Cánh cửa mới cho hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Myanmar

Chuyến thăm Ấn Độ từ 27-30/7/2015 của Đại tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar được dư luận quan tâm đặc biệt khi mở ra những hướng hợp tác quốc phòng cụ thể giữa hai nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại tướng Min Aung Hlaing duyệt đội danh dự quân đội Ấn Độ tại New Delhi (Nguồn: The Hindu)

Trên tờ The Diplomat, chuyên gia về Đông Nam Á Prashanth Parameswara nhận định, chuyến thăm Ấn Độ của người đứng đầu quân đội Myanmar chứng minh triển vọng hợp tác quốc phòng giữa hai nước đang bắt đầu được khai thác. Tại Myanmar, quân đội vẫn là lực lượng có ảnh hưởng chính trị lớn ngay cả khi nước này đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình dân chủ. Thậm chí, Đại tướng Min Aung Hlaing còn nằm trong danh sách các ứng cử viên Tổng thống sau khi về hưu vào năm 2016. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Modi thể hiện sự sẵn sàng xây dựng quan hệ thực chất hơn với các nước láng giềng như Myanmar.

Hợp tác biên giới và hải quân

Trong chuyến đi của mình, Đại tướng Min Aung Hlaing và phái đoàn quân sự cấp cao của ông có kế hoạch diện kiến các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự cao cấp nhất của Ấn Độ, bao gồm Thủ tướng Narendra Modi, Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar và Tư lệnh lục quân Dalbir Singh. Theo quan sát và đánh giá của giới truyền thông, nhiều khả năng một số hướng hợp tác quốc phòng song phương đã được định hình trong chuyến thăm này, trong đó ưu tiên về hợp tác biên giới.

Gần đây, cả Ấn Độ và Myanmar đều đối mặt với sự nổi dậy của một số nhóm phiến quân ở khu vực liên biên giới. Tình hình phức tạp đòi hỏi hai nước tìm kiếm cơ chế hiệu quả trong việc ủng hộ lẫn nhau, chia sẻ thông tin và phối hợp hành động. Trước chuyến đi của Tướng Min Aung Hlanging, Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval đã tới Nay Pyi Taw, hôm 17/6 và cam kết hợp tác với Myanmar nhằm bảo đảm an ninh và ổn định biên giới sau khi quân đội Ấn Độ tiến hành một cuộc đột kích quân nổi dậy xuyên qua biên giới Myanmar gây tranh cãi.

Hôm 22/6, quân đội Myanmar thông báo sẽ duy trì tuần tra liên tục ở khu vực biên giới nhằm đảm bảo không có nơi ẩn náu cho các phần tử nổi dậy người Ấn Độ, đồng thời khẳng định nước này sẽ không cho phép bất kỳ nhóm phiến quân nào hoạt động trong lãnh thổ với âm mưu phá hoại lợi ích của các nước láng giềng.

Đoàn cũng đến thăm Hãng đóng tàu nổi tiếng Goa Shipyard Limited (GSL), nơi sản xuất và cung cấp các tàu chiến hiện đại nhất của Ấn Độ hiện nay. Đại tướng Min Aung Hlaing còn dừng chân tại một số căn cứ địa phương của Hải quân Ấn Độ để đánh giá tình hình và thảo luận sâu rộng với đối tác láng giềng về chiến lược hàng hải, hợp tác đóng tàu.

Đại tướng Min Aung Hlaing (phải) bắt tay Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Admiral Verma (Nguồn: The Hindu)


Theo Times of India, Shekhar Mital, Chủ tịch và giám đốc điều hành của GSL cho biết, phái đoàn quân sự Myanmar "rất quan tâm" đến mặt hàng Tàu tuần tra ngoài khơi của Ấn Độ (OPV). Tuy hiện nay nhiều dự án đang bị mắc kẹt do lệnh trừng phạt đối với một số doanh nghiệp Myanmar vẫn chưa được gỡ bỏ nhưng ông Mital tin tưởng rằng, việc phê duyệt để bán tàu cho Myanmar “chỉ là vấn đề thời gian”.

Sau cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Tư vấn chung Ấn Độ - Myanmar hôm 16/7, nội dung được đề cập chủ yếu trong Tuyên bố chung là về quốc phòng và an ninh, đặc biệt là hợp tác biên giới và hải quân. Tuyên bố này cũng ghi nhận cam kết của Ấn Độ trong việc hỗ trợ hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Myanmar, trong đó ưu tiên giúp "xây dựng một hải quân Myanmar chuyên nghiệp và có khả năng để bảo vệ, đảm bảo an ninh hàng hải”. Mặc dù thông tin chi tiết các cam kết không được công bố nhưng có thể nhận định hợp tác quân sự giữa hai nước sẽ bắt đầu từ việc đào tạo quân nhân.

Theo tác giả Prashanth Parameswara, các tiến bộ về quan hệ quốc phòng song phương Ấn Độ - Myanmar không phải là điều ngạc nhiên mà đã được dự báo trước. Trên thực tế, hai nước đã nhiều lần thảo luận các thỏa thuận quốc phòng trước khi Thủ tướng Modi lên nắm quyền. Từ giữa năm 2013, New Delhi và Nay Pyi Taw đã đạt được thống nhất về việc Ấn Độ sản xuất nhiều OPVs cho Myanmar và đào tạo các sĩ quan hải quân, thủy thủ Myanmar tại các căn cứ của Ấn Độ.

Yếu tố Trung Quốc

Các chuyến thăm của quan chức quốc phòng hai nước diễn ra thường xuyên hơn sau khi Myanmar thực hiện cải cách. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar đến Ấn Độ. Mối quan hệ lâu dài giữa hai nước, từng được thiết lập dưới thời đế quốc Anh cai trị, đã bị gián đoạn khi lệnh trừng phạt quốc tế đối với chế độ quân sự ở Myanmar, được ban hành năm 1988. Trong các mục tiêu phát triển và ảnh hưởng của mình, cả hai quốc gia đều cảm thấy sự cần thiết tìm đến với nhau trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Giáo sư Brahma Chellaney (Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở Delhi, Ấn Độ) cho rằng: Trước đây, Myanmar đã bị buộc phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc khi quốc tế cấm vận. Tuy nhiên, nước này đang tái khẳng định quyền tự chủ và tính dân tộc. Đối với Myanmar, thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Ấn Độ là một phương cách quan trọng để lấy lại quyền tự chủ.

Giáo sư Chellaney cũng cho rằng, Ấn Độ cũng được hưởng lợi từ việc hỗ trợ Myanmar vì “Đối với Ấn Độ, quan hệ chặt chẽ hơn với Myanmar là một công cụ rất quan trọng để xây dựng an ninh khu vực”. Trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, New Dehli mong muốn gia tăng ảnh hưởng của mình, đặc biệt là về quân sự với Nam Á và Đông Á - khu vực mà Trung Quốc đang nhanh chóng gia tăng ảnh hưởng. Chính phủ của Thủ tướng Modi đang đẩy mạnh sự trở lại bằng cách tăng cường sự hiện diện ngoại giao và quốc phòng của mình ở các quốc gia trong khu vực bằng chính sách đối ngoại quốc phòng tích cực, sẵn sàng thúc đẩy năng lực quân sự của các nước láng giềng.

Tháng 12/2014, Ấn Độ đã bàn giao một tàu tuần tra ngoài khơi cho quốc đảo Ấn Độ Dương Mauritius, đánh dấu lần đầu tiên nước này xuất khẩu tàu hải quân. Đến tháng 3/2014, Mauritius tiếp tục đặt mua thêm tàu tuần tra Barracuda của Ấn Độ. New Delhi còn có kế hoạch cung cấp thêm 13 tàu chiến cho quốc gia láng giềng này. GSL hiện cũng ký hợp đồng để xây dựng hai OPVs cho Sri Lanka.

Ấn Độ có truyền thống là nhà cung cấp thiết bị quốc phòng chính cho quốc đảo Seychelles - cung cấp vũ khí và giúp huấn luyện cho Lực lượng quốc phòng của nhân dân Seychelles (SPDF). New Delhi cũng mở rộng thêm khoản tín dụng 50 triệu USD và 25 triệu USD tài trợ cho Seychelles vào năm 2012, trong một nỗ lực nhằm củng cố quan hệ chiến lược. Tháng 3/2015, hai nước này cũng ký kết một hiệp ước về lập bản đồ các vùng biển xung quanh các quần đảo và củng cố quan hệ quốc phòng.

Hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Myanmar vẫn chỉ dừng lại ở triển vọng và cần chờ xem liệu hai bên có nỗ lực thông qua và triển khai các bước đi cụ thể. Song, có một niềm tin rất lớn về những đột phá trong thời gian tới bởi cả Myanmar và Ấn Độ đều có thể tìm thấy những lợi ích thiết thực trong mối quan hệ này.

Nguyên Bảo (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

PetroVietnam đề xuất một số hướng hợp tác tiềm năng với các đối tác Dominica

PetroVietnam đề xuất một số hướng hợp tác tiềm năng với các đối tác Dominica

Lãnh đạo PetroVietnam đã đề xuất một số hướng hợp tác tiềm năng với các đối tác Dominica về năng lượng...
Nhận định, dự đoán tỷ số Arsenal vs Nottingham Forest, 22h00 ngày 23/11

Nhận định, dự đoán tỷ số Arsenal vs Nottingham Forest, 22h00 ngày 23/11

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Arsenal vs Nottingham Forest tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Giá heo hơi hôm nay 23/11: Biến động nhiều tại miền Nam, nơi nào có giá heo hơi cao nhất thế giới?

Giá heo hơi hôm nay 23/11: Biến động nhiều tại miền Nam, nơi nào có giá heo hơi cao nhất thế giới?

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay biến động nhiều tại thị trường phía Nam. Theo khảo sát, giá heo hơi cả nước hiện dao động 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/11/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/11/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 24/11. Lịch âm 24/11/2024? Âm lịch hôm nay 24/11. Lịch vạn niên 24/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/11/2024: Tuổi Dần tài lộc vững mạnh

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/11/2024: Tuổi Dần tài lộc vững mạnh

Xem tử vi 24/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
HLV Jose Mourinho mời gọi Cristiano Ronaldo gia nhập Fenerbahce

HLV Jose Mourinho mời gọi Cristiano Ronaldo gia nhập Fenerbahce

HLV Jose Mourinho gọi điện cho Cristiano Ronaldo để thuyết phục người học trò cũ gia nhập Fenerbahce.
Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Trong học thuyết hạt nhân mới của Nga, ngưỡng sử dụng các loại vũ khí như vậy đã được hạ xuống, có tính đến những rủi ro phát sinh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử các vị trí Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị, Giám đốc CDC và Bộ trưởng Lao động.
Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran trưng bày một số thiết bị bay không người lái quân sự cũng như thiết bị phòng thủ trong cuộc tập trận.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động