Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vì một tương lai bền vững

Bjorn Andersson
Giám đốc khu vực của UNFPA Châu Á -Thái Bình Dương
Cùng với đại dịch Covid-19, phụ nữ cũng bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng toàn cầu khác là biến đổi khí hậu và tác động của hiện tượng này đối với sức khỏe, quyền và sự bình đẳng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Biến đổi khí hậu là sự khuếch đại của những hình thức dễ bị tổn thương và bất bình đẳng vốn đã tồn tại từ trước, bao gồm cả bất bình đẳng giới, và thường dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Từ năm 2010-2020, người dân khu vực châu Á và Thái Bình Dương chiếm ba phần tư trong tổng số 122 triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Do châu Á-Thái Bình Dương là khu vực xảy ra thiên tai nhiều nhất trên thế giới, chúng ta không thể bỏ qua những tác động vô cùng lớn của biến đổi khí hậu lên phụ nữ và trẻ em gái.

Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vì một tương lai bền vững
Ông Bjorn Andersson - Giám đốc khu vực của UNFPA châu Á - Thái Bình Dương.

Bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại, như tục tảo hôn và cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ, đang thể hiện chiều hướng gia tăng trong nhóm dân số bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Các trường hợp khẩn cấp liên quan đến biến đổi khí hậu gây ra sự gián đoạn đáng kể trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu về sức khỏe tình dục và sinh sản, cũng như các loại thuốc đóng vai trò cứu sống tính mạng, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, góp phần gia tăng nguy cơ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Chị Adelina, 43 tuổi, đến từ Dinagat, Philippines đã chia sẻ về sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới phụ nữ trong quá trình tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ.

Mới đây, Adelina đang mang thai bé thứ 6 khi siêu bão Odette đổ bộ. Cơn bão đã gây thiệt hại nặng nề cho cơ sở y tế gần nhất và không còn lựa chọn nào khác, chị phải vất vả đi thuyền hai tiếng để sinh con tại một bệnh viện ở thành phố gần đó.

Tất cả các bên đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu, chuẩn bị ứng phó và khắc phục hậu quả sớm của thiên tai có khả năng chống chịu với khí hậu và toàn diện hơn. Điều này sẽ đảm bảo phụ nữ được tiếp cận dịch vụ, thông tin về sức khỏe tình dục và sinh sản, bao gồm dịch vụ sức khỏe bà mẹ, kế hoạch hóa gia đình và bảo đảm an toàn.

Từ đó, phụ nữ và trẻ em sẽ được trao quyền để bảo vệ quyền của chính mình, đưa ra lựa chọn và phát huy tiềm năng của bản thân, cũng như tăng cường khả năng thích ứng của những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Trong Hội nghị Thế giới lần thứ 4 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995, cộng đồng toàn cầu đã nhất trí thúc đẩy chủ trương tích cực, rõ ràng về lồng ghép quan điểm giới vào tất cả các chính sách và chương trình. Hơn 25 năm sau, chúng ta nhận thấy rằng chưa có nhiều tiến triển trong quá trình hiện thực hóa bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Vì lý do này, Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA và các đối tác đang đẩy mạnh nỗ lực đảo ngược chiều hướng đáng lo ngại này để tất cả mọi người được tiếp cận toàn diện tới quyền và sức khỏe tình dục, sinh sản.

Vì phụ nữ vẫn là những người nằm trong đội ngũ tuyến đầu trong công cuộc chống đại dịch và khủng hoảng khí hậu, cho dù họ là nhân viên y tế, nhà lãnh đạo cộng đồng, người làm giáo dục hay người chăm sóc không được trả lương, nên nhu cầu cấp thiết là phải xây dựng khả năng chống chịu của phụ nữ và trẻ em gái trong mọi cộng đồng, ở tất cả các cấp, nhằm chiến đấu chống lại mọi cuộc khủng hoảng và đảm bảo khả năng tiếp cận tới dịch vụ, thông tin về sức khỏe tình dục và sinh sản.

Năm ngoái, khi lũ lụt ảnh hưởng nặng nề tới trại tị nạn Rohingya ở Cox’s Bazar, Bangladesh, nữ hộ sinh Shakila Parvin đã nhanh chóng cung cấp hỗ trợ tại chỗ về dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục.

Ngoài ra, chị cũng hỗ trợ vấn đề sức khỏe tâm thần cho các gia đình, giúp họ an tâm về tình hình sức khỏe và sự an toàn của người mẹ cũng như trẻ sơ sinh sau khi sinh con trong trường hợp khẩn cấp.

Chương trình hành động Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển năm 1994 đã kêu gọi đưa chủ đề về quyền phụ nữ và sức khỏe sinh sản làm nội dung trọng tâm trong các nỗ lực phát triển kinh tế, chính trị cấp quốc gia và quốc tế.

Quỹ Dân số Liên hợp quốc tiếp tục cung ứng đồ dùng thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ bị bạo lực trong bối cảnh Covid-19
UNPFA cung ứng đồ dùng thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ bị bạo lực trong bối cảnh Covid-19. (Nguồn: UNFPA)

Tuy việc đạt được sự tự chủ về thân thể cho tất cả mọi người đóng vai trò thiết yếu, nhưng chỉ có 55% trẻ em gái và phụ nữ từ 15-49 tuổi đã kết hôn hoặc tham gia công đoàn cho biết họ có thể tự ra quyết định về quyền và sức khỏe tình dục, sinh sản thông qua ra quyết định về chăm sóc sức khỏe, tránh thai và hoạt động tình dục.

Nhằm đảm bảo tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho tất cả mọi người, điều quan trọng là đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi, như thông qua dịch vụ sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình, tăng cường việc ra quyết định liên quan đến sức khỏe sinh sản và tình dục, cũng như thông qua củng cố chính sách, tổ chức, mạng lưới về nữ quyền và thanh niên, qua đó thúc đẩy và bảo đảm những điều trên để xây dựng xã hội có khả năng chống chịu, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này, UNFPA, với tư cách cơ quan Liên hợp quốc hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe tình dục và sinh sản, đang nỗ lực xây dựng một thế giới trong đó phụ nữ đi đầu công cuộc đảm bảo tương lai bền vững.

UNFPA kêu gọi chính phủ tất cả các nước cùng chung tay và đầu tư nguồn lực để phổ cập sự tiếp cận về quyền và sức khỏe tình dục, sinh sản cho tất cả mọi người, bằng cách đảm bảo sự tham gia có ý nghĩa của phụ nữ và trẻ em gái trong các hoạt động chống biến đổi khí hậu, dịch chuyển và chia sẻ quyền hạn với các nhóm, đối tượng bị loại trừ - đồng thời thúc đẩy cân bằng giới trong quá trình ra quyết định.

Kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 và tôn vinh đóng góp của cán bộ nữ cho ngành Ngoại giao

Kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 và tôn vinh đóng góp của cán bộ nữ cho ngành Ngoại giao

Ngày 8/3, tại phiên họp giao ban ở trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã phát biểu chúc mừng cán bộ ...

Cần tôn trọng, đánh giá cao và đối xử bình đẳng với phụ nữ

Cần tôn trọng, đánh giá cao và đối xử bình đẳng với phụ nữ

Theo bà Sujatha Ramachandra, Phu nhân Đại sứ Singapore tại Việt Nam, phụ nữ Việt Nam là những người rất tận tâm và tài giỏi ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Việc kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone sẽ giúp người dùng kiểm soát được dữ liệu cũng như đảm bảo mạng di động hoạt động ổn ...
Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Vượt lên dẫn trước nhưng U23 Indonesia thua ngược U23 Iraq 1-2 trên sân Abdullah bin Khalifa (Qatar) ở trận tranh hạng ba giải U23 châu Á 2024.
Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

OECD hạ dự báo tăng trưởng của Anh trong năm nay xuống 0,4% so với mức dự báo 0,7% đưa ra vào tháng 11/2023.
Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Diễn viên Hồng Diễm không chỉ gây ấn tượng bởi khả năng diễn xuất tự nhiên mà còn ở gu thời trang cuốn hút và thời thượng.
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường Bám II.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong ASEAN.
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Đời sống kinh tế-xã hội của huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì dần đổi thay nhờ tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số.
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

'Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác'.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, triển khai quan điểm, chính sách về quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động