Bí mật về những "Đoàn tàu hạt nhân” của nước Nga

Tầu hỏa “tên lửa hạt nhân” Barguzin của Nga được ngụy trang như những tàu hàng, di chuyển gần 1.000 km chỉ trong 1 ngày, khó bị phát hiện, ngay cả khi thấy cũng không thể ngăn chặn việc phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, khi phát hiện tên lửa được phóng đi thì cũng là lúc tên lửa ở vào giai đoạn cuối của hành trình, bay với tốc độ cực cao và hầu như không thể đánh chặn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
doan tau hat nhan voi nhung dieu it biet Tướng Ba Lan: Nga có nguy cơ bị tấn công hạt nhân trong trường hợp chiến tranh
doan tau hat nhan voi nhung dieu it biet Trung Quốc kêu gọi các nước sở hữu vũ khí hạt nhân nên loại bỏ chính sách răn đe

Tầu hỏa “tên lửa hạt nhân” Barguzin của Nga được ngụy trang như những tàu hàng, di chuyển gần 1.000 km chỉ trong 1 ngày, khó bị phát hiện, ngay cả khi thấy cũng không thể ngăn chặn việc phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, khi phát hiện tên lửa được phóng đi thì cũng là lúc tên lửa ở vào giai đoạn cuối của hành trình, bay với tốc độ cực cao và hầu như không thể đánh chặn.

Ý tưởng độc đáo, táo bạo…

Trong Chiến tranh lạnh, do các trở ngại về kỹ thuật truyền tin, các tin tình báo được chuyển từ Mỹ về Liên Xô phải mất tới cả tuần lễ thậm chí lâu hơn, đồng thời, kế hoạch tấn công hạt nhân đối phương bất ngờ từ bất cứ vị trí nào trên lãnh thổ của mình, khiến Mỹ và Liên Xô đổ tiền vào nghiên cứu thiết kế các đoàn tàu mang đầu đạn hạt nhân được ngụy trang như tàu hàng.

doan tau hat nhan voi nhung dieu it biet
Đoàn tàu hỏa “tên lửa hạt nhân” Molodets huyền thoại. (Ảnh: fishki)

Tất cả các tên lửa đều được nạp nhiên liệu sẵn sàng phóng mọi lúc, bộ phận kíp nổ sẽ được đưa vào đầu đạn khi có lệnh phóng, toàn bộ quá trình lắp đặt hệ thống kíp nổ sẽ chỉ mất khoảng vài phút. Thời gian triển khai hệ thống phóng, khai hỏa và rút lui của toàn bộ đoàn tàu hạt nhân này chỉ tốn từ 15 - 30 phút kể từ lúc nhận lệnh phóng, đảm bảo khả năng tấn công chớp nhoáng, phản đòn và phủ đầu đối phương ở tốc độ cao nhất. Trung Quốc đã từng thử nghiệm thứ vũ khí tàu hỏa hạt nhân này do đặc tính sở hữu lãnh thổ quốc gia rộng lớn và các tuyến đường sắt trải dài hàng nghìn km.

Ở Mỹ, các tập đoàn hàng đầu về công nghiệp quốc phòng như Boeing, Martin Marietta, Westinghouse Marine Division và St. Công ty ô tô Louis từng cố gắng hết sức để phát triển một tàu hỏa “tên lửa hạt nhân” tương tự như Nga nhưng đã không thành công. Dự án Peacekeeper Rail Garrison mang theo hai tên lửa LGM-118A, có thể tấn công các mục tiêu chiến lược có tầm bắn đến 14.000 km với mười đầu đạn có đương lượng nổ từ 300 đến 475 kiloton được chế tạo năm 1990, các thử nghiệm diễn ra đến cuối năm 1991, nhưng sự tan rã của Liên Xô khiến Washington cho dừng lại và kết thúc. Một dự án tàu hỏa mang Minuteman di động khác cũng bị đóng băng do chi phí cao và quá phức tạp trong việc thiết kế và chế tạo.

Tổng cộng Liên Xô có 12 đoàn tàu hạt nhân chở tên lửa RT-23UTTKh. Nhờ khả năng cơ động và ngụy trang tinh vi,chúng còn được gọi là "đoàn tàu tử thần" hoặc "tàu ma". Sự sụp đổ của Liên Xô đã kéo theo sự tan rã của tàu hỏa “tên lửa hạt nhân”. Hai hiệp ước giảm thiểu vũ khí hạt nhân chiến lược START-1 và START-2 ký trong giai đoạn 1993-2002 khiến tàu hỏa “tên lửa hạt nhân” bị hạn chế di chuyển trên lãnh thổ Nga.

Barguzin - “hậu duệ xứng tầm”

Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, các loại vũ khí như: - tên lửa hành trình Kalibr, dự án tên lửa tầm trung RSD-10-3 "Pioner-3", và tầu hỏa “tên lửa hạt nhân” lại được hâm nóng.

Với đoàn tàu hạt nhân được ngụy trang như những tàu hàng và có thể chạy khắp nước Nga, di chuyển gần 1.000 km chỉ trong 1 ngày mà khó bị phát hiện (ngay cả khi tìm thấy cũng không thể ngăn chặn việc phóng), khi phát hiện tên lửa được phóng đi thì cũng là lúc tên lửa ở vào giai đoạn cuối của hành trình, bay với tốc độ cực cao và hầu như không thể đánh chặn. Nhận thấy sự lợi hại của loại vũ khí này, quân đội Nga chủ trương hồi sinh các đoàn tàu hạt nhân không còn bị cấm theo hiệp ước START mới.

Năm 2013, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Borisov tuyên bố bắt đầu phát triển một thế hệ tàu hỏa “tên lửa hạt nhân” mới, mang tên Barguzin; dự thảo thiết kế thuyết trình được hoàn thành 2014; thử nghiệm kiểm tra sơ bộ đầu tiên năm 2016. Tên lửa RS-24 có trọng lượng 49 tấn (tên lửa RS-26/24 Yars-M có tầm bắn 6.000 đến 11.000 km, 4 đầu đạn + 4 đầu đạn thường, đương lượng nổ lên tới 300 kt) không bị ràng buộc bởi quy định của START II, được chọn cho chương trình này.

Viện Kỹ thuật Nhiệt Moscow đã tham gia phát triển phức hợp tên lửa trên đường ray. Tên lửa RS-24 chỉ có 4 đầu đạn nếu so với 10 đầu đạn tên lửa 15ZH61, nhưng Barguzin có số lượng bệ phóng gấp đôi và đầu đạn RS-24 có khả năng chọc thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có và tương lai do khả năng tự thay đổi đường bay không thể dự đoán trước được. Không loại trừ Nga sẽ trang bị mới cho đoàn tàu hạt nhân bằng việc tích hợp một trong những mẫu tên lửa là sáng chế của Viện Kỹ thuật Nhiệt Moscow là Bulava hoặc Yars nhẹ hơn, đường kính cũng nhỏ hơn rõ rệt so với Scalpel, có thể xếp gọn gàng bên trong toa xe lửa tiêu chuẩn.

Đầu đạn của tên lửa RS-24 có bán kính sai lệch chỉ gần 46 m sau khi hành trình hơn 12.000 km đến mục tiêu, đáp ứng các tiêu chuẩn về độ chính xác. Với tổng cộng 24 đầu đạn, Barguzin đủ sức xóa sổ một thành phố lớn trong một cuộc tấn công với xác suất bị đánh chặn rất thấp. Nó được ngụy trang thành các toa hàng đông lạnh có chiều dài 24 m (trong đó tên lửa sẽ có chiều dài là 22,5 m), sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019 và sẽ phục vụ tới ít nhất là 2040.

doan tau hat nhan voi nhung dieu it biet
Đề án hồi sinh đoàn tàu hạt nhân với tên gọi Barguzin. (Ảnh: Military Arms)

Lợi thế về khối lượng của RS-24 giúp các nhà công nghiệp quốc phòng Nga chế tạo bệ phóng đặt trên toa hàng hóa tiêu chuẩn có tải trọng 66-68 tấn. Tầu hỏa “tên lửa hạt nhân” mới nhẹ hơn, có thể đi trên mọi tuyến đường sắt không cần gia cố (một công việc vô cùng tốn kém) và hoàn toàn không thể phân biệt được bằng tất cả các phương tiện trinh sát trên không và trên vũ trụ của kẻ thù tiềm năng.

Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ, việc phát triển BZhRK Barguzin đã hoàn tất. Theo các chuyên gia, nó hiện là vũ khí chiến lược có sức mạnh răn đe cốt lõi của Nga, và nỗ lực cô lập nước Nga bằng hàng rào tên lửa đánh chặn và học thuyết Tấn công nhanh Toàn cầu (PGS) với mục tiêu tấn công các trung tâm chính trị, quân sự chiến lược của đối phương với các đợt tấn công “phẫu thuật” bằng ICBM có độ chính xác cao trên Trái Đất trong vòng 1 giờ của Mỹ trở nên vô nghĩa. Điều này cũng làm hệ thống phản công của đối phương bị tê liệt, thậm chí là tiêu diệt.

Đoàn tàu hạt nhân mới Barguzin của Nga giống với một tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân trên mặt đất nhưng với chi phí vận hành thấp hơn nhiều. Khả năng di chuyển liên tục của chúng giúp tăng mức độ sống sót và trở thành lực lượng răn đe tấn công trả đũa trên mặt đất đáng tin cậy của Nga và là “người kế thừa xứng tầm” của tổ hợp RT-23 Molodet, sức mạnh răn đe của Barguzin quả là đáng gờm.

doan tau hat nhan voi nhung dieu it biet Nga thử nghiệm tàu ngầm “khủng” có thể mang 160 đầu đạn hạt nhân

Một đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố đã ghi lại quá trình chạy thử nghiệm tàu ngầm lớp Borei được trang bị ...

doan tau hat nhan voi nhung dieu it biet Iran và Nga khởi công mở rộng nhà máy điện hạt nhân Bushehr

Ngày 18/3, Trưởng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi cho biết, nước này đã khởi công xây dựng 2 tổ máy ...

doan tau hat nhan voi nhung dieu it biet Tiết lộ của Báo Mỹ về các bãi thử hạt nhân quan trọng của Triều Tiên

Trạng mạng 38 North của Mỹ ngày 15/3 cho biết, chỉ có rất ít hoặc không có hoạt động nào được ghi nhận tại cơ ...

Hương Giang (theo Military Arms và TV zvweda của Nga)

Xem nhiều

Đọc thêm

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield được tổ chức với 2 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu.
Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Đó là 'linh hồn' của khóa đào tạo Chứng chỉ Lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế, do Trung tâm Việt-Úc (VAC) tổ ...
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động