Brexit: Ngày Thứ Bảy kịch tính - thỏa thuận nào tốt hơn những lựa chọn khác

Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đã thất bại trong mọi cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Quốc hội từ khi lên nắm quyền, tiếp tục đối mặt với một cuộc đấu tranh khó khăn vào ngày thứ 7 tuần này - ngày 19/10 khi ông trình nghị viện thỏa thuận Brexit vừa đạt được với Liên minh châu Âu (EU).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
brexit ngay thu bay kich tinh thoa thuan nao tot hon nhung lua chon khac Anh - EU: Tiến trình 'ly hôn' đã dần cán đích?
brexit ngay thu bay kich tinh thoa thuan nao tot hon nhung lua chon khac Brexit: Chờ đợi “quả ngọt”
brexit ngay thu bay kich tinh thoa thuan nao tot hon nhung lua chon khac
Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo đạt thỏa thuận Brexit mới với EU. (Nguồn: CNN)

"Ải" Quốc hội vẫn sẽ gian nan

Với việc chỉ có 288 ghế tại Hạ viện, đảng Bảo thủ của Thủ tướng Johnson hiện không nắm thế đa số tại cơ quan lập pháp 650 ghế này. Vì vậy, ông sẽ phải phụ thuộc vào sự ủng hộ của các chính đảng khác và các nghị sỹ độc lập nếu muốn thỏa thuận "qua ải". Mọi chuyện đang trở nên khó khăn hơn bởi các đồng minh của ông tại Quốc hội, cụ thể là 10 nghị sỹ của đảng Hợp nhất Dân chủ (DUP) của Bắc Ireland đã tuyên bố phản đối thỏa thuận, vì cho rằng nội dung của nó không có lợi cho khu vực.

Người ta có thể cho rằng, ở thời điểm hiện tại, Thủ tướng Johnson có cơ hội lớn hơn trong việc đảm bảo số phiếu đa số so với người tiền nhiệm Theresa May, bởi nhiều thành viên đảng Bảo thủ ủng hộ Brexit đã tỏ rõ quan điểm. Một trong những lý do chính dẫn tới thỏa thuận ra đi mà bà May có được với EU bị các nhà lập pháp 3 lần liên tiếp bác bỏ trong năm nay chính là việc thành viên của Tổ chức Nghiên cứu châu Âu (ERG), một nhóm nghị sỹ nhiều ảnh hưởng trong đảng Bảo thủ, quay lưng lại với bà. Trong khi đó, dù không phải toàn bộ, song phần lớn các thành viên ERG đều được cho là sẵn sàng ủng hộ thỏa thuận mà Thủ tướng Johnson đưa ra.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker gây áp lực lớn hơn đối với giới lập pháp Anh bằng tuyên bố khẳng định sẽ không có bất kỳ sự gia hạn nào sau đây, bởi hai bên đã đạt một thỏa thuận cụ thể. Dù quyền lực nằm trong tay 27 lãnh đạo EU, song các bình luận của ông Juncker dường như đã khiến cuộc bỏ phiếu ngày 19/10 tới trở thành một lựa chọn khó khăn đối với giới lập pháp Anh, giữa một bên là đề xuất của Thủ tướng Johnson và một bên là cuộc chia ly “không thỏa thuận”. Trong khi đó, phe dân chủ tự do ủng hộ sự hội nhập châu Âu vẫn tiếp tục hy vọng về một giải pháp khác, đó là hủy bỏ toàn bộ tiến trình Brexit gập ghềnh này.

"Chia ly" mà không "tay trắng"

Dường như, ông Juncker và Thủ tướng Johnson đều đang đặt cược rằng, những lo ngại về nguy cơ chia ly không thỏa thuận - khả năng mà chính phủ Anh cảnh báo là sẽ dẫn đến những trì trệ về kinh tế, cũng như thiếu hụt thực phẩm, thuốc men trầm trọng, có thể sẽ khiến phe đối lập có cái nhìn bớt cứng rắn hơn đối với kế hoạch mới.

brexit ngay thu bay kich tinh thoa thuan nao tot hon nhung lua chon khac
Ngày 19/10 sẽ là một ngày đầy kịch tính cho số phận của Brexit. (Nguồn: AP)

Nhà kinh tế học cấp cao của Berenberg Kallum Pickering nhận định, những bình luận của ông Juncker làm tăng cơ hội để ông Boris Johnson đưa thỏa thuận vượt qua cuộc bỏ phiếu, bằng cách thuyết phục một số nghị sỹ đối lập rằng việc ủng hộ thỏa thuận là cách duy nhất để tránh khỏi một cuộc "chia ly tay trắng".

Bộ trưởng Tài chính Anh Sajid Javid cũng đã nhận định: “Thỏa thuận Brexit mới đang đứng trước ‘cơ hội lớn’ để vượt qua ải Quốc hội ngày 19/10 tới đây, bằng không chúng ta sẽ rời Liên minh châu Âu trong vòng 2 tuần nữa mà không có được bất kỳ thứ gì giúp hạn chế những cú sốc về kinh tế”.

Trao đổi với báo giới bên lề cuộc họp mùa Thu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), ông nhấn mạnh: “Rõ ràng những gì chúng ta đạt được trong thỏa thuận là hướng đi tốt nhất của nền kinh tế, tốt hơn những lựa chọn khác… Đây cũng là vấn đề liên quan tới nền dân chủ của chúng ta. Người dân muốn hoàn thành Brexit. Đa số đều muốn hoàn thành nó với một thỏa thuận và đó là điều chúng ta đã có được”.

Trước câu hỏi về dự định trong trường hợp Quốc hội Anh lại một lần nữa phản đối thỏa thuận và chính phủ tìm cách trì hoãn, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, ông sẽ tham vấn lãnh đạo 27 nước thành viên còn lại về quyết định cuối cùng, một câu trả lời ngầm ám chỉ việc gia hạn Brexit hoàn toàn có thể xảy ra.

Trừ phi DUP thay đổi quan điểm, số phận của thỏa thuận mới có thể phụ thuộc phần lớn vào quyết định của các thành viên Công đảng đối lập, chính đảng hiện giữ 244 ghế. Khoảng 20 nghị sỹ Công đảng, chủ yếu đại diện cho lực lượng ủng hộ Brexit, từng tuyên bố mong muốn một thỏa thuận phù hợp để thực thi kết quả cuộc trưng cầu ý dân năm 2016. Hầu hết các thành viên Công đảng sẽ bỏ phiếu phản đối sau khi lãnh đạo Jeremy Corbyn bày tỏ quan điểm không đồng tình của mình. 36 thành viên đảng Dân tộc Scottland và 19 thành viên đảng Dân chủ Tự do cũng sẽ bác bỏ thỏa thuận.

Nhà phân tích Tony Travers, hiện làm việc tại Trường Kinh tế London cho rằng, Thủ tướng Johnson cần sự ủng hộ của một số thành viên đảng Bảo thủ. Cuộc bỏ phiếu ngày 19/10 cũng có thể sẽ trở nên phức tạp hơn nếu các nhà lập pháp đối lập tìm cách sửa đổi thỏa thuận với yêu cầu buộc phải tổ chức trưng cầu ý dân về nội dung này. Trước đó EU từng tuyên bố sẵn sàng gia hạn cho tiến trình Brexit để phục vụ “sự kiện dân chủ”.

brexit ngay thu bay kich tinh thoa thuan nao tot hon nhung lua chon khac

Bất đồng về Brexit, Bộ trưởng Anh từ chức

TGVN. Ngày 7/9, Bộ trưởng Việc làm và Hưu trí của Anh Amber Rudd đã từ bỏ các chức vụ trong chính phủ và trong đảng ...

brexit ngay thu bay kich tinh thoa thuan nao tot hon nhung lua chon khac

Anh bỏ kế hoạch chấm dứt ngay lập tức quyền tự do đi lại đối với công dân EU

TGVN. Ngày 4/9, Chính phủ Anh đã bãi bỏ kế hoạch chấm dứt ngay lập tức quyền tự do đi lại đối với các công ...

brexit ngay thu bay kich tinh thoa thuan nao tot hon nhung lua chon khac

EU đón nhận tích cực kế hoạch Brexit sửa đổi, Thủ tướng Johnson sẵn sàng kêu gọi tổng tuyển cử sớm

TGVN. Chính phủ Anh đã nhận được phản ứng tích cực từ châu Âu đối với kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), ...

(theo Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Nước Anh rời khỏi EU (Brexit)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động