Bầu cử Philippines: Khi chiến thắng chỉ là khởi đầu

Phan Quân
Chiến thắng trong bầu cử tổng thống Philippines mới là khởi đầu trên hành trình đầy khó khăn của ông Ferdinand Marcos Jr. để đưa Manila ‘trỗi dậy một lần nữa’.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(05.10) Ông Marcos Jr. phát biểu sau khi kết quả sơ bộ về bầu cử tổng thống Philippines được công bố. (Nguồn: AP)
Ông Marcos Jr. phát biểu sau khi kết quả sơ bộ về bầu cử tổng thống Philippines được công bố. (Nguồn: AP)

Kết quả sơ bộ từ Ủy ban về Bầu cử Philippines (COMELEC) ngày 9/5 cho thấy với 95% số phiếu được kiểm, ông Ferdinand Marcos Jr. đã đạt 30 triệu phiếu bầu, bỏ xa 14 triệu phiếu của Phó Tổng thống Leni Robredo.

Song chính trị gia này vẫn thận trọng, nhấn mạnh cần “đợi đến khi thật rõ ràng”, bởi đây mới là kết quả không chính thức và cần thời gian để xác nhận. Dù vậy, ông nhấn mạnh: “Nếu chúng ta may mắn, tôi mong rằng sự giúp đỡ và tin tưởng của các bạn sẽ không suy giảm vì chúng ta còn rất nhiều việc phải làm phía trước.”

Nhận định này là có cơ sở nếu xét tới các vấn đề đối nội và đối ngoại Philippines cần giải quyết để “trỗi dậy một lần nữa” như lời chính trị gia 64 tuổi từng kêu gọi.

Một ưu tiên, nhiều thách thức

Về đối nội, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, ưu tiên hàng đầu của Philippines thời điểm hiện tại là thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, còn quá sớm để nói rằng nguy cơ từ Covid-19 không còn hiện hữu tại đất nước này. Hiện Philippines đã ghi nhận 3,68 triệu ca mắc Covid-19 với 60.125 người đã tử vong. Mới đây, ngày 27/4, nước này đã ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể BA.2.12, dòng phụ của biến thể Omicron, ở một người nước ngoài đến hồi đầu tháng 4. Dòng phụ BA.2.12 được cho là dễ lây lan và có thể trở nặng hơn.

Do đó, nhiệm vụ của ông Marcos Jr. là thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế Philippines nhưng không sao nhãng công tác phòng chống đại dịch Covid-19.

Trong lĩnh vực phục hồi kinh tế, người dân Philippines rõ ràng có quyền lạc quan. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Philippines dự kiến đạt 6,5%, vượt qua nhiều nước châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Chính quyền Manila khẳng định con số này có thể lên đến 9%.

Các hoạt động kinh tế được nối lại: Các quán café và quầy bar tại vùng Greenbelt ở thủ đô Manila luôn kín chỗ. Những con đường nhộn nhịp người qua lại. Nhiều cửa hàng dần mở cửa khi mối lo về đại dịch Covid-19 đã không còn như trước.

Nhiệm vụ của ông Marcos Jr. một khi trở thành Tổng thống là thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế song không sao nhãng công tác phòng chống đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, mọi thứ không hẳn là thuận lợi với ông Marcos Jr. Các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán Philippines không mấy an tâm trước chiến thắng của ông Marcos Jr.

Chỉ số chứng khoán bellwether của Manila giảm 5% trong năm nay, mức giảm lớn nhất trong các chỉ số chứng khoán chính ở Đông Nam Á. Đồng Peso Philippines đã giảm gần 3% so với đồng USD - nhiều hơn hầu hết các đồng tiền chính của khu vực. Giới phân tích cho rằng, dù tuyên bố sẽ tạo thêm việc làm và hồi sinh nền kinh tế, song ông Marcos Jr. lại chưa đưa ra một kế hoạch rõ ràng.

Đáng ngại hơn, lạm phát của Philippines tháng 4 đã đạt 4,9%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2019, so với trung bình 3,7%. Giá gas tăng 43%, dầu diesel tăng 87% do biến động trên thị trường năng lượng từ xung đột Nga-Ukraine, trong khi giá lương thực thực phẩm tăng 3,8%. Tỷ lệ đói nghèo cao, bất bình đẳng thu nhập và tham nhũng cũng là những vấn đề chính quyền mới tại Manila không thể ngó lơ.

Quan trọng không kém là cuộc chiến chống ma túy. Nhiều cử tri bỏ phiếu cho ông Marcos Jr. và bà Sara Duterte vì hy vọng họ sẽ tiếp tục chiến dịch chống ma túy gay gắt của Tổng thống Rodrigo Duterte. Tuy nhiên, duy trì chính sách này đồng nghĩa rằng ông Marcos Jr. có thể chịu áp lực điều tra cáo buộc vi phạm nhân quyền của phương Tây, bao gồm Mỹ, một đồng minh thân thiết của Philippines.

Đây là những bài toán con trai cố Tổng thống Ferdinand Marcos Sr. cần sớm có câu trả lời để duy trì quỹ đạo phục hồi của Philippines sau đại dịch Covid-19.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana trong chuyến thăm thành phố Quezon, Philippines, tháng 7/2021. (Nguồn: AP)
Nếu trở thành Tổng thống, ông Marcos Jr. nhiều khả năng sẽ kế thừa chính sách đối ngoại của ông Duterte, đặc biệt là trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc - Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Philippines Delfin Lorenzana (áo trắng) tại Quezon, Philippines tháng 7/2021. (Nguồn: AP)

Cân bằng, linh hoạt và bao trùm

Đặc biệt dù đối ngoại chưa bao giờ là yếu tố quyết định trong bầu cử tổng thống Philippines, song đã đến lúc ông Marcos Jr. xây dựng chiến lược đối ngoại cân bằng, linh hoạt và bao trùm, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để Manila phục hồi sau đại dịch. Trong đó quan hệ với Mỹ và Trung Quốc sẽ là chìa khóa.

Tính đến thời điểm hiện tại, phát biểu của ông Marcos Jr. cho thấy chính trị gia này nhiều khả năng sẽ duy trì cách tiếp cận của đương kim Tổng thống Duterte. Tháng 1/2022, ông khẳng định Philippines cần duy trì quan hệ hòa hợp với nước láng giềng lớn. Do đó, không loại trừ khả năng chính sách đối ngoại của Philippines sẽ tiếp tục duy trì quan hệ gần gũi với Trung Quốc, giảm căng thẳng trong các lĩnh vực khác biệt.

Dù vậy, theo chuyên gia nghiên cứu về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, ông Chong Ja Jan tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), vấn đề phát sinh trong triển khai các khoản đầu tư của Bắc Kinh và áp lực từ nước này trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đã khiến ông Duterte phải thận trọng hơn. Lập trường này nhiều khả năng sẽ được ông Marcos Jr. kế thừa và phát huy - chính trị gia này khẳng định sẽ “không từ bỏ chủ quyền lãnh thổ, dù chỉ là một tấc đất”.

Tương tự, dù có xu hướng thân thiết hơn với Trung Quốc, song Philippines sẽ không vì thế mà từ bỏ quan hệ đồng minh với Mỹ. Việc khôi phục Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng (VFA), chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cuối tháng 7/2021 và Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng Mỹ Derek Chollet cuối tháng 3/2022 là minh chứng cho định hướng trong quan hệ hai nước. Cách tiếp cận này nhiều khả năng sẽ không thay đổi lớn dưới thời ông Marcos Jr.

Tuy nhiên, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường với vô vàn ẩn số từ xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng Mỹ-Trung cùng nhiều xu thế, điểm nóng khác. Khi đó, ông Marcos Jr. cần một chiến lược đối ngoại cân bằng, linh hoạt và bao trùm để giúp Manila nhanh chóng thích ứng trước mọi thay đổi.

Vì thế, chiến thắng trong bầu cử tổng thống Philippines mới là bước khởi đầu trên hành trình khó khăn của ông Marcos Jr. để đưa nước này "trỗi dậy một lần nữa".

Bầu cử Philippines: Tân Tổng thống dần lộ diện, con gái ông Duterte làm 'phó tướng'?

Bầu cử Philippines: Tân Tổng thống dần lộ diện, con gái ông Duterte làm 'phó tướng'?

Theo số liệu không chính thức từ Ủy ban bầu cử Philippines, kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy, ứng cử viên Ferdinand Marcos ...

Bầu cử Philippines: Hàng triệu cử tri bước vào 'ngày hội lớn'

Bầu cử Philippines: Hàng triệu cử tri bước vào 'ngày hội lớn'

Sáng 9/5, các cử tri Philippines đã bắt đầu đi bỏ phiếu để bầu chọn tổng thống nhiệm kỳ tới và khoảng 18.000 quan chức ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga Anatoly Antonov tuyên bố, các biện pháp trừng phạt làm tăng sự hoài nghi về tính xây dựng của vai trò của Mỹ trên thế giới.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Mách bạn cách phóng to chủ thể trong ảnh trên Samsung

Mách bạn cách phóng to chủ thể trong ảnh trên Samsung

Giờ đây, người dùng Samsung có thể thoải mái chỉnh sửa kích thước của một chủ thể trong ảnh cực nhanh mà không cần dùng đến Photoshop. Cùng khám phá ...
Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Lịch thi đấu V-League vòng 16 mùa giải 2023/24: CAHN vs Nam Định, SLNA vs Hà Nội, Thanh Hóa vs Bình Định

Lịch thi đấu V-League vòng 16 mùa giải 2023/24: CAHN vs Nam Định, SLNA vs Hà Nội, Thanh Hóa vs Bình Định

Lịch thi đấu V-League - Lịch thi đấu vòng 16 V-League mùa giải 2023/24, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Số người thiệt mạng trong vụ sạt đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đã tăng lên 36 người.
Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Quan điểm của phong trào Hồi giáo Hamas đối với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza đang được đàm phán hiện nay là 'tiêu cực'.
Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ công bố các trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở Trung Quốc và các nước khác giúp Nga có thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động