Thoả thuận AUKUS làm thay đổi cuộc chơi trong bàn cờ chính trị quốc tế, Nga sẽ đối phó như thế nào?

Sơn Hà
Tác giả Alexey D Muraviev* trong bài viết trên tờ Asia Times cho rằng, Nga cần có chiến lược phù hợp nhằm thích ứng với những thay đổi trong cuộc chơi do thoả thuận AUKUS mang lại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga sẽ đối phó AUKUS như thế nào?
Các ý kiến về thỏa thuận an ninh AUKUS mới giữa Australia, Mỹ và Anh hiện vẫn nhiều chiều. Trung Quốc và Pháp đã ngay lập tức phản đối, trong khi Nhật Bản và Philippines lại ngày càng hoan nghênh. (Nguồn: Shutter Stock)

Nga, một trong số ít quốc gia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trên thế giới, tỏ ra thận trọng hơn sau khi thoả thuận an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) được thành lập.

Điện Kremlin đã hạn chế bình luận chính thức bằng một tuyên bố được cân nhắc cẩn thận với nội dung: “Trước khi hình thành quan điểm, chúng ta phải hiểu rõ những mục đích, mục tiêu của nó là gì? Những câu hỏi này cần phải được giải đáp trước. Có rất ít thông tin cho đến nay”.

Giới chức ngoại giao Nga đã cùng với những người đồng cấp Trung Quốc bày tỏ quan ngại rằng, việc Australia phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với sự giúp đỡ của Mỹ và Anh sẽ phá hoại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và “đẩy nhanh một cuộc chạy đua vũ trang” trong khu vực này.

Hai nước trên cho rằng, việc xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân cần phải được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) giám sát. Tuy nhiên, đây là một đề xuất khó có thể được Canberra chấp nhận.

“Nguyên mẫu của một NATO châu Á”

Khi biết nhiều hơn về thỏa thuận an ninh mới này, luận điệu của các quan chức Điện Kremlin bắt đầu thay đổi.

Cựu Đại sứ Australia tại Mỹ Joe Hockey mạnh dạn tuyên bố rằng, AUKUS không chỉ nhằm đối chọi với sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, mà còn cả sức mạnh của Nga.

Ngay sau đó, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đã gọi thỏa thuận này là “nguyên mẫu của một NATO châu Á”.

Ông nói thêm rằng “Mỹ sẽ cố lôi kéo các nước khác tham gia tổ chức này, chủ yếu là nhằm theo đuổi các chính sách chống Trung Quốc và chống Nga”.

Sự thay đổi luận điệu này không gây ngạc nhiên cho Australia. Từ lâu, Nga đã coi mọi sự thay đổi đối với an ninh khu vực - ví dụ như việc thành lập các liên minh mới hoặc triển khai các hệ thống vũ khí mới - là một nguy cơ quân sự cần phải đáp trả.

Do quan điểm của Moscow về AUKUS nghiêng về rủi ro chính trị và quân sự, không phải là một mối đe dọa, nên các phản ứng tức thời của Nga nhiều khả năng sẽ chỉ giới hạn ở mức biện pháp chính trị và nắm bắt cơ hội.

Có lẽ đáng chú ý nhất, Nga có thể coi thỏa thuận tàu ngầm trong AUKUS là một tiền lệ, cho phép nước này quảng bá công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho các bên quan tâm trong khu vực.

Trước đây, Nga từng từ chối chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân, vốn được coi là công nghệ tốt nhất trên thế giới, cho các nước.

Cho đến nay, Moscow chỉ mới ký kết thỏa thuận cho thuê với Ấn Độ, cho phép hải quân Ấn Độ vận hành các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân do Liên Xô và Nga sản xuất kể từ năm 1987.

Truyền thông Pháp: Thỏa thuận AUKUS củng cố chiến lược 'Nước Anh toàn cầu'

Truyền thông Pháp: Thỏa thuận AUKUS củng cố chiến lược 'Nước Anh toàn cầu'

Bài phân tích “Thỏa thuận AUKUS củng cố chiến lược ‘Nước Anh toàn cầu’ của ông Boris Johnson” trên tờ Le Monde cho rằng, việc ...

Cuộc chơi sắp thay đổi?

Về lâu dài, Nga cũng sẽ không bỏ qua điều hiển nhiên này: thỏa thuận an ninh mới liên kết hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân là Mỹ và Anh với một Australia sắp sở hữu năng lực hạt nhân.

Độ bền và phạm vi hoạt động của các tàu ngầm Australia trong tương lai có thể giúp hải quân của xứ sở kangaroo hoạt động ở phía Tây và Tây Bắc Thái Bình Dương, nơi lực lượng hải quân Nga hoạt động thường xuyên.

Nếu các hệ thống tấn công trên các tàu ngầm này đặt vùng Viễn Đông hoặc vùng Siberia của Nga vào tầm ngắm, đó sẽ là một sự thay đổi cuộc chơi đối với Moscow.

Là một siêu cường hạt nhân, Nga sẽ cần lưu ý điều này trong công tác hoạch định chiến lược.

Tin liên quan
Sau Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh'

Theo Asia Times, trong vòng 12 tháng tới, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga dự kiến sẽ tiếp nhận ít nhất ba tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Hai trong số các tàu ngầm thế hệ thứ tư này (lớp Yasen-M) có công nghệ vượt trội so với các tàu ngầm hiện đang được Trung Quốc đóng và được cho là gần như tương đương với các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.

Tàu ngầm thứ ba là tàu ngầm lớp Oscar II Belgorod có trọng tải 30.000 tấn đã được cải tiến để mang theo một số siêu ngư lôi hạt nhân có khả năng công phá các căn cứ hải quân lớn.

Đến năm 2028, theo tính toán, hải quân Nga sẽ sở hữu một lực lượng ít nhất 14 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và 6 tàu ngầm tấn công thông thường ở Thái Bình Dương.

Nếu Nga bắt đầu coi AUKUS là một mối đe dọa quân sự, thì sẽ có nhiều điều xảy ra. Địa bàn hoạt động của Nga cũng có thể được mở rộng ra Biển Đông và xa hơn nữa.

Trong kịch bản kịch tính nhất, Nga và Trung Quốc có thể thành lập một liên minh hàng hải “lỏng lẻo” để đối chọi sức mạnh quân sự tổng hợp của thỏa thuận AUKUS.

Tuy nhiên, khả năng này khó có thể trở thành một liên minh hàng hải thực sự. Dù vậy, nếu Nga và Trung Quốc dự định phối hợp các hoạt động hải quân, đó sẽ là một tin xấu đối với AUKUS.


*Tác giả Alexey D Muraviev là Phó Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược và An ninh Quốc gia thuộc Đại học Curtin, Australia.

AUKUS-nấc thang trên con đường thể chế hóa các liên minh đa phương

AUKUS-nấc thang trên con đường thể chế hóa các liên minh đa phương

Chuyên gia chính trị học và quan hệ quốc tế, GS.TS. Phạm Quang Minh (trường Đại học KHXHNV, ĐHQG Hà Nội) cho rằng thỏa thuận ...

Dự đoán về sức mạnh của tàu ngầm Australia trong tương lai

Dự đoán về sức mạnh của tàu ngầm Australia trong tương lai

Ngày 15/9 vừa qua, trong một thông báo đặc biệt, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott ...

(theo Asia Times)

Đọc thêm

Venezuela tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Paraguay

Venezuela tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Paraguay

Venezuela phản đối việc Tổng thống Paraguay Santiago Pena công khai ủng hộ ứng cử viên đối lập Edmundo Gonzalez Urrutia.
Giá cà phê hôm nay 7/1/2025: Giá cà phê thế giới sẽ 'sôi động' hơn, quỹ ETF đang chi phối các sàn, đà giảm đang chiếm ưu thế?

Giá cà phê hôm nay 7/1/2025: Giá cà phê thế giới sẽ 'sôi động' hơn, quỹ ETF đang chi phối các sàn, đà giảm đang chiếm ưu thế?

Giá cà phê hôm nay 7/1/2025: Thị trường cà phê thế giới sẽ sôi động hơn, quỹ ETF đang chi phối các sàn, đà giảm giá đang chiếm ưu thế?
Điểm tin thế giới sáng 7/1: Tỷ phú Musk chê Thủ tướng Anh 'đáng khinh', Iran lên án mạnh mẽ Mỹ, đồng AUD giảm sâu

Điểm tin thế giới sáng 7/1: Tỷ phú Musk chê Thủ tướng Anh 'đáng khinh', Iran lên án mạnh mẽ Mỹ, đồng AUD giảm sâu

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/1.
Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân Togo Robert Dusse

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân Togo Robert Dusse

Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân Togo Robert Dusse bắt đầu chuyến thăm Việt Nam, theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại ...
Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 7/1/2025: Giá vàng thế giới và trong nước ngược chiều, chờ tin từ Mỹ, quốc gia Nam Kavkaz trở thành kênh xuất khẩu chính của vàng Nga

Giá vàng hôm nay 7/1/2025: Giá vàng thế giới và trong nước ngược chiều, chờ tin từ Mỹ, quốc gia Nam Kavkaz trở thành kênh xuất khẩu chính của vàng Nga

Giá vàng hôm nay 7/1/2025, Giá vàng thế giới nhích nhẹ trong khi trong nước lao dốc. Armenia trở thành thị trường xuất khẩu chính của vàng Nga.
Venezuela tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Paraguay

Venezuela tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Paraguay

Venezuela phản đối việc Tổng thống Paraguay Santiago Pena công khai ủng hộ ứng cử viên đối lập Edmundo Gonzalez Urrutia.
Điểm tin thế giới sáng 7/1: Tỷ phú Musk chê Thủ tướng Anh 'đáng khinh', Iran lên án mạnh mẽ Mỹ, đồng AUD giảm sâu

Điểm tin thế giới sáng 7/1: Tỷ phú Musk chê Thủ tướng Anh 'đáng khinh', Iran lên án mạnh mẽ Mỹ, đồng AUD giảm sâu

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/1.
Tin thế giới 6/1: Mỹ tố Nga-Triều Tiên tính làm chuyện lớn, Trung Quốc trấn an Ấn Độ về con đập khủng, nỗi bất bình của ông Trump

Tin thế giới 6/1: Mỹ tố Nga-Triều Tiên tính làm chuyện lớn, Trung Quốc trấn an Ấn Độ về con đập khủng, nỗi bất bình của ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế trong 24h.
Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Tên lửa mà Triều Tiên phóng vào ngày 6/1 được cho là có những đặc điểm tương tự loại tên lửa siêu thanh tầm trung mà Triều Tiên đã từng phóng thử.
Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động chiếc tàu đầu tiên trong loạt tàu tấn công đổ bộ mới vào cuối năm 2026.
Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Chính phủ Venezuela thông báo đang tiến hành những bước chuẩn bị cuối cùng cho lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ ba của Tổng thống Nicolas Maduro.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phiên bản di động