuộc tấn công từ tháng 3/2022 tới nay đã làm 18 người Israel thiệt mạng. Các chiến dịch đáp trả của Israel cũng khiến 2.500 người Palestine bị thương, 25 người thiệt mạng. Đặc biệt, làn sóng bạo loạn sau khi nhà báo Mỹ gốc Palestine Shireen Abu Akleh thiệt mạng đã chấm dứt mọi thỏa hiệp trong liên minh cầm quyền.

Hệ quả là chính phủ của ông Bennett không thể yêu cầu Knesset gia hạn các luật khẩn cấp cho phép 450.000 người Israel tiếp tục sinh sống tại các khu định cư Do thái. Kể từ năm 1967, việc gia hạn 5 năm một lần các luật khẩn cấp này đã là đồng thuận của tất cả đảng phái từ cánh tả đến cánh hữu trên chính trường Israel.

Đây chính là giọt nước tràn ly khiến chính phủ của ông Bennett phải giải tán và buộc người dân Israel một lần nữa phải đặt niềm hy vọng vào một chính phủ mới.

(07.05) Ông Benjamin Netanyahu phát biểu tại Knesset ngày 30/6. (Nguồn: Flash90)
Ông Benjamin Netanyahu phát biểu tại Knesset ngày 30/6. (Nguồn: Flash90)

Cuộc đua mới

Tuy nhiên, danh tính của chính phủ mới ra sao vẫn còn là ẩn số.

Từ giữa tháng 6, ngày khi chính phủ của ông Naftali Bennett đánh mất đa số tại Knesset, cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố ông sẽ trở lại nắm quyền.

Theo thăm dò dư luận, liên minh cánh hữu do ông Netanyahu dẫn dắt sẽ có thể giành 58 ghế tại Knesset. The Jerusalem Post cho biết nếu bầu cử diễn ra ngay thời điểm này, đảng Likud của ông Netanyahu sẽ giành được 34 ghế tại nghị viện trong khi đảng Yesh Atid của ông Lapid sẽ chỉ giành 22 ghế. Thống kê cũng cho thấy có tới 47% cử tri Israel ủng hộ ông Netanyahu trở lại cương vị Thủ tướng.

Tuy nhiên, ông Yair Lapid chắc chắn không ngồi yên. Khác với ông Netanyahu, ông không có lợi thế của phần lớn các chính trị gia Israel là xuất thân từ quân đội. Thủ tướng tạm quyền, kiến trúc sư của liên minh 8 đảng từ tháng 6/2021 và cựu Bộ trưởng Tài chính trong nội các ông Netanyahu năm 2013-2014, hiểu rõ thách thức từ chính trị gia kỳ cựu, người từng làm cấp trên của mình. Do đó, ông đã kêu gọi cử tri Israel ngăn chặn “các thế lực đen tối de dọa hủy diệt từ bên trong”.

Theo Dahlia Scheindlin, chuyên gia tại The Century Foundation có trụ sở tại Tel Aviv, ông Lapid “biết cách biến đảng của Yesh Atid của mình thành một dự án dài hạn. Cùng với cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ông Lapid là người duy nhất tại Israel hiện nay không quên rằng một đảng cần phải được xây dựng thông qua sự hiện diện trên thực địa và với một mạng lưới các thành viên tích cực”.

Tuy nhiên, dù ai chiến thắng, người đó cũng cần đáp ứng mong mỏi của cử tri về một chính phủ hiệu quả và ổn định, chấm dứt chuỗi 4 năm bầu cử liên tiếp của Israel.

Một lợi thế khác là giữa tháng 7 này, Thủ tướng tạm quyền Yair Lapid sẽ là người đón Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên thăm Israel. Mặc dù còn đó khác biệt trong vấn đề Iran, song quan hệ Mỹ-Israel vẫn được coi là trụ cột trong chính sách của cả hai nước. Đương kim Thủ tướng tạm quyền có thể tận dụng hiệu ứng truyền thông từ chuyến thăm của ông Biden, làm nền tảng cho cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Cuộc đua giữa ông Lapid và ông Netanyahu cũng vì thế càng gay cấn hơn. Tuy nhiên, dù ai chiến thắng, người đó cũng cần đáp ứng mong mỏi của cử tri về một chính phủ hiệu quả và ổn định, chấm dứt chuỗi 4 năm bầu cử liên tiếp của Israel.

Ba Lan-Israel thông báo khôi phục quan hệ, chuẩn bị bước đi đầu tiên

Ba Lan-Israel thông báo khôi phục quan hệ, chuẩn bị bước đi đầu tiên

Israel và Ba Lan nhất trí cải thiện mối quan hệ xấu đi sau khi vào năm ngoái, Warsaw thông qua đạo luật hạn chế ...

Syria bị không kích, Nga ra mặt 'mạnh mẽ lên án', Israel vẫn im lặng trước cáo buộc

Syria bị không kích, Nga ra mặt 'mạnh mẽ lên án', Israel vẫn im lặng trước cáo buộc

Bộ Ngoại giao Nga ngày 4/7 gọi các cuộc không kích nhằm vào Syria nghi do Israel tiến hành là “không thể chấp nhận” được.

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Thủ tướng Australia về vụ gỡ phim tấn công khủng bố ở Sydney.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước các cuộc không kích.
Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Ngày 27/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sẵn sàng “mở cuộc tranh luận” về vai trò của vũ khí hạt nhân trong hệ thống phòng thủ chung của châu Âu.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con tin Israel.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động