Dự đoán về sức mạnh của tàu ngầm Australia trong tương lai

QUANG ĐÀO
Ngày 15/9 vừa qua, trong một thông báo đặc biệt, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison cùng nhau xuất hiện và công bố về việc thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh ba bên ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, có tên gọi là AUKUS.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Minnesota (SSN-783) thuộc lớp Virginia đang trong giai đoạn đóng tàu, ảnh chụp năm 2012. (Nguồn: Hải quân Mỹ)
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Minnesota (SSN-783) thuộc lớp Virginia đang trong giai đoạn đóng tàu, ảnh chụp năm 2012. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Với AUKUS, ba nước cam kết hợp tác với nhau tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, phối hợp phát triển tàu ngầm chạy bằng nhiên liệu hạt nhân và những công nghệ tiên tiến khác. Lãnh đạo ba nước khẳng định rằng, trong bối cảnh tình hình an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương diễn biến ngày càng phức tạp, việc AUKUS ra đời là vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo an ninh khu vực về dài hạn.

Một trong những điểm nhấn của AUKUS là việc Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Australia công nghệ để phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Với thỏa thuận này, Australia sẽ là quốc gia thứ hai, sau Anh, được Mỹ chia sẻ công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân.

Tuyên bố của chính phủ Australia công bố ngày 16/9 khẳng định: “Theo AUKUS, ba quốc gia sẽ ngay lập tức tập trung xác định con đường tối ưu để cung cấp ít nhất tám tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia”.

“Trong 18 tháng tới, Australia, Anh và Mỹ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ các yêu cầu làm nền tảng cho việc quản lý hạt nhân và chứng minh một lộ trình rõ ràng để trở thành người quản lý có trách nhiệm và đáng tin cậy đối với công nghệ nhạy cảm này”, tuyên bố cho biết thêm.

Đặc điểm ưu việt

Hải quân Mỹ hiện đang biên chế bốn loại lớp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, gồm Ohio, Los Angeles, Seawolf và Virginia. Trong đó, 14 tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường (SSBN) lớp Ohio được coi là “xương sống” của lực lượng trên biển của Mỹ.

Ngoài ra, Mỹ vẫn giữ bốn tàu mang tên lửa đạn đạo (SSGN) lớp Ohio sở hữu khả năng tấn công ưu việt và triển khai các hoạt động đặc biệt.

Ba lớp tàu ngầm tấn công còn lại của Mỹ, gồm lớp Los Angeles (40 chiếc), lớp Seawolf (3 chiếc) và lớp Virginia (19 chiếc) có nhiệm vụ tham gia và tiêu diệt các tàu của đối phương, hỗ trợ các hoạt động trên bờ và các nhóm tàu sân bay và thực hiện giám sát.

Tất cả tàu ngầm có trong biên chế hải quân Anh và Mỹ là tàu ngầm hạt nhân, không có tàu ngầm nào chạy bằng diesel - điện. Do đó, gần như chắc chắn Australia sẽ trở thành nước thứ bảy trên thế giới vận hành tàu ngầm hạt nhân.

Ngoài ra, quốc gia này có thể sẽ thuê các tàu ngầm từ Anh và Mỹ để học hỏi thêm về công nghệ cũng như kinh nghiệm sử dụng.

Hiện chưa rõ Mỹ sẽ chuyển giao loại tàu ngầm nào cho Australia, nhưng nhiều khả năng là tàu ngầm lớp Virginia. Đây là lớp tàu ngầm mới nhất của Mỹ, được chế tạo đều đặn để thay thế các tàu thuộc lớp Los Angeles.

Tàu ngầm lớp Virginia được phát triển để thay thế cho lớp Seawolf vốn đắt đỏ, trong khi vẫn có thể đối phó với những mối đe dọa từ các đối thủ của mình trong thế kỷ XXI. Tàu được trang bị một lò phản ứng hạt nhân nước áp lực 210MW, bên trong chứa uranium được làm giàu và đạt tốc độ di chuyển 25 hải lý/giờ. Lò phản ứng này không cần phải tiếp nhiên liệu trong suốt 30 năm tuổi thọ.

Tàu lớp Virginia được trang bị bốn ống phóng ngư lôi, tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa chống hạm Harpoon. Thậm chí, những bản cải tiến sau này có thể mang theo tổng cộng 66 vũ khí, cùng tối đa 40 ống phóng tên lửa.

Tàu ngầm này được tích hợp nhiều công nghệ mới và nằm trong số những tàu ngầm có khả năng tàng hình ưu việt nhất trên thế giới. Nó sở hữu những tính năng đặc biệt mà các tàu ngầm khác không có, chẳng hạn như sử dụng hệ thống điều khiển quang học - điện tử (fiber optic fly-by-wire) thay vì hệ thống điều khiển cơ học thường thấy trong các tàu ngầm được chế tạo trước đó, có thể dễ dàng qua mặt các thiết bị trinh sát thủy âm.

Ngoài ra, tàu ngầm hạt nhân còn có nhiều lợi thế hơn so với tàu ngầm động cơ diesel, bởi được thiết kế để bảo đảm hoạt động bền bỉ.

Cụ thể, lò phản ứng hạt nhân giúp cung cấp nguồn điện thường xuyên, giúp đảm bảo tàu được vận hành liên tục dưới nước. Bởi phải nổi lên mặt nước để tiếp oxy, xả khí thải và sạc pin năng lượng, các tàu ngầm thông thường không thể duy trì chế độ tàng hình khi di chuyển.

Tuy nhiên, tàu ngầm hạt nhân vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do kích thước lớn hơn tàu ngầm diesel, chúng không thể di chuyển vào vùng nước nông.

Ngoài ra, công tác bảo trì cũng khá phức tạp, do vậy, Australia buộc phải đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân trong nước, đào tạo các kỹ sư và nhà vật lý hạt nhân để tự chủ hơn.

Tranh cãi xung quanh

Khi đồng ý tham gia AUKUS với Mỹ và Anh, Australia đơn phương chấm dứt thỏa thuận hợp tác sản xuất tàu ngầm chạy bằng năng lượng diesel với Pháp trị giá hàng chục tỷ USD. Động thái “quay xe” bất ngờ của Canberra khiến Paris giận dữ.

Ngày 16/9, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tuyên bố lấy làm tiếc vì hành động của Australia và nhấn mạnh ông “thực sự tức giận và cay đắng trước quyết định này”.

Sau đó, Pháp triệu hồi đại sứ tại Mỹ và Australia về nước để tham vấn.

Australia từ lâu đã vận hành các tàu ngầm tấn công chạy diesel - điện, cụ thể là lớp Collins. Hải quân Australia trước đó lên kế hoạch mua 12 chiếc Collins từ Pháp theo một thỏa thuận trị giá hơn 40 tỷ USD. Các vấn đề phát sinh khiến hợp đồng của Pháp tăng hơn 50% chi phí, lên tới gần 70 tỷ USD và khả năng đáp ứng các yêu cầu của ngành công nghiệp Pháp đang bị đặt dấu hỏi.

Năm 2016, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, thông báo DCNS của Pháp, hiện là Tập đoàn Naval Pháp (FNG), được chọn “làm đối tác quốc tế ưu tiên để thiết kế 12 tàu ngầm tương lai”.

Khi đó, Australia ngắm đến tàu ngầm chạy diesel - điện do nước này không đủ năng lực vận hành và bảo trì tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Hiện tại, Australia nhận thức được những mối đe dọa ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đòi hỏi có những phương tiện tuần tra ở biển hiện đại. Các tàu ngầm hạt nhân có phạm vi hoạt động xa hơn, nhanh hơn và khó bị phát hiện hơn.

Thủ tướng Scott Morrison ngày 19/9 khẳng định, Australia từng lo ngại về việc các tàu ngầm đặt mua của Pháp sẽ không đáp ứng được nhu cầu chiến lược của nước này. Lý giải về sự thay đổi quyết định đột ngột khiến Pháp tức giận, ông Morrison nói rằng, ông hiểu sự thất vọng của Pháp về vấn đề này, song “lợi ích quốc gia của Australia được đặt lên trên hết”.

Trong khi đó, động thái thành lập AUKUS đã khiến quan hệ giữa các nước phương Tây phần nào bị ảnh hưởng và tạo ra một số lo ngại ở Liên minh châu Âu (EU) và NATO.

Ngày 20/9, Đại sứ Australia tại ASEAN Will Nankervis khẳng định rằng, Canberra luôn tuân thủ Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và không mong muốn sở hữu vũ khí hạt nhân. Các tàu ngầm mới được đề xuất sẽ không mang đầu đạn hạt nhân.

Hiện vẫn chưa rõ thời điểm Australia sẽ có được tàu ngầm mới. Để có thể phát triển và triển khai thành công tàu ngầm hạt nhân phải mất một thời gian dài, có thể lên đến nhiều thập niên.

Thủ tướng Morrison cho biết, có thể đến năm 2040, Australia mới có thể đưa vào biên chế các tàu ngầm mới vào hạm đội nước này. Nhiều chuyên gia quân sự đưa ra quan điểm rằng, với sự giúp đỡ của Mỹ và Anh, Australia dễ dàng đạt được nguyện vọng, thậm chí có thể sớm hơn dự kiến.

Ông James Curran, chuyên gia lịch sử quan hệ đối ngoại của Australia tại Đại học Sydney, nhận định rằng, quyết định đẩy mạnh hợp tác với Mỹ là “canh bạc chiến lược lớn nhất trong lịch sử Australia”.

Với quyết định này, Australia đang hướng đến một vị thế chủ động và quyết liệt hơn tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, Canberra sẽ cần “trấn an” các đồng minh trong khu vực và thế giới, bằng cách tiếp tục khẳng định sẽ đảm bảo an ninh và không để những cam kết với Washington và London tạo thành một cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là chạy đua vũ khí hạt nhân tại khu vực.

Vụ hủy thỏa thuận tàu ngầm: Australia phản pháo Pháp về vụ bức thư

Vụ hủy thỏa thuận tàu ngầm: Australia phản pháo Pháp về vụ bức thư

Ngày 23/9, Australia lại vướng thêm tranh cãi với Pháp về một bức thư mà Paris cho hay, Canberra gửi ngay trước khi thông báo ...

Hậu thương vụ tàu ngầm đổ bể, Australia muốn hàn gắn với Pháp

Hậu thương vụ tàu ngầm đổ bể, Australia muốn hàn gắn với Pháp

Sau khi rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm lớn khiến quan hệ hai nước trở nên căng thẳng, Australia đang có thiện chí cải thiện ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 27/11. Lịch âm 27/11/2024? Âm lịch hôm nay 27/11. Lịch vạn niên 27/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Xem tử vi 27/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Công nghiệp khí khẳng định vị thế trong nền kinh tế Việt Nam

Công nghiệp khí khẳng định vị thế trong nền kinh tế Việt Nam

Công nghiệp khí đã và tiếp tục được Đảng, Nhà nước xác định là lĩnh vực nền tảng để phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước trong giai ...
Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê tăng 'dựng đứng' ngay đầu tuần, diễn biến bất ngờ trong mùa thu hoạch, giá còn tăng?

Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê tăng 'dựng đứng' ngay đầu tuần, diễn biến bất ngờ trong mùa thu hoạch, giá còn tăng?

Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê tăng 'dựng đứng' ngay đầu tuần, diễn biến bất ngờ trong mùa thu hoạch, giá còn tăng?
Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu 'bơm căng' kho dự trữ khí đốt, vẫn lo một mùa Đông 'co ro'

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu 'bơm căng' kho dự trữ khí đốt, vẫn lo một mùa Đông 'co ro'

Nhiều nguồn tin cho rằng, khủng hoảng năng lượng mới sẽ một lần nữa 'gõ cửa' khu vực châu Âu.
Chuyến du ngoạn ẩm thực từ Italy tới Việt Nam

Chuyến du ngoạn ẩm thực từ Italy tới Việt Nam

Tuần lễ ẩm thực Italy là sự kiện thường niên diễn ra trên toàn thế giới nhằm lan toả các giá trị mang tính bản sắc của đất nước, con ...
NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO đang bắt đầu thảo luận về việc thực hiện các cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí có độ chính xác cao nếu xảy ra xung đột.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động