Chẳng phải Mỹ hay Nga, Ấn Độ theo đuổi lợi ích chiến lược của chính mình

Hồng Phúc
Trong bài viết đăng trên Times of India ngày 18/3, TS. S. D. Pradhan* nhận định rằng, kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Ấn Độ áp dụng chính sách tiếp cận cân bằng vì lợi ích chiến lược của chính Ấn Độ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chẳng phải Mỹ hay Nga, Ấn Độ theo đuổi lợi ích chiến lược của chính mình
Sự cân bằng chiến lược ngày càng tăng giữa Mỹ và Nga liên quan vấn đề Ukraine tạo ra một loạt thách thức chiến lược đối với Ấn Độ. (Nguồn: Logical Indian)

Khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, một số nhà phân tích nhận định Ấn Độ đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng ủng hộ Mỹ và rời xa Nga.

Theo họ, Ấn Độ cần sự hỗ trợ của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chưa kể Nga đang có quan hệ gần gũi với Trung Quốc trong khi Mỹ chống lại Trung Quốc.

Theo nguyên tắc "kẻ thù của kẻ thù là bạn", Ấn Độ cần xích lại gần Mỹ hơn. Giới phân tích chỉ trích chính sách của Ấn Độ là không lên án Nga và bỏ phiếu trắng tại Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, TS. S. D. Pradhan cho rằng, trên thực tế, Ấn Độ muốn áp dụng chính sách tiếp cận cân bằng vì lợi ích chiến lược của chính Ấn Độ.

Nỗi lo từ "láng giềng gần"

Điểm thứ nhất mà học giả S. D. Pradhan nêu ra chính là ưu tiên của Ấn Độ vào các khu vực "sát sườn".

Cả Trung Quốc và Pakistan đều "có vấn đề" về biên giới với Ấn Độ. Cả hai đều sở hữu vũ khí hạt nhân và luôn nhăm nhe tìm cách chiếm lãnh thổ Ấn Độ bất cứ khi nào có thể.

Trung Quốc không thể hiện bất kỳ mối quan tâm thực sự nào đến việc giảm leo thang ở khu vực Depsang, mặc dù Bắc Kinh và New Delhi đã có nhiều vòng đàm phán.

Thay vào đó, Trung Quốc tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực tranh chấp, mở các ngôi làng lưỡng dụng ở biên giới, xây dựng cầu trên Hồ Pangong. Bắc Kinh thiết lập trục Trung Quốc-Pakistan để đối phó với New Delhi và đang công khai ủng hộ Islamabad trong vấn đề Kashmir.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có thể sẽ sắp thăm Pakistan và là khách mời danh dự tại cuộc họp của Tổ chức hợp tác Hồi giáo (OIC). Ông sẽ tham dự cuộc diễu hành Ngày Pakistan để chứng kiến màn trình diễn của các máy bay chiến đấu J10C mà Pakistan mới mua của Trung Quốc.

Trung Quốc đang triển khai dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) đi qua lãnh thổ Ấn Độ.

Sự thông đồng giữa Trung Quốc và Pakistan nhằm chống lại Ấn Độ là điều đáng lo ngại đối với New Delhi. Các chuyên gia Ấn Độ không loại trừ khả năng 2 nước láng giềng này hành động chung tại Jammu và Kashmir (J&K) trong bối cảnh thế giới đang tập trung vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Bên cạnh đó, Trung Quốc không ngừng khiêu khích Nepal nêu vấn đề biên giới với Ấn Độ. Tại Bhutan, Trung Quốc đang tiếp cận khu vực có thể di chuyển đến ngã ba phía Nam trong Hành lang Siliguri tuy hẹp nhưng rất quan trọng.

Để đối phó với Trung Quốc ở biên giới, Ấn Độ cần ít nhất vai trò trung lập của Nga. Ấn Độ cũng cần sự hỗ trợ của Mỹ cho tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Chẳng phải Mỹ hay Nga, Ấn Độ theo đuổi lợi ích chiến lược của chính mình
Đối với với Trung Quốc vẫn là "nỗi nhức nhối" của Ấn Độ. (Nguồn: PTI)

Bài toán Afghanistan và vũ khí

Điểm thứ hai, Ấn Độ không thể lơ là khi Afghanistan - dưới sự nắm quyền của lực lượng Taliban - đang đặt ra mối đe dọa an ninh đối với Ấn Độ cũng như khu vực Nam Á.

Pakistan công khai kỷ niệm việc chiếm được Afghanistan vì cho rằng đã đạt được "chiều sâu chiến lược chống lại Ấn Độ như mong muốn".

Điều này tạo ra các vấn đề an ninh cho Ấn Độ và các nước Trung Á. Việc Mỹ rút khỏi Afghanistan không chỉ gây hỗn loạn mà tạo điều kiện để Pakistan làm chủ tình hình. Mỹ hy vọng lợi ích của mình có thể được bảo vệ bằng cách liên kết với Pakistan.

Chính Nga đã tham khảo ý kiến của Ấn Độ và lập một cơ chế thường trực theo dõi diễn biến ở Afghanistan và chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố từ đó.

Điểm thứ ba, Ấn Độ thời gian qua nỗ lực tự chủ trong lĩnh vực quốc phòng song vẫn cần vũ khí và trang bị công nghệ tiên tiến. Khi Ấn Độ cố gắng mua hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow của Israel, dưới sức ép của Mỹ, thương vụ này bị chặn lại.

Nga đồng ý cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ; đồng thời sẵn sàng cung cấp các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và công nghệ tiên tiến đi kèm.

Dù duy trì quan hệ thân thiết với Trung Quốc, Nga vẫn không ngừng cung cấp vũ khí cho Ấn Độ ngay cả khi Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ ở biên giới.

Nga là nguồn cung vũ khí lớn nhất của Ấn Độ, chiếm hơn 60% trong nhiều năm qua. (Nguồn: PTI)
Nga vẫn là nguồn cung vũ khí lớn nhất của Ấn Độ, chiếm hơn 60% trong nhiều năm qua. (Nguồn: PTI)

Chơi với "năm quả bóng"

Thực tế là Ấn Độ cần quan hệ hữu nghị với cả hai nước. Ấn Độ cần sự hỗ trợ của Nga ở các nước Trung Á, cần dầu và khí đốt của Nga để đáp ứng các yêu cầu của mình.

Trong khi đó, Ấn Độ cũng cần sự giúp đỡ của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, Ấn Độ phản đối việc chuyển đổi nhóm Bộ tứ (Quad) thành một liên minh quân sự cũng như bất kỳ vai trò nào của liên minh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) trong Bộ tứ.

Ấn Độ đang duy trì quyền tự chủ chiến lược trong các vấn đề đối ngoại. Sự cân bằng chiến lược ngày càng tăng giữa Mỹ và Nga liên quan vấn đề Ukraine tạo ra một loạt thách thức chiến lược đối với Ấn Độ.

Tuy nhiên, giải pháp không phải là sự liên kết đơn giản với nước này hay nước kia. Theo chuyên gia S. D. Pradhan, tình hình cần được nhìn nhận một cách tổng thể và các ưu tiên của Ấn Độ không thể bị hy sinh cho một số cách tiếp cận cảm tính và không thực tế.

Ngày nay, thế giới đa cực tạo cơ hội để Ấn Độ áp dụng cách tiếp cận khéo léo nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của mình. Với lợi thế không bị cản trở bởi các liên minh quân sự, Ấn Độ phải thúc đẩy lợi ích quốc gia của mình bằng cách xác định và khai thác những mâu thuẫn do các mối quan hệ toàn cầu tạo ra.

Điều này không chỉ đòi hỏi phải mở rộng sức mạnh toàn diện của quốc gia mà còn phải tận dụng môi trường bên ngoài để tạo lợi thế cho mình.

Ấn Độ đang tham gia với nhiều bên vì lợi ích quốc gia, giống như Bismarck, người có thể chơi với năm quả bóng, giữ ba quả bóng luôn ở trên không và hai quả bóng trong tay.

Những "quả bóng" trong tay Ấn Độ là thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, kiềm chế Trung Quốc, cải thiện quan hệ với EU, giữ gìn quan hệ với Nga và đang hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực quan trọng, thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản, đồng thời phát triển quan hệ chiến lược với Australia.

Hiện tại, Ấn Độ đang nỗ lực vì hòa bình và đã yêu cầu cả Nga và Ukraine ngừng các hoạt động quân sự, tạo cơ hội ngoại giao để giải quyết vấn đề.

Ấn Độ đang hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine. Đây là cách tiếp cận đúng đắn có thể cứu Ukraine khỏi bị tàn phá thêm.

Mối quan hệ thân thiết của Ấn Độ với các nước tạo cơ hội để New Delhi đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hòa bình.


* Cựu Phó Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ, cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ.

Hợp tác chiến lược EU-Ấn Độ ở trung tâm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Hợp tác chiến lược EU-Ấn Độ ở trung tâm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

EU-Ấn Độ có mối quan hệ chiến lược thực chất, có thể giúp định hình lại thế giới và thúc đẩy trật tự đa cực ...

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới: Mỹ sẽ 'không đi một mình'

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới: Mỹ sẽ 'không đi một mình'

Bản chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới của Mỹ đã gửi gắm những thông điệp rõ ràng về chiến lược dài hạn của ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển nữ futsal Việt Nam giành chiến thắng trước đội tuyển nữ futsal Thái Lan ở trận chung kết để nhận HCV giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động