Cạnh tranh Mỹ-Trung: Ngoại giao ‘chiến lang’ của Bắc Kinh và lợi thế của Washington

Quang Hiếu
TGVN. Thời gian qua, cuộc cạnh tranh siêu cường Mỹ-Trung đang nóng lên bởi xu hướng ngoại giao 'chiến lang' của Trung Quốc trước phương Tây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(Nguồn: Forexlive)
Cạnh tranh Mỹ-Trung lại dần nóng lên bởi những nút thắt không thể gỡ ở Alaska. (Nguồn: Forexlive)

Nếu ai đó vẫn nuôi hy vọng rằng sự thay đổi chính quyền ở Washington sẽ hạ nhiệt căng thẳng Mỹ-Trung, thì cuộc họp vừa qua giữa hai quan chức chính sách đối ngoại hàng đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và những người đồng cấp Trung Quốc tại Alaska (Mỹ) sẽ khiến họ phải nghĩ lại.

Trong một cuộc trao đổi mở, cho phép các phóng viên ghi hình, trước khi các cuộc thảo luận riêng bắt đầu, quan chức Mỹ-Trung đã dành cho nhau nhiều lời lẽ bất bình, dị nghị và chỉ trích.

Việc Trung Quốc sẵn sàng thách thức mạnh mẽ phía Mỹ trong một diễn đàn công khai như vậy nhằm chứng tỏ rằng Trung Quốc đã qua thời phải tìm cách che giấu sức mạnh của mình.

Một Trung Quốc khác

Rõ ràng, Bắc Kinh đang muốn tỏ ra rằng Washington là một cường quốc đang suy tàn, và đây là thời điểm chín muồi để Trung Quốc phát huy những lợi thế của mình.

Thực tế là nhiều nhà quan sát Mỹ dường như cũng đồng ý với đánh giá đó. Nhiều người Mỹ Mỹ đã không còn hùng mạnh như trước. Sau 4 năm nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump và một năm “xây xẩm” khi phải đối phó với đại dịch Covid-19, bao trùm phần lớn các bài bình luận và phân tích về cạnh tranh Mỹ-Trung dường như là niềm tin với cường quốc số một thế giới đang bị lung lay.

Mới đây, Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris (Pháp) đã chỉ trích nặng lời trên Twitter chính thức của mình đối với nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, làm việc tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược của Pháp, vì đã bảo vệ kế hoạch thăm Đài Loan của một nhóm thượng nghị sĩ Pháp.

Ngay lập tức, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc để bày tỏ sự không hài lòng của Paris.

Sau đó, khi EU trừng phạt các quan chức và thực thể Trung Quốc vì chính sách trấn áp lực lượng chống đối ở Tân Cương, Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách trừng phạt 10 cá nhân EU (gồm các chính khách và học giả), trong đó có chính trị gia Đức Reinhard Butikofer và 4 thực thể mà theo Bắc Kinh đã "làm tổn hại nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc" liên quan vấn đề Tân Cương.

Cả hai động thái này đều nhằm mục đích đe dọa các nhà nghiên cứu và nhà phân tích về các chủ đề mà Trung Quốc coi là nhạy cảm.

Giống như Mỹ, Trung Quốc đã và đang sử dụng các biện pháp thương mại cưỡng chế để “trừng phạt” các quốc gia về các chính sách và thực tiễn mà họ không chấp nhận. Dường như, Bắc Kinh đang nhắm mục tiêu vào các cá nhân ở các nước phương Tây.

Trong căng thẳng với Australia, Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp trả đũa thương mại để báo hiệu sự không hài lòng với lời kêu gọi của chính phủ Australia về một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Đáng lưu ý, trong 14 khiếu kiện của Trung Quốc, Australia bị cáo buộc đã “làm nhiễm độc bầu không khí quan hệ song phương hai nước”.

Nhận định về vấn đề này, ông Sam Roggeveen, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy, Sydney, cho rằng Australia sẽ phải bảo vệ bản thân và lợi ích của mình trước sự ảnh hưởng của Trung Quốc, bởi vì các đối tác của họ sẽ luôn đặt lợi ích kinh tế lên trên một cách độc lập.

Câu trả lời của “anh cả”

Những xu hướng đối ngoại của Trung Quốc thời gian qua cho thấy Bắc Kinh dường như đang muốn chiếm ưu thế trên mạng xã hội, như việc các nhà ngoại giao “chiến lang” tập chung chỉ trích, phản bác những quan điểm đối lập trên Twitter hơn là quảng bá hình ảnh tốt đẹp về Trung Quốc ở nước ngoài.

Khác với người tiền nhiệm Trump, chính quyền ông Biden vẫn coi Twitter chỉ là một nền tảng khác để phát các thông điệp tổng hợp. Tất nhiên, cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không phân thắng bại trên Twitter.

Nhưng những động thái gần đây nhất của Trung Quốc trên Twitter đã khơi mào căng thẳng và vấp phải những phản ứng mạnh mẽ của Bỉ, Đan Mạch, Đức và Pháp. Đồng thời, Hiệp định toàn diện về đầu tư mà Trung Quốc – EU mới gấp rút hoàn tất vào tháng 12/2020, cũng bị đóng băng vô điều kiện theo các lệnh trừng phạt của hai bên.

Những gì đang diễn ra giữa Trung Quốc và châu Âu nói riêng, phương Tây nói chung, như nhận định của người phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU, Josep Borrel là “một tình huống mới”. Đó là thực tế địa chính trị hiện tại và là cách mà Trung Quốc nhìn nhận thế giới với sức mạnh đang lên của mình.

Trong bối cảnh này, liệu Washington có thể khẳng định vai trò “anh cả” của mình hay không là câu hỏi giới quan sát đang chờ đợi.

Theo các nhà hoạch định, trước một Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ, Mỹ cần nhân đôi nỗ lực trong vai trò quốc tế, tự tin vào “sức hấp dẫn” của mình.

Như chuyên gia Ali Wyne thuộc Viện Nghiên cứu RAND (Mỹ) gần đây đã lập luận rằng, Washington không nên chỉ đóng khung chính sách đối ngoại của mình là đối đầu, cạnh tranh với Trung Quốc. Thay vào đó, cách tiếp cận tốt hơn là tập trung vào nhiều điểm mạnh lâu bền của Mỹ với tư cách là một quốc gia tiên phong giải quyết vấn đề, một quốc gia coi trọng vào các thể chế chung và quan hệ đồng minh.

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật Covid-19 ngày 27/3: WHO sắp 'tung' kết quả điều tra nguồn gốc dịch ở Vũ Hán; Pháp bị liệt vào 'chỉ số lây nhiễm cao'; EU tranh chấp vaccine
Giá xăng dầu hôm nay 27/3: Đảo chiều sau 7 lần tăng liên tiếp?
60 năm quan hệ Việt Nam-Morocco: Cầu nối gắn kết xuyên châu lục
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Washington tung kế hoạch lấn sân 'Vành đai và Con đường' của Bắc Kinh
Tình hình Myanmar: Tấn công bom xăng vào trụ sở đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi
(theo World Politics Review)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban ...
Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Sáng 21/12, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao thưởng cho con đoàn viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động