Bài phát biểu đậm chất Donald Trump

Bài phát biểu “vô tiền khoáng hậu” của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 19/9 là minh chứng hùng hồn của Washington trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bai phat bieu dam chat donald trump Bước tiến tích cực trong vòng 3 tái đàm phán NAFTA
bai phat bieu dam chat donald trump Mỹ tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nếu Triều Tiên thử bom H

Khác với bài diễn văn của cựu Tổng thống George W. Bush trước ĐHĐ LHQ ngày 11/10/2001 (tròn một tháng sau sự kiện ngày 11/9/2001) và của Tổng thống Barack Obama tại ĐHĐ LHQ vào ngày 23/9/2010, bài diễn văn của Tổng thống Donald Trump đã thể hiện rõ nét “chủ nghĩa quốc tế Mỹ”, và quyết tâm giải quyết các mối đe dọa tới an ninh nước Mỹ bằng mọi giá.

bai phat bieu dam chat donald trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 19/9. (Nguồn: GlobalCitizens)

Thể hiện vị thế độc tôn

Mở đầu bài diễn văn của mình, ông Trump đã dành những lời “có cánh” để nói về thành tựu mà nước Mỹ đạt được sau khi ông trúng cử Tổng thống vào tháng 11/2016, từ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán, đến tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục trong hơn 16 năm qua. Dưới sự lãnh đạo của chính quyền mới, nhiều công ty đã quay trở về sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Tuy nhiên, điều mà Tổng thống Trump muốn nhấn mạnh việc Quốc hội nước này đã thông qua ngân sách quốc phòng lên tới 700 tỷ USD, qua đó tiếp tục củng cố vị thế độc tôn và nới rộng khoảng cách về sức mạnh quân sự của Mỹ với các cường quốc khác. 

Tuy nhiên, người đứng đầu Nhà Trắng cũng khẳng định thế giới ngày nay đang phải đối phó với nhiều mối đe dọa tiềm tàng, từ chủ nghĩa khủng bố, các nước theo đường lối cực đoan, mạng lưới tội phạm quốc tế đến tấn công mạng.

Một điểm đáng lưu ý khác trong bài phát biểu của Tổng thống Trump là việc ông chỉ trích các nhà lãnh đạo của Triều Tiên, Iran và Venezuela và coi những quốc gia này là những thách thức lớn mà thế giới phải đối phó. 

Ông Trump còn tuyên bố sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự nếu Bình Nhưỡng có các hành động leo thang để bảo vệ nước Mỹ và đồng minh, bởi “Mỹ có sức mạnh và kiên nhẫn, nhưng nếu buộc phải tự vệ hoặc bảo vệ đồng minh, chúng ta sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên”.

Kêu gọi tập hợp lực lượng

Để đối phó với những khó khăn này, ông Trump hoàn toàn không ngần ngại kêu gọi các nước tham gia vào sứ mệnh gìn giữ hòa bình toàn cầu: “Chúng ta phải bảo vệ dân tộc, lợi ích và tương lai của chúng ta. Chúng ta loại bỏ các mối đe dọa về chủ quyền. Chúng ta phải giữ vững việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng các đường biên giới, tôn trọng văn hóa và cho phép sự can dự hòa bình”.

Ông Trump cũng được cho là đã đề cao vai trò của LHQ trong việc bảo đảm an ninh, hòa bình và phát triển của các quốc gia thành viên. Dẫu vậy, sự thành công của LHQ phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh độc lập của các nước thành viên và một trong những thành viên quan trọng đó chính là Mỹ. Ông Trump cho rằng: “Để vượt qua mối nguy hiểm của hiện tại và đảm bảo tương lai cho thế giới, chúng ta cần bắt đầu từ những kinh nghiệm của quá khứ. Sự thành công của chúng ta phụ thuộc vào liên minh các quốc gia độc lập và hùng mạnh, tôn trọng chủ quyền, thúc đẩy an ninh, thịnh vượng và hòa bình cho các nước thành viên nói riêng và thế giới nói chung”.

Tuy nhiên, ông Trump cũng nhấn mạnh rằng những quốc gia này không nhất thiết phải chia sẻ những văn hóa, truyền thống và hệ thống chính trị chung, nhưng họ cần tôn trọng những nghĩa vụ về chủ quyền cốt lõi và tôn trọng lợi ích nhân dân mình và quyền của mọi quốc gia có chủ quyền khác.

Mặc dù chỉ đề cập chung như vậy, nhưng có thể thấy rằng phát biểu của Tổng thống Trump nhắm vào một số quốc gia đang sử dụng sức mạnh của mình để xâm phạm lợi ích của các nước nhỏ và phớt lờ các quy định của luật pháp quốc tế. Không phải ngẫu nhiên mà trong diễn văn của ông Trump, cụm từ “chủ quyền” và “có chủ quyền” đã được Ông sử dụng tới 20 lần. Điều này cho thấy Mỹ rất quan tâm tới thách thức đến từ các quốc gia mới nổi.

Tương lai đầy bất ổn

Nhìn một cách tổng quát, diễn văn của ông Trump tại LHQ có đề cập tới hàng loạt thách thức an ninh hiện nay mà thế giới đang phải đối mặt. Tuy nhiên, trên thực tế, nó lại tập trung phản ánh về các vấn đề mà Mỹ đặc biệt quan tâm và liên quan trực tiếp tới lợi ích của Washington, từ vấn đề khủng bố, hạt nhân cho tới sự hành xử của các “quốc gia thô bạo”.

Khác với những người tiền nhiệm, Tổng thống Donald Trump không ngần ngại khi sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ nhất để lên án các chế độ ông cho là “độc tài”, mà cụ thể ở đây là Triều Tiên, Iran và Venezuela. Quan trọng hơn, một khi đã bị "chỉ mặt" và theo tiền lệ trong quá khứ, ba quốc gia này nhiều khả năng sẽ chịu “cơn thịnh nộ” của Mỹ, như cách mà Washington từng xóa bỏ thể chế chính trị tại Iraq và Libya. Điều này sẽ đẩy quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia này trở nên căng thẳng, thậm chí không loại trừ việc chính quyền Donald Trump sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để buộc các nước này phải thay đổi.

Thế nhưng, điều đáng chú ý, bài phát biểu của Tổng thống Trump chỉ nhắc tới Trung Quốc duy nhất một lần, khi đề cập tới vai trò của nước này trong việc ủng hộ lệnh trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, không khó để nhận ra rằng, giọng điệu của ông Trump đang “hướng” về phía Trung Quốc. Theo đó, Mỹ muốn ngay cả các siêu cường quốc, trong đó có Trung Quốc, phải tôn trọng chủ quyền của các nước dựa trên luật pháp và các định ước quốc tế. Washington cũng kiên quyết xóa bỏ những mối đe dọa về lãnh thổ và buộc các quốc gia phải tôn trọng các đường biên giới và chỉ được can thiệp bằng con đường ngoại giao thay vì vũ lực.

Một thông điệp nữa trong bài phát biểu "vô tiền khoáng hậu" tại diễn đàn lớn nhất LHQ của ông Trump là vấn đề Triều Tiên. Trong diễn văn, người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố thực sự thấy “phẫn nộ” khi một số nước "không chỉ giao thương mà còn hỗ trợ, cung cấp tài chính cho Triều Tiên, quốc gia đang đe dọa an ninh thế giới với chương trình vũ khí hạt nhân". Không khó để nhận ra rằng ông Trump muốn ám chỉ nước nào. Tuy nhiên, khó có thể biết được động thái “vừa đấm, vừa xoa” của vị cựu tỷ phú Mỹ này sẽ mang lại những biến chuyển gì trong việc giải quyết vấn đề đang nóng như chảo lửa ở bán đảo Triều Tiên thời gian tới.

Ở một khía cạnh khác, có thể thấy rằng phát biểu lần đầu tiên của Tổng thống Trump tại ĐHĐ LHQ cũng là một bài diễn thuyết kêu gọi tập hợp lực lượng. Theo đó bên cạnh các đồng minh truyền thống, thì các quốc gia khác cũng cần phải đoàn kết để vượt qua những khó khăn mang tính toàn cầu và đang hiện hữu rất rõ nét hiện nay. Không những thế, khi gần kết thúc bài phát biểu, ông Trump còn hùng hồn tuyên bố: “Chúng ta sẽ chiến đấu cạnh nhau, hy sinh cùng nhau và sát cánh bên nhau vì hòa bình, tự do, công bằng, vì gia đình, nhân loại và vì Thiên chúa toàn năng đã ban cho chúng ta tất cả”. 

Có thể nói, nếu như bài diễn văn này chủ ý đưa ra quan điểm về chính sách đối ngoại của Mỹ về các điểm nóng và thách thức hiện nay, thì đây hẳn là những dự báo tương lai không hề sáng sủa của tình hình thế giới. Nước Mỹ dười thời Tổng thống Donald Trump vẫn sẽ tiếp tục tận dụng vị thế vượt trội của mình để tác động vào luật chơi của thế giới nhằm tạo ra các thay đổi vì mục tiêu "Nước Mỹ trên hết" như khẩu hiệu ông đưa ra từ lúc tranh cử. Nhưng để thực hiện được mục tiêu này, quan hệ của Washington với các nước mà ông Trump liệt vào danh sách “thô bạo” nhiều khả năng sẽ chuyển biến hết sức phức tạp. Mà “thùng thuốc súng” có thể phát nổ đầu tiên đó chính là Bình Nhưỡng.

bai phat bieu dam chat donald trump Uy tín của Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng mạnh

Ngày 21/9, Hãng CNN công bố kết quả thăm dò dư luận do hãng SSRS tiến hành cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Mỹ ...

bai phat bieu dam chat donald trump Mỹ để ngỏ giải pháp quân sự với Triều Tiên

Ngày 18/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã nói bóng gió về sự tồn tại các giải pháp quân sự đối với Triều ...

bai phat bieu dam chat donald trump Nga không ủng hộ đề xuất của Mỹ cải tổ LHQ

Ngày 18/9, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề quốc tế thuộc Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga, ông Leonid Slutsky tuyên bố sẽ ...

TS. Phạm Cao Cường

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và Halal

Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và Halal

Đoàn Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã có buổi làm việc với Công ty Năng lượng tái tạo TNB Renewables Sdn Bhd, Malaysia.
Giá xăng dầu hôm nay 23/11: 'Bỏ túi' thêm khoảng 1%, cao nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: 'Bỏ túi' thêm khoảng 1%, cao nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11, giá dầu 'bỏ túi' thêm khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong 2 tuần.
Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ tại Hà Nội

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ tại Hà Nội

Tối 22/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ.
Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06

Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06

Đề án 06 là đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai ...
Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Bình Nhưỡng lên án Mỹ tiến hành các cuộc tập trận chung và triển khai khí tài tại Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo có thể leo thang thành chiến ...
Xe điện hạng sang Volvo ES90 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025,  giá dự kiến từ 2 tỷ đồng

Xe điện hạng sang Volvo ES90 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025, giá dự kiến từ 2 tỷ đồng

Hãng xe Thụy Điển vừa chốt lịch ra mắt của mẫu sedan thuần điện hạng sang Volvo ES90 vào đầu năm 2025 với mức giá quy đổi dự kiến từ ...
Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Bình Nhưỡng lên án Mỹ tiến hành các cuộc tập trận chung và triển khai khí tài tại Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo có thể leo thang thành chiến tranh.
Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Trong học thuyết hạt nhân mới của Nga, ngưỡng sử dụng các loại vũ khí như vậy đã được hạ xuống, có tính đến những rủi ro phát sinh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử các vị trí Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị, Giám đốc CDC và Bộ trưởng Lao động.
Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran trưng bày một số thiết bị bay không người lái quân sự cũng như thiết bị phòng thủ trong cuộc tập trận.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động