Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng từ góc nhìn thông tin đối ngoại tại các Cơ quan đại diện

Trần Thị Hương
Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha
Vai trò của thông tin đối ngoại đã được Đảng và Nhà nước xác định rõ là một bộ phận rất quan trọng trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng ta; là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng từ góc nhìn thông tin đối ngoại tại các Cơ quan đại diện
Công tác thông tin đối ngoại đã góp phần rất quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch.

Quá trình toàn cầu hoá đang tạo ra các dòng thông tin xuyên quốc gia mà không cần để ý xem các nguồn phát có mục tiêu “đối ngoại” hay không.[1] Truyền thông quốc tế dần trở thành một “sân chơi” chung, nơi chủ thể có thể là bất cứ ai, từ cá nhân, cộng đồng, công ty, tổ chức đến quốc gia. Truyền thông quốc tế, đặc biệt là mạng xã hội đã tạo nên một không gian ảo, nơi mà dư luận trong nước cũng như quốc tế có thể tạo nên một sức mạnh to lớn để lan truyền các tư tưởng thù địch hoặc để lôi kéo các cán bộ tham gia các tổ chức phản động, ảnh hưởng đến đạo đức chính trị, tư tưởng và uy tín của đất nước.

Hiện nay, với chỉ một chiếc điện thoại thông minh, mỗi người đều có thể trở thành một “nhà báo” điều này khiến cho vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch gặp không ít khó khăn, thách thức.

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ bối cảnh mới của công tác thông tin đối ngoại trong việc bảo vệ các giá trị tư tưởng, đạo đức chính trị của Đảng cũng như công tác nhận diện, ngăn ngừa, chống lại các quan điểm ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, các hoạt động nhằm kích động đồng bào để chống phá Đảng và Nhà nước, đồng thời phân tích vai trò của công tác thông tin đối ngoại trong bối cảnh mới đó, cũng như nhìn nhận lại thành công và hạn chế của công tác thông tin đối ngoại trong vòng 10 năm qua, cuối cùng bài viết sẽ đưa ra một số khuyến nghị cho công tác thông tin đối ngoại nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong thời gian tới.

Bối cảnh truyền thông quốc tế mới của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Trước dịch bệnh Covid-19 và đặc biệt là trước khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra thế giới được nhìn nhận sẽ trở nên phụ thuộc vào nhau hơn và hội nhập sâu hơn, các liên kết kinh tế sẽ ngày càng mang tính toàn cầu, mặc dù vẫn còn xung đột nhưng khó có thể trở thành một cuộc chiến lớn, xu thế hợp tác sẽ là xu thế chủ đạo mặc dù ngày càng cạnh tranh, đối đầu khốc liệt hơn. Một số nước lớn tăng cường sử dụng chính trị cường quyền, cạnh tranh quyền lực nhiều mặt (chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, truyền thông đối ngoại...).

Họ có thể sử dụng đồng thời các biện pháp song phương, đa phương và đơn phương với mục đích riêng, nhằm làm giảm tầm quan trọng của các thể chế đa phương và vai trò của các nước vừa và nhỏ. Hệ quả là những nước vừa và nhỏ ngày càng bị động trước sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn và các tổ chức, cơ chế đa phương có thể ngày càng bị chia rẽ và giảm vai trò trước chính trị cường quyền.

Nhưng khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra và sau đó là cuộc xung đột Nga-Ukraine cho đến nay vẫn chưa có hồi kết, mọi giao lưu, kết nối, thương mại đều đứt đoạn và ngừng trệ. Thế giới từ một thời kỳ đỉnh cao của quá trình toàn cầu hóa và siêu phẳng, trở thành các khu vực cách ly và phong tỏa trong đại dịch Covid hoặc trở nên chia rẽ, cô lập trong thời kỳ xung đột Nga-Ukraine.

Mọi thứ nhận định trước đó đều phải thay đổi vì đại dịch Covid-19 đã tạo nên những tiền lệ chưa từng có trong quan hệ quốc tế và vì xung đột Nga-Ukraine cho thấy một cuộc chiến mới hoàn toàn có thể xảy ra trong bối cảnh toàn cầu hóa, đối đầu giữa các nước lớn thông qua một cuộc xung đột hoàn toàn không thể tránh khỏi. Điều đáng chú ý ở đây là, trong khi mọi thứ có thể bị ngưng lại, bị chậm lại (trong thời kỳ Covid-19) hoặc thậm chí bị bao vây, cấm vận mang tính liên minh khu vực và toàn cầu (thời kỳ xung đột Nga-Ukraina), nhưng thông tin toàn cầu là thứ duy nhất không ngừng “tuôn chảy”, kết nối các quốc gia và khu vực trên thế giới lại với nhau.

Bối cảnh chính trị thế giới mới trong và sau Covid-19 sẽ đòi hỏi việc thiết lập lại một mô hình quản trị toàn cầu kiểu mới. Thế giới đã đến thời điểm của sự kết thúc trật tự Westphalia trong đó vai trò và chủ quyền của các quốc gia với tư cách là những chủ thể chính thống của hệ thống quốc tế đang bị mai một.

Sự trỗi dậy của các chủ thể phi nhà nước như các tổ chức, tập đoàn, cá nhân trong không gian thực và không gian ảo đang tác động mạnh đến vai trò truyền thông của nhà nước. Trong suốt một thập kỷ qua, các “ông lớn” truyền thông và bán lẻ hàng đầu như Google, Face book, Apple và Amazon nổi lên với tên gọi “tứ đại quyền lực”[2] xác lập một chuỗi cung ứng toàn cầu phi nhà nước kiểu mới, giờ đây càng có trở nên mạnh mẽ hơn, chi phối tới quan hệ của nhiều quốc gia.

Trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, với sự phát triển như vũ bão cũng như tốc độ phủ sóng tin tức toàn cầu, các kênh tin tức truyền hình 24/7, mạng xã hội và những ứng dụng truyền thông mới đã được coi như một quyền lực mới trong nền chính trị quốc tế, tác động tới mọi khía cạnh của quan hệ quốc tế trong đó có hoạt động ngoại giao. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton từng gọi “sự nổi lên của Internet như chìa khóa của hệ sinh thái thông tin ngày nay”[3], nó đã thay đổi cách xử lý thông tin và tạo thành công luận toàn cầu trong nhiều vấn đề phức tạp (có thể làm đơn giản hóa hoặc phức tạp thêm khi truyền truyền thông can thiệp vào những vấn đề quốc tế). Tính năng kết nối cho phép mỗi công chúng có thể trở thành một thành viên, một nút thắt trong mạng lưới các mối quan hệ quốc tế trên mạng.

Có những cá nhân đã hình thành được những cộng đồng lên tới hàng triệu cá nhân với tính năng kết nối và chia sẻ của mạng xã hội. Các cộng đồng này không chỉ có vai trò trong thế giới ảo của mạng xã hội mà quá trình thảo luận, trao đổi có thể dẫn tới thay đổi hành động và tạo ra các hiệu ứng thật đối với sân khấu chính trị ngoài đời. Với số lượng thành viên không hạn chế và càng ngày càng đông, mạng xã hội cho phép cập nhật các thông tin mọi lúc, mọi nơi theo tốc độ tính bằng giây. Đây là một lợi thế mà không một loại hình truyền thông đại chúng nào hiện nay có thể thực hiện được. Trên mạng xã hội, mỗi thành viên có thể là một “nhà báo công dân”.

Sau đại dịch Covid-19, sức mạnh của truyền thông quốc tế - “quyền lực thứ tư” càng trở nên mạnh mẽ. Chưa bao giờ thế giới chứng kiến tác động của truyền thông lên mọi mặt đời sống chính trị thế giới đa chiều, sâu rộng đến như vậy. Trong phạm vi của thông tin đối ngoại, truyền thông đem các sự kiện của quốc gia và thế giới lên các diễn đàn trên mạng xã hội để mổ xẻ, phân tích, bình luận và đánh giá.

Đây là một môi trường thuận lợi cho các thế lực thù địch vào để kích động, xuyên tạc, bóp méo sự thật và truyền bá các tư tưởng phản động. Truyền thông cũng tác động mạnh mẽ đến các công dân đang thực hiện các nhiệm vụ quốc gia bằng cách định hình nhận thức của họ với các tin bài quốc tế có lợi cho chính phủ của họ dẫn đến hậu quả làm cho các công dân này bị lung lay về mặt tư tưởng, rơi vào tình trạng thiếu niềm tin với chính phủ của mình, thậm chí có thể hoàn toàn bị “tẩy não” và “quay lưng” lại với chính tổ quốc mình. Không phủ nhận rằng yếu tố tương tác trực tiếp của mạng xã hội là yếu tố khiến cho tính chất dân chủ của không gian mạng xã hội được thực hiện rõ hơn nhưng chính yếu tố này cũng gây ra những hệ lụy khó lường của tin tức giả, sự công kích cá nhân, của việc lộ bí mật…

Đã đến lúc cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng mức các tác động của truyền thông quốc tế đến việc xây đắp niềm tin đối với nền tảng tư tưởng của Đảng cũng như từ trong nhận thức đến hành động để đấu tranh chống lại các quan điểm lệch lạc, sai trái thù địch.

Vai trò của thông tin đối ngoại (TTĐN) trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Vai trò của thông tin đối ngoại đã được Đảng và Nhà nước ta xác định rõ “là một bộ phận rất quan trọng trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng ta; là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài[4]”. Trong mục tiêu được đề ra của TTĐN thời kỳ đầu, sau khi Liên Xô sụp đổ, Đảng và nhà nước ta nêu rõ sứ mệnh của TTĐN Việt Nam đó là chống lại những dư luận tiêu cực, cản trở con đường xây dựng. Sau đó, ngày 10/9/2008, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 26-CT/TW về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác TTĐN trong tình hình mới”, theo đó, Đảng và Nhà nước ta một lần nữa nhắc lại một trong những vai trò quan trọng của TTĐN là cung cấp thông tin đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch.

Như vậy, thông tin, truyền thông đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác tư tưởng-văn hóa, giáo dục nhận thức, đấu tranh dư luận, đồng thời là bộ phận cấu thành hoạt động đối ngoại của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Thông tin đối ngoại còn giúp nâng cao nhận thức người dân nước ta, góp phần đấu tranh dư luận, làm cho thế giới hiểu đúng, ủng hộ Việt Nam; bảo vệ chính sách nước ta, vạch trần sự sai trái, thù địch của những quốc gia, chính giới phản động.

Với cách tiếp cận như trên, có thể rút ra các vai trò của công tác TTĐN trong việc bảo vệ các giá trị tư tưởng của Đảng và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch như sau:

Một là, công tác TTĐN là một bộ phận rất quan trọng trong công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng của Đảng và là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; thực hiện công tác TTĐN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; phát huy tinh thần chủ động, sang tạo, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong hoạt động thông tin đối ngoại nhằm bảo vệ các hệ tư tưởng của Đảng cũng như phản bác các quan điểm sai trái, mang tính thù địch, phản động

Hai là, TTĐN có vai trò bám sát, phục vụ triển khai các chính sách phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại của đất nước nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ trước các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Thành công và hạn chế của công tác thông tin đối ngoại trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch 10 năm qua (2012-2022)

Thành công

Trong 10 năm qua (từ 2012 đến 2022), công tác TTĐN đã góp phần rất quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch. Cần chú ý rằng, công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và công tác bảo vệ các tư tưởng của Đảng là hai công tác luôn song hành với nhau.

Thông qua quá trình đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, mỗi cán bộ sẽ có dịp hiểu rõ hơn các nền tảng tư tưởng của Đảng và càng củng cố niềm tin vững chắc vào con đường mà Đảng và Nhà nước đã lựa chọn. Sau đây là một số thành công đã đạt được của công tác TTĐN trong khoảng 10 năm qua:

Công tác TTĐN đã góp phần nhận dạng và làm rõ các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam trong thời gian gần đây

Hiện nay, công tác TTĐN đã giúp làm rõ các thủ đoạn và phương thức chủ yếu của các thế lực xấu thường dùng để chống phá Việt Nam là:

(1) Chúng thường sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, sách báo, tạp chí từ nước ngoài tuyên truyền, xuyên tạc, tung tin bịa đặt, bóp méo sự thật làm xói mòn niềm tin của nhân dân ta đối với chế độ. Có thế lực trong quan hệ ngoại giao, báo chí chính thống thì nói một đường nhưng ngầm chỉ đạo các báo chí địa phương, báo lá cải… của họ để vu cáo, nói xấu, thậm chí gây căng thẳng các điểm nóng thuộc chủ quyền của ta, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, dùng chính sách mập mờ thiếu minh bạch để gây khó xử cho các nước nhỏ như Việt Nam.

(2) Kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc để gây sức ép chính trị, hình thành xu hướng ly khai, đối lập nhân dân với hệ thống chính quyền nhà nước.

(3) Ra sức tạo dựng và thúc đẩy những nhân tố phản động, chống đối từ bên trong là chính, gắn kết với các lực lượng chống đối từ bên ngoài, hòng làm cho đất nước ta lâm vào khủng hoảng toàn diện, từng bước chuyển hóa chế độc chính trị theo quỹ đạo do nước ngoài chi phối.

(4) Sử dụng văn hóa đồi trụy, phản động để đầu độc quần chúng và thế hệ thanh niên nước ta, để thế hệ trẻ chông chênh, không có lý tưởng, giảm sút tinh thần yêu nước.

(5) Một thủ đoạn cực kỳ nguy hiểm của các thế lực phản động là âm mưu làm cho xã hội ta tự thay đổi, diễn biến theo ý đồ của nước ngoài.

Công tác TTĐN góp phần đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, áp đặt, vu khống về vi phạm dân chủ, nhân quyền, tôn giáo ở Việt Nam

Các bộ ngành làm công tác TTĐN đã luôn kịp thời đưa ra thông tin và nhận định về tình hình tự do tôn giáo, bình đẳng dân tộc, tôn trọng nhân quyền, mở rộng dân chủ ở nước ta, nhất là xử lý các vụ việc nhạy cảm, đồng thời phát hiện và ngăn chặn những thông tin phản động xấu, độc từ nước ngoài chuyển vào nước ta qua mạng internet, sóng phát thanh, các ấn phẩm.

Trong nhiều sự kiện, công tác TTĐN đã góp phần rất lớn bày tỏ lập trường, bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch ở nước ngoài, cung cấp nhanh nhất, chính xác nhất lập trường quan điểm của ta cho các đối tượng, góp phần giảm tác dụng của một số cơ quan báo chí nước ngoài cố ý bóp méo hoặc trích dẫn không đầy đủ về lập trường, quan điểm của ta. Các cơ quan đại diện góp phần tổ chức tốt đấu tranh dư luận, giúp cho các địa phương, các báo, đài nước sở tại có phương hướng xử lý và thông tin.

Tính chiến đấu trong hoạt động TTĐN ngày một nâng cao: các lực lượng TTĐN nước ta đã tập trung, góp phần làm rõ và đấu tranh với mọi âm mưu của thế lực thù địch tác động vào văn hóa, tư tưởng của nhân dân, kể cả việc "dùng bọn người vượt biên trái phép di cư sang nước ngoài; đả kích, tìm cách chống đối, cô lập Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, kích động các phần tử phản động đội lốt tôn giáo, dân tộc vu cáo chế độ; lấn lướt, tranh chấp chủ quyền biển đảo với Việt Nam trái với luật pháp quốc tế; dùng các công cụ truyền thống (gián điệp, hối lộ mua chuộc…) kết hợp với các công cụ mới (công nghệ thông tin, tài chính, do thám hiện đại vũ trụ, dưới đại dương…) để tấn công Việt Nam"[5].

Công tác TTĐN đã thực hiện tốt các quy định của Ban Chỉ đạo TTĐN về phối hợp xử lý thông tin, kịp thời đưa ra các biện pháp vô hiệu hóa ý đồ của địch. Xử lý các vấn đề nhạy cảm trong đấu tranh dư luận, xác định được trọng tâm là đấu tranh với những âm mưu, ý đồ chống phá nước ta, nhất là vấn đề “dân chủ - nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc”, “tự do báo chí cực đoan.

Công tác TTĐN đã thực hiện tốt chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh nhân quyền bao gồm: Nâng cao năng lực lý luận của ta, đấu tranh với các luận điệu xấu cần có lập luận chặt chẽ, sắc bén, có hệ thống và tính thuyết phục hơn; Các phương tiện truyền thông đẩy mạnh truyền thông, quảng bá, phát huy nội dung Sách trắng nhân quyền khi công bố; Chủ động, nhạy bén trong đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc, chống phá ta của các thế lực cơ hội, thù địch, nhất là các luận điệu tác động đến đường lối, nhân sự Đại hội XI của Đảng ta.

Công tác TTĐN đã có chuyển biến lớn, góp phần nâng cao khả năng ứng đáp trong đấu tranh dư luận, chống “diễn biến hòa bình”. Mặc dù các nước lớn thời gian qua ra sức vận động, lôi kéo Việt Nam tham gia các tập hợp lực lượng mới, chúng ta đã khẳng định được đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, xử lý tương đối cân bằng quan hệ với các nước lớn…

Công tác TTĐN cũng góp phần nâng cao bản lĩnh, tư tưởng của Đảng như: kịp thời uốn nắn những hiểu biết sai lệch của nước ngoài (kể cả cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài) về tình hình và chính sách của ta; đấu tranh bác bỏ sự xuyên tạc của các thế lực xấu, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia. Đấu tranh dư luận, truyền thông đối ngoại là nhiệm vụ của mọi ngành, mọi cấp, lãnh đạo các cấp cần chủ động tham gia thông tin cho các đối tác nước ngoài, báo chí đối ngoại có vai trò quan trọng giới thiệu hình ảnh chân thực và tươi đẹp của Việt Nam ra thế giới.

Tóm lại, công tác TTĐN trong 10 năm qua với hình thức sáng tạo, đa dạng, nội dung phong phú đã góp phần đấu tranh, phản bác những thông tin, luận điệu sai trái về tình hình Việt Nam; nắm và dự báo các tình huống có thể bị lợi dụng, xuyên tạc, từ đó tham mưu chỉ đạo các cơ quan liên quan chủ động cung cấp các lập luận, lí lẽ đấu tranh phản bác thuyết phục, khoa học, tuyên truyền, khẳng định những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền con người, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thúc đẩy giao lưu, hợp tác quốc tế về tôn giáo; phát huy tối đa tiếng nói khách quan của phóng viên, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam cũng như vai trò của cộng đồng người Việt ở nước ngoài nhằm xây dựng kênh thông tin đa chiều, có tính thuyết phục cao, góp phần đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về Việt Nam.

Điểm nổi bật là, trong những năm gần đây, công tác TTĐN đã góp phần tăng cường công tác theo dõi, tổng hợp ý kiến đánh giá, nhận định của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, giới học giả, chuyên gia, báo chí nước ngoài về Việt Nam, nhất là đối với các vấn đề, sự kiện quan trọng, đột xuất, nhạy cảm. Từ đó, tham mưu với Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo triển khai các giải pháp, đối sách ứng xử phù hợp, kết hợp thông tin tuyên truyền với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, các hành vi lợi dụng xuyên tạc về các sự kiện chính trị, đối ngoại, văn hóa của đất nước[6]...

Hạn chế

Công tác TTĐN trong đấu tranh dư luận, chống mưu toan tác động bằng văn hóa, tư tưởng của các thế lực xấu thời gian qua còn một số hạn chế như sau:

Một là, nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của công tác TTĐN chưa thật sự có sự chuyển biến phù hộ với diễn biến tình hình hiện nay và sắp tới, có đơn vị chưa có sự đầu tư, quan tâm thích đáng cho công tác này.

Hai là, nhận thức của một bộ phận cấp ủy, cán bộ quản lý chưa đầy đủ, chưa xác định được đúng tầm quan trọng của việc triển khai thường xuyên, liên tục các nội dung công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và biên giới trên đất liền. Việt Nam vẫn còn thiếu những cán bộ vừa sắc sảo về chính trị, tinh thông nghiệp vụ và giỏi ngoại ngữ, có tầm nhìn quốc tế, viễn kiến sâu rộng để đánh giá nhanh, chính xác tình hình và có quyết sách đúng đắn, đưa tin kịp thời, chính xác, có hiệu quả cao trong đấu tranh dư luận, phản bác các luận điệu sai trái, chống phá của địch và thế lực xấu.

Ba là, nội dung, phương thức tuyên truyền chưa đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm đối tượng, địa bàn. Chưa khai thác hiệu quả lợi thế của công nghệ thông tin, phương thức truyền thông mới trên internet, mạng xã hội.

Công tác TTĐN chưa được đầu tư đúng mức và thực hiện thường xuyên với các hình thức và nội dung thích hợp, nhất là những vấn đề nhạy cảm mà dư luận bên ngoài quan tâm như vấn đề biên giới quốc gia, dân tộc, dân chủ, nhân quyền, chống tham nhũng, vì vậy dẫn đến việc nhiều người nước ngoài và kể cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài chưa có đủ thông tin khách quan, trung thực, bị chi phối bởi thông tin xấu, bị các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền những quan điểm sai trái, không có lợi cho ta trong đấu tranh dư luận, dễ dàng rơi vào thế bị động, chạy theo sự việc.

Bốn là, về lý luận, những lập luận trong đấu tranh dư luận còn chung chung, chưa sắc bén, chưa chặt chẽ, tính thuyết phục chưa cao, có những vấn đề mới đòi hỏi tư duy mới nhưng vẫn dùng lập luận cũ không còn phù hợp… Đấu tranh dư luận còn chậm, bị động vì thông tin, nội dung chưa sắc bén. Công tác xử lý các vấn đề đột xuất, phức tạp, nhạy cảm có lúc còn bị động.

Năm là, về phối hợp thực hiện, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hữu quan, vì vậy làm hạn chế tính chủ động, nhanh nhạy trong đấu tranh chống lại các luận điệu vu cáo, chống phá ta của các thế lực thù địch.

Trong công tác đấu tranh dư luận, sự phối hợp thông tin đối nội và TTĐN chưa nhịp nhàng: dư luận và các hãng tin nước ngoài vẫn thường lấy thông tin qua các báo tiếng Việt của ta, trong đó có rất nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực, tội phạm... được họ trích dẫn bóp méo, hoặc do một số bài báo phản ánh sai lệch bị họ lợi dụng, làm cho đấu tranh chính diện của ta đôi lúc gặp khó khăn.

Việc đối phó và xử lý các hoạt động thông tin, xuất bản, phát hành không hợp pháp hoặc thiếu thiện chí của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam tuy đã được làm thường xuyên nhưng vẫn còn lúng túng, bức tường lửa ngăn các thông tin xấu, độc trên mạng internet chưa thật hiệu quả.

Dự báo xu thế thế giới và một số khuyến nghị

Đại dịch Covid-19 chưa thực sự lui thì xung đột Nga-Ukraine diễn ra khiến cho tình hình thế giới trở nên ngày càng khó lường. Hai sự kiện trên đã dấy lên một cuộc tranh luận toàn cầu về tương lai của chính trị thế giới cũng như mô hình quan hệ quốc tế trong thời gian tới.

Một số học giả vẫn lạc quan tin rằng, dù thế giới có nhiều tình hình biến động nhưng đa số các khu vực, các nước chủ yếu đều mong muốn duy trì sự ổn định, hòa bình để giao lưu, hợp tác nhằm phát triển mọi mặt kinh tế, văn hóa-xã hội đem lại thịnh vượng chung, phát huy các lợi thế của mỗi nước, xử lý tốt các vấn đề nảy sinh liên quan an ninh phi truyền thống, thiên tai, môi trường biến đổi...

Mặt khác, một số học giả lại cho rằng căng thẳng giữa các nước, nhất là các nước lớn và các nước có tranh chấp lãnh thổ (kể cả trên đất liền, biển đảo), tranh chấp tài nguyên và điểm nóng có xu hướng gia tăng. Điều đáng chú ý là, nếu như trước đại dịch, xung đột ở các quốc gia hoặc khu vực có thể dự đoán và thường xảy ra theo các sự kiện nhỏ lẻ thì hiện nay xung đột xảy ra không thể lường trước, thậm chí các nhà lãnh đạo thế giới khó đoán định được mục đích thực sự của những người tham gia cũng như kịch bản kết thúc xung đột.

Hiện tượng chi tiêu quân sự sẽ tăng lên ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới. Những quốc gia có tiềm lực và điều kiện đều đầu tư trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại có tầm xa, độ sát thương và độ chính xác ngày càng cao; khả năng xảy ra sự cố, va chạm cũng tăng lên.

Trong bối cảnh trên, công tác TTĐN nhằm bảo vệc tư tưởng Đảng và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái thù địch có thể xem xét một số khuyến nghị từ góc độ truyền thông quốc tế như sau:

Một là, chủ động cung cấp thông tin, làm tốt công tác đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin nhanh nhạy giữa các cơ quan, giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại, coi trọng thông tin những vấn đề trong nước có nhu cầu, đồng thời đẩy mạnh thông tin về hình ảnh đất nước phù hợp địa bàn, đối tượng; nội dung thông tin nhấn mạnh những thành tựu về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo; về hình thức thông tin, coi trọng thông tin thường xuyên, thông tin mạng (những nội dung phù hợp), chú trọng công tác phát ngôn, thông tin đột xuất, thông tin chiều sâu.

Hai là, có chương trình chiến lược về thông tin đối ngoại trên mạng internet, mạng xã hội, các phương tiện truyền thông mới. Phương tiện truyền thông mới với công nghệ kỹ thuật tiên tiến, có khả năng tạo ưu thế cho công tác thông tin đối ngoại của nước ta. Đảng, Nhà nước cần có những cơ chế chính sách phù hợp và phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan để thúc đẩy hơn nữa tính tích cực của internet, mạng xã hội, phương tiện truyền thông mới... và hạn chế những thông tin xuyên tạc, sai sự thật ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Để khai thác một cách hữu hiệu mạng thông tin toàn cầu internet vào mục đích phục vụ thông tin đối ngoại, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ để đưa nhiều ấn phẩm thông tin đối ngoại lên mạng internet, mạng xã hội, phương tiện truyền thông mới.

Ba là, huy động cộng đồng người Việt Nam sống ở nước ngoài trong việc triển khai công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm, hành động sai trái, thù địch, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước. Hiện có khoảng hơn 4,5 triệu người Việt Nam sống ở nưóc ngoài, ở 108 nước trên khắp các châu lục. Đồng bào vừa là đối tượng tác động của thông tin đối ngoại của chúng ta, vừa là lực lượng dồi dào cần được huy động chuyển tải vào nước sở tại hình ảnh đất nước Việt Nam trên con đường đổi mới phát triển. Chính vì vậy, "họ cũng trở thành người làm TTĐN tại nơi cư trú, trong khi vì hạn chế về nguồn lực, phương tiện và các lý do khác chúng ta còn gặp khó khăn trở ngại"[7].

Bốn là, trong tác nghiệp truyền thông đối ngoại cần chú ý lôi kéo, sử dụng sức mạnh của kênh truyền thông quốc tế uy tín. Trên thế giới có những kênh truyền thông được coi là kênh truyền thông quốc tế uy tín cao như tạp chí The Economist chuyên đưa tin về các sự kiện kinh tế thế giới, kênh truyền hình quốc tế chuyên về đầu tư tài chính CNBC, kênh truyền hình quốc tế BBC, báo Nhật Bản lâu đời Nikkei, báo The Washington Post, báo The Wall Street Journal của Mỹ, SmartExpo chuyên về tổ chức triển lãm bất động sản quốc tế, Tập đoàn điện ảnh truyền thông văn hóa Hollywood Mỹ, National Geographic-Kênh này có một số đặc điểm về chương trình giống như loại kênh Discovery Channel thường sản xuất các phim tài liệu thiên nhiên, khoa học, và lịch sử....các quốc gia.

Khi thông tin về một đất nước (Truyền thông văn hóa, lịch sử, tiềm năng hợp tác, nguồn lực...) được các kênh truyền thông quốc tế lớn, uy tín đưa tin thì chắn chắn đất nước đó sẽ được đối tác, bạn bè, những quốc gia muốn tìm hiểu sẽ quan tâm hơn, tin tưởng hơn.

Năm là, chú trọng học tập kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông, TTĐN, nhất là các vấn đề cốt lõi mà tại Việt Nam chưa được giải quyết thật hiệu quả. Đó là các vấn đề: Sự thích ứng của tổ chức báo chí TTĐN, nhà báo, nhà TTĐN đối với hoàn cảnh xã hội thay đổi; cách đối phó với suy giảm bạn đọc và doanh thu; nghiên cứu tâm lý công chúng để TTĐN phát huy tác động tích cực, xử lý hiệu quả nhân sự.

Sáu là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật công nghệ mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cho các lực lượng làm công tác thông tin, truyền thông đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện bùng nổ cách mạng khoa học kỹ thuật và thông tin hiện nay. Hiện nay và sắp tới, ảnh hưởng của toàn cầu hóa ngày càng không bó hẹp trên lĩnh vực kinh tế mà lan rộng sang nhiều lĩnh vực; vấn đề hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh giữa các quốc gia rất phức tạp.

“Các phương tiện thông tin đại chúng là những ngành kỹ nghệ đa phương tiện luôn tiếp cận với khoa học - kỹ thuật đổi mới để mở rộng biên giới của mọi nền văn hóa quốc gia và mọi ảnh hưởng đối với các đối tượng nghe nhìn không có gì hạn chế”[8]. Vì vậy, các ngành chức năng ở Việt Nam cần nhận thức đúng để sớm đầu tư tốt cả về cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện, đồng thời chú trọng đào tạo cán bộ thành thạo trong sử dụng khoa học-công nghệ truyền thông có tác phong làm việc hiện đại, tương thích với thời kỳ mới, đủ bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ để giao lưu, hợp tác, đấu tranh trong hoạt động thông tin, TTĐN.


[1] Nguyễn Thị Hồng Nam (chủ biên) và nhóm tác giả, Truyền thông quốc tế lý luận và thực tiễn, NXB Thông tấn (2016)

[2]Scott Gallway, The Four – The hidden DNA of Amazon, Apple, Facebook, and Google, Copyright@2027 by Scott Gallway;

[3]Shawn Powers, Mục 11 trong Andrew F. Cooper et al, eds. The Oxford handbook of modern diplomcaty, Oxford University Press, 2013.

[4]Kết luận số 16-KL/TW về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 – 2020” của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI, ban ngày 14 tháng 02 năm 2012.

[5]Lê Thanh Bình: Báo chí và Thông tin đối ngoại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2012, Tr. 225-226.

[6] Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (19/12/2019), Công tác thông tin đối ngoại thể hiện sự chủ động, tích cực, http://dangcongsan.vn/thoi-su/cong-tac-thong-tin-doi-ngoai-the-hien-su-chu-dong-tich-cuc-545207.html.

[7]Lê Thanh Bình: Giáo trình đại cương truyền thông quốc tế, Nxb. Thông tin và truyền thông, Hà Nội 2012, Tr. 162.

[8] Lê Thanh Bình: Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Sđd, tr. 13.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thanh Bình. (2012). Giáo trình đại cương Truyền thông quốc tế, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

2. Lê Thanh Bình. (2012). Báo chí và thông tin đối ngoại, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.

3. Phạm Minh Sơn, Nguyễn Thị Quế. (2009). Truyền thông đại chúng trong công tác Thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

4. Lý Thị Hải Yến. (2019). Truyền thông và quan hệ quốc tế. NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

5. Andrew L.Shapiro. (1999), The Control Revolution: How the internet is putting individuals in charge ans changing the world we know”. Published by published affairs.

6. Feist S. (2001), Facing down the global village: the media impact, The Global Century, p.709-725.

7. Các Chỉ thị, Quyết Định của Đảng và Nhà nước ta về công tác TTĐN bao gồm:

- Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 13/6/1992 của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng về “Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại”.

- Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 26/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN”.

- Kết luận số 16-KL/TW, ngày 14/2/2012 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về “Chiến lược phát triển TTĐN giai đoạn 2011- 2020”.

- Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

8. Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại trung ương (2018), Công tác thông tin đối ngoại - những điều cần biết, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

Phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của thanh niên, đảng viên trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của thanh niên, đảng viên trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng là nhiệm ...

Đảng bộ Bộ Ngoại giao có nhiều bài dự thi nhất cuộc thi viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng bộ Bộ Ngoại giao có nhiều bài dự thi nhất cuộc thi viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 21/10, tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng nghĩa dự Lễ tổng kết và trao ...

Thông tin đối ngoại - hành trình từ biết, hiểu đến tin yêu

Thông tin đối ngoại - hành trình từ biết, hiểu đến tin yêu

Với ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 19/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ...

Đại hội XIII của Đảng: Những chủ trương lớn về quyền con người

Đại hội XIII của Đảng: Những chủ trương lớn về quyền con người

Trên cơ sở vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội XIII của Đảng nhất quán ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 25/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 25/4/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 25/4/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
XSTN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 25/4/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 25/4/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay - XSTN 25/4/2024. XSTN thứ 5. ket qua xo so tay ninh. kết quả xổ số Tây ...
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024 ghi nhận thị trường thế giới chờ thông tin kinh tế Mỹ, SJC tăng vọt sau một thông báo từ Ngân hàng Nhà nước.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động