TIN LIÊN QUAN | |
Đàm phán Ngoại giao ngay trên hè phố | |
“Tại sao tôi chống Chiến tranh Việt Nam?” |
Hồ Chủ tịch theo dõi chỉ đạo trận Đông Khê 16/9/1950. |
Sau gần bốn năm tiến hành chiến tranh xâm lược phi nghĩa chống Việt Nam, quân đội viễn chinh Pháp ngày càng sa lầy nghiêm trọng trên chiến trường, chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của họ đứng trước nguy cơ phá sản. Từ 1946 đến 1950, chính phủ Pháp phải thay tới năm đời Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh và ba đời Cao ủy ở Đông Dương. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Hồ Chủ tịch, quân và dân Việt Nam đã kiên trì, anh dũng chiến đấu, từng bước đánh bại các âm mưu, thủ đoạn chiến tranh thâm độc của thực dân Pháp, thế và lực của cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng mạnh lên.
Ở Trung Quốc, cuối thập kỷ 1940, Quân giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã giành được những thắng lợi quân sự quyết định trước quân đội Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa được thành lập.
Ngày 14/1/1950, Hồ Chủ tịch tuyên bố: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (DCCH) là Chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam. Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam DCCH sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới.
Ngày 15/1/1950, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám gửi điện cho Chính phủ Trung Quốc tuyên bố Chính phủ Việt Nam DCCH công nhận Chính phủ CHND Trung Hoa và sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ giữa hai nước. Ngày 18/1/1950, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nước CHND Trung Hoa Chu Ân Lai gửi điện phúc đáp tới Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hoàng Minh Giám, tuyên bố Chính phủ CHND Trung Hoa công nhận Chính phủ Việt Nam DCCH và đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp Đại sứ.
Sau đó, ngày 23/1, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám gửi điện cho Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Xô viết và các nước dân chủ nhân dân khác đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 30/1/1950, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyshinsky gửi điện phúc đáp tới Bộ trưởng Ngoại giao ta thông báo Chính phủ Liên Xô công nhận Chính phủ Việt Nam DCCH và đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ với Việt Nam.
Tiếp sau Trung Quốc, Liên Xô, trong quý I/1950, chín nước dân chủ nhân dân khác ở Đông Âu, Đông Bắc Á (CHDCND Triều Tiên, Tiệp Khắc, CHDC Đức, Romania, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, Albania và Mongolia) lần lượt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ với Việt Nam.
Đây là thắng lợi ngoại giao lớn nhất, quan trọng nhất của Nhà nước và nhân dân ta từ khi nước Việt Nam DCCH ra đời (2/9/1945) tới đầu năm 1950. Từ đây, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bắt đầu nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác.
Từ ngày 16/9-14/10/1950, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, một số đơn vị chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam mới được trang bị vũ khí, khí tài mới từ các nước anh em đã tiến hành thắng lợi chiến dịch Biên giới, phá tan hệ thống phòng thủ của thực dân Pháp từ Cao Bằng tới Lạng Sơn, khai thông tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Đây là một bước ngoặt quan trọng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giúp nước ta thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập với thế giới bên ngoài, nâng cao địa vị quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ nhiều hơn nữa của các nước dân chủ nhân dân đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
| Chuyện về những “chuyên gia phản chiến” TGVN. Là những nhà hoạt động hòa bình Mỹ, không ít người đã gọi họ là những “kẻ phản bội”, “kẻ nổi loạn”... Thế nhưng, ... |
| Việt Nam và Mỹ nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh Này 19/3, Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Washington D.C đã tổ chức buổi trao tặng đĩa DVD phim tài liệu về quá ... |
| Khi lạc quan dẫn lối Con đường đến với ngày 30/4/1975 quả thực rất dài với nhiều thử thách, gian nan. Song, tôi nghiệm ra một điều rằng ánh sáng ... |