AUKUS có đáng lo ngại đối với Nga?

Ngọc Hà
TS. Andrey Kortunov* trong bài viết trên Modern Diplomacy khẳng định, quyết định thành lập thỏa thuận an ninh ba bên gồm Australia, Anh và Mỹ (AUKUS) và việc hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm của Australia sẽ có những tác động lâu dài đối với Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
AUKUS có đáng lo ngại đối với Nga?
Sự ra đời của thoả thuận AUKUS liệu có đáng lo ngại đối với Nga? (Nguồn: Min News)

Nga cũng chịu tác động bởi AUKUS

Sự ra đời của thỏa thuận an ninh ba bên gồm Australia, Anh và Mỹ (AUKUS) cùng với việc “hợp đồng thế kỷ” của Pháp nhằm chế tạo một thế hệ tàu ngầm mới chạy bằng động cơ diesel cho Australia bị phá vỡ đã nhận được những phản ứng khác nhau từ Nga.

Một số người cảm thấy "hả hê" trước xung đột nảy sinh giữa Mỹ và Pháp, trong khi một số khác bày tỏ quan ngại rằng, liên minh này sẽ nhắm đến Moscow giống như nhắm đến Bắc Kinh.

Trong khi đó, một bộ phận khác lo lắng về tác động tiềm tàng khi Mỹ quyết định chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân với một quốc gia phi hạt nhân là Australia.

Những phản ứng và quan ngại của Nga là có cơ sở, song tất cả những quan điểm này đều tập trung vào những hậu quả ngắn hạn của việc thành lập của AUKUS.

Tuy nhiên, quyết định thành lập một liên minh ba bên và việc hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm của Australia cũng sẽ có những tác động lâu dài, bao gồm những tác động đối với Nga.

Trước hết, sự ra đời của AUKUS đã khẳng định rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden và chính quyền của ông coi việc kiềm chế Trung Quốc là ưu tiên số 1 trong chính sách đối ngoại.

Việc hợp lực chống Trung Quốc rõ ràng đã gây ra mối bất hòa nghiêm trọng với Pháp, đẩy Australia vào một tình thế khỏ xử và có nguy cơ đưa ra thêm nhiều cách hiểu khác về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tiếp đến, trong bối cảnh Mỹ ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc đơn phương cạnh tranh với Trung Quốc ở lĩnh vực hàng hải, đặc biện là ở Đông Thái Bình Dương, Washington được cho là không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào những đối tác đáng tin cậy nhất.

Các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chỉ có một lợi thế so với các tàu ngầm năng lượng diesel hiện đại: phạm vi hoạt động lớn hơn.

Nếu những chiếc tàu ngầm mới này chỉ nhằm mục đích bảo vệ Australia, thì không cần phải nâng cấp thành tàu ngầm hạt nhân.

Tuy nhiên, nếu chúng được dùng để tiến hành những hoạt động mật trong vài tháng ở các vùng biển xa xôi hơn như Eo biển Đài Loan, Bán đảo Triều Tiên, biển Arab... thì tàu ngầm hoạt động bằng năng lượng hạt nhân sẽ là một lợi thế đáng kể.

Sau những rạn nứt do thoả thuận AUKUS, quan hệ đồng minh Mỹ-Pháp có thể 'gương vỡ lại lành'?

Sau những rạn nứt do thoả thuận AUKUS, quan hệ đồng minh Mỹ-Pháp có thể 'gương vỡ lại lành'?

Sau những rạn nứt do Thoả thuận An ninh ba bên Anh-Mỹ-Australia (AUKUS) mang lại, liệu quan hệ đồng minh lâu đời Mỹ-Pháp có thể ...

Lợi ích sát sườn của Nga

Đối với Nga, việc thành lập liên minh AUKUS đồng nghĩa rằng, bất kỳ hành động nào của Moscow từ nay trở đi đều được Washington xem xét trong bối cảnh cạnh tranh và đối đầu Mỹ-Trung.

Việc thành lập một cấu trúc an ninh mới được coi là sự thừa nhận gián tiếp của Washington rằng, mô hình liên minh cứng nhắc của thế kỷ XX không còn phù hợp với thế kỷ XXI. Vì vậy, AUKUS là một nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp thay thế hiện đại cho NATO.

Sự ra đời của AUKUS cho thấy việc kiểm soát những huyết mạch hàng hải sẽ tiếp tục là một ưu tiên của Mỹ.

Mỹ không có khả năng thiết lập quyền kiểm soát đáng kể đối với hành lang vận tải đường bộ ở khu vực Á-Âu, và Washington cũng không cần phải làm vậy, bởi những tuyến vận tải hàng hóa chủ chốt trên phạm vi toàn cầu trong tương lai gần sẽ là những tuyến hải vận.

Vì vậy, chính những đại dương trên thế giới, chứ không phải lục địa Á-Âu, mới là đấu trường chính giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đối với Nga - một cường quốc có sức mạnh chủ đạo trên đất liền, đây nhìn chung là một điều tốt lành, miễn là Moscow không cố dính líu vào tâm điểm của cuộc đối đầu hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ.

Trên lý thuyết, trong vài thập niên tới, các tàu ngầm của Australia có thể sẽ xuất hiện ngoài khơi đảo Sakhalin và bán đảo Kachatka của Nga, hay thậm chí bắn qua eo biển Bering vào Bắc Băng Dương, tạo ra mối đe dọa tiềm tàng mới đối với Hạm đội phương Bắc của xứ sở Bạch dương.

Tuy nhiên, có nhiều lý do để nhận định rằng, các tuyến đường hoạt động chính của hạm đội tàu ngầm này sẽ nằm xa hơn về phía Nam và sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến những lợi ích của Nga.

Tin liên quan
Thoả thuận AUKUS làm thay đổi cuộc chơi trong bàn cờ chính trị quốc tế, Nga sẽ đối phó như thế nào? Thoả thuận AUKUS làm thay đổi cuộc chơi trong bàn cờ chính trị quốc tế, Nga sẽ đối phó như thế nào?

Đáng chú ý, cùng thời điểm AUKUS được thành lập, Trung Quốc cũng đệ đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Hiệp định CPTPP, tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn được chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama coi là một phần của chiến lược kiềm chế sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.

Tuy nhiên, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi hiệp định.

Cơ hội gia nhập CPTPP của Trung Quốc rất mong manh. Thế nhưng, khi đệ đơn xin gia nhập, Bắc Kinh muốn một lần nữa chứng minh rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới muốn giới hạn cuộc cạnh tranh với Washington trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư và công nghệ.

Mặt khác, với sự ra đời của AUKUS, Mỹ và các đối tác đang tăng cường phát tín hiệu về ý định mở rộng đối đầu với Trung Quốc sang lĩnh vực công nghệ quân sự và đấu trường địa chính trị.

Trở lại lịch sử hồi tháng 5/1882, khi Đức, Áo-Hung và Italy nhất trí thành lập khối quân sự và chính trị Liên minh Ba nước, ít ai tại châu Âu lường trước được những hậu quả có thể xảy ra trong dài hạn.

Mục đích của liên minh này đơn thuần là kiềm chế Pháp, do Paris theo đuổi chủ nghĩa phục thù sau thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ giai đoạn từ năm 1870-1872.

Vào thời điểm đó, Berlin, Vienna hay Rome đều không có kế hoạch dự phòng nào với những tính toán về tác động dài hạn. Vì vậy, hơn 30 năm sau, cả châu Âu bị nhấn chìm trong cuộc chiến đẫm máu chưa từng có tiền lệ.

Ngày nay, AUKUS giống như một cấu trúc ọp ẹp, thiếu ổn định và được vội vàng lắp ráp lại với nhau.

Nhưng 20 hay 30 năm sau, tư duy logic dẫn đến việc thành lập một liên minh quân sự và chính trị mới này có thể đẩy những nước thành viên vào tình thế mà cả chính họ lẫn đối thủ đều không thể thoát ra khỏi, kèm theo đó là những hậu quả nặng nề nhất đối với những nước thành viên và phần còn lại của thế giới.

Đó là mối nguy lớn mà AUKUS có thể gây ra trong dài hạn.


*Tiến sĩ Andrey Kortunov hiện là Giám đốc Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC).

Đại sứ Mỹ: AUKUS có thể kết nạp thêm thành viên, Bộ tứ không thay thế ASEAN

Đại sứ Mỹ: AUKUS có thể kết nạp thêm thành viên, Bộ tứ không thay thế ASEAN

Ngày 7/10, truyền thông Australia đưa tin, trong cuộc họp với Asia Society, quyền Đại sứ Mỹ tại Canberra Michael Goldman đã đề cập thỏa ...

Hậu sóng gió AUKUS: Pháp ra 3 điểm lớn cho Mỹ, Tổng thống Macron hy vọng hàn gắn với Washington

Hậu sóng gió AUKUS: Pháp ra 3 điểm lớn cho Mỹ, Tổng thống Macron hy vọng hàn gắn với Washington

Ngày 5/10, Ngoại trưởng Mỹ Antonio Blinken đã thảo luận với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian về các lĩnh vực hợp tác cũng ...

(theo Modern Diplomacy)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động