Châu Âu thời “hậu Merkel”

Châu Âu sẽ đi về đâu trong trường hợp “bà đầm thép” Angela Merkel không còn lãnh đạo nước Đức? Đó là vấn đề được ông Ashoka Mody* nêu ra trong một bài viết đăng trên Project Syndicate ngày 13/10.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chau au thoi hau merkel Tỷ lệ ủng hộ đảng CDU của bà Merkel giảm thấp kỷ lục
chau au thoi hau merkel Khi niềm tin của Thủ tướng Merkel bị lung lay

TG&VN xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết này.

Năm sau, nước Đức sẽ tổ chức bầu cử liên bang, và Quốc hội mới sẽ chọn ra vị Thủ tướng tiếp theo của đất nước. Cho dù bà Angela Merkel có tiếp tục đảm nhiệm chức Thủ tướng hay không, bản thân bà cũng như đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) cầm quyền đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong bối cảnh rối ren hiện nay, có thể nói rằng nhà lãnh đạo của Đức sẽ không còn quyền lực chi phối toàn bộ châu Âu.

Tiếng nói quyết định

Trong nhiều năm qua, Thủ tướng Đức rõ ràng có tiếng nói quan trọng, thậm chí mang tiếng quyết định, đối với hoạt động của Liên minh châu Âu (EU). Đơn cử như cựu Thủ tướng Helmut Kohl, sau khi tham gia quá trình thống nhất nước Đức giai đoạn 1989-1990, ông bắt đầu theo đuổi sứ mệnh gắn kết châu Âu. Ông Kohl ghi dấu ấn trong các bước phát triển quan trọng của liên minh như thỏa thuận Maastricht năm 1991 hay việc hình thành đồng tiền chung Euro năm 1998.

Trước năm 1998, ý tưởng về một đơn vị tiền tệ chung của châu Âu đã nhiều lần gặp thất bại. Một đồng minh của Kohl, ông Wolfgang Schauble - hiện là Bộ trưởng Tài chính Đức, cho biết năm 1994 chỉ có 5 nước, trong đó không có Italy, sẵn sàng chấp thuận việc sử dụng một đồng tiền chung. Tuy nhiên, cựu Thủ tướng Đức đương thời đã tích cực kêu gọi, vận động Rome tham gia vào việc sử dụng đồng Euro.

chau au thoi hau merkel
Từ trái qua phải: Helmut Kohl, Angela Merkel, Gerhard Schroder. (Nguồn: Contra Magazine)

Ông Gerhard Schroder, người kế nhiệm Thủ tướng Kohl, lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác đối với châu Âu. Là người không trải qua giai đoạn Thế chiến II, Schroder cũng như đại đa số người dân Đức bấy giờ tự tin rằng, nước Đức có thể tự đứng trên đôi chân mình mà không cần đến quan hệ với châu Âu.

Schroder tích cực theo đuổi các lợi ích quốc gia của Đức. Ông chỉ trích Ngân hàng Trung ương châu Âu khi cơ quan này giữ mức lãi suất quá cao, cũng như phản đối các quy tắc tài chính của châu Âu. Thậm chí, vị cựu Thủ tướng Đức còn gọi Chủ tịch Ủy ban châu Âu thời bấy giờ, ông Romano Prodi là “đồ ngu xuẩn”.

Sau đó, nền kinh tế Đức phát triển chững lại, và các biện pháp thắt lưng buộc bụng lại càng gây ra những hệ quả nặng nề hơn. Về phần mình, ông Schroder đã gần như lợi dụng các quy tắc mua bán doanh nghiệp của châu Âu để bảo vệ tập đoàn Volkswagen (Đức). Hành động mang tính ủng hộ châu Âu duy nhất của Schroder là “bật đèn xanh” cho Hy Lạp gia nhập Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone).

Nhà lãnh đạo của châu Âu

Từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình vào tháng 11/2005, Thủ tướng Đức Angela Merkel có những quyết định giống Schroder hơn là Kohl. Trẻ tuổi hơn Schroder và lớn lên ở Đông Đức, bà Merkel thậm chí không có trải nghiệm về châu Âu thời hậu Thế chiến. Chính vì vậy, bà Merkel tập trung làm tròn những nhiệm vụ trong nước.

Cách tiếp cận nói trên của bà Merkel là hợp lý khi các nền kinh tế châu Âu, trong đó có Đức, là một trong những trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Người dân châu Âu tin rằng đồng Euro tạo lực đẩy cho phát triển kinh tế, đồng thời góp phần dẫn đến sự liên minh về chính trị. Vì vậy, nói một cách đơn giản, EU không cần một nhà lãnh đạo cho cả liên minh.

Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu thay đổi từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, phơi bày những yếu kém trong cơ chế tiền tệ của EU. Là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, Eurozone đối mặt với nguy cơ phá sản của chính phủ Hy Lạp. Tháng 3/2010, khi Athens chắc chắn không thể tự mình giải quyết cuộc khủng hoảng, bà Merkel bắt đầu can thiệp một cách chậm rãi nhưng vô cùng chắc chắn.

Thực sự, bà Merkel không hề thích nhiệm vụ này. Bà Thủ tướng Đức vẫn luôn cho rằng đồng Euro là “cỗ máy từ địa ngục”, là gánh nặng cho kinh tế Đức. Thế nhưng bà không có lựa chọn khác, bởi bất cứ khi nào ra quyết định giải quyết một cuộc khủng hoảng, mọi con mắt lại đổ dồn về bà.

chau au thoi hau merkel
Bà Merkel luôn được kỳ vọng nhà lãnh đạo có thể giải quyết các cuộc khủng hoảng của châu Âu. (Nguồn: Vox Europe)

Bà Merkel hành động như một nhà lãnh đạo của toàn bộ châu Âu, nhưng vẫn tập trung bảo đảm những lợi ích của nước Đức. Bà hiểu rằng công chúng Đức sẽ không chấp nhận tiền thuế của họ được dành cho các công việc của châu Âu. Vì vậy, chi tiền cho Hy Lạp là một quyết định khó khăn. Cuối cùng, bà Merkel chỉ cung cấp cho Athens số tiền đủ để ngăn chặn một sự sụp đổ, và nỗ lực này hoàn toàn không thể chấm dứt cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Kết quả là cuộc khủng hoảng ở châu Âu cứ lan rộng dần và diễn biến theo những hình thức mới, chẳng hạn như trong ngành ngân hàng ở Italy.

“Chủ nghĩa dân tộc trách nhiệm”

Cuối năm 2011, bà Merkel vạch ra kế hoạch đưa các nhà kỹ trị lên lãnh đạo các chính phủ ở Hy Lạp và Italy. Không nhiều người ủng hộ việc này, và các phong trào chống đối bắt đầu nổi lên, thậm chí ở Đức như đảng “Sự thay thế cho nước Đức” (AfD).

Bà Merkel có quan điểm mang tính nguyên tắc về cuộc khủng hoảng di cư và bà đã quyết định việc Đức sẽ đón nhận hơn 1 triệu người di cư. Tuy nhiên, bà làm việc này mà không tham vấn với các đối tác châu Âu cũng như không quan tâm đến ý kiến của người dân Đức. Bà Merkel sớm phải trả giá cho quyết định đó. Đảng CDU của bà gần đây chịu hàng loạt thất bại trong các cuộc bầu cử địa phương, trong khi đảng cực hữu AfD lại đang giành nhiều lợi thế.

chau au thoi hau merkel
Những người ủng hộ đảng AfD cầm biểu ngữ phản đối bà Merkel. (Nguồn: Getty)

Hiện tại, bà Merkel vẫn được coi là nhà lãnh đạo của châu Âu, đơn giản bởi vì châu lục không có lựa chọn nào khác. Thủ tướng Italy Matteo Renzi vẫn muốn lấy lòng bà Merkel mỗi khi ông muốn “linh động” trong việc sử dụng ngân sách. Thủ tướng Anh Theresa May cũng chọn Đức là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên.

Thế nhưng, cả nước Đức và châu Âu đều đang thay đổi. AfD đạt được những thắng lợi gần đây là do đảng này kích động tâm lý chống châu Âu. Vì vậy, cho dù bà Merkel tái đắc cử vào năm sau, bà sẽ mất đi nhiều sự ủng hộ của người dân trong nước. Trong khi đó, nền kinh tế châu Âu nhìn chung vẫn đang trong tình trạng khó khăn, và tình hình hiện nay ở Italy đang đe dọa tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn ảnh hưởng đến toàn bộ châu lục. Niềm tin vào các thể chế của châu Âu đang bị lung lay. Các mối quan hệ thương mại giữa các nước châu Âu cũng được dự báo sẽ phai nhạt dần, khi các nhà xuất khẩu đang dần chuyển trọng tâm sang các thị trường ở châu Á và Mỹ.

Nếu bà Merkel không còn là Thủ tướng Đức, Hy Lạp có thể sẽ không được nhận khoản giảm nợ, kéo theo hệ quả nguy hiểm là quốc gia Nam Âu này sẽ rời khỏi Eurozone. Tuy nhiên, việc châu Âu không còn một người lãnh đạo chung có thể giúp chủ quyền quốc gia được củng cố hơn, dẫn đến điều mà Giáo sư Larry Summers (Đại học Harvard) gọi là “chủ nghĩa dân tộc trách nhiệm”. Theo đó, các nước châu Âu, bên cạnh việc thực hiện những lý tưởng chung của châu lục, cần quan tâm phục vụ lợi ích của người dân nước họ nhiều hơn nữa.

*Ashoka Mody là Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Princeton, Mỹ. Ông nguyên là trưởng đại diện của Đức tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

chau au thoi hau merkel Đức: Đảng của Thủ tướng Merkel thất thế trước AfD

Ngày 4/9, những kết quả dự đoán đầu tiên đã được đưa ra đối với cuộc bầu cử Nghị viện bang Mecklenburg - Vorpommern.

chau au thoi hau merkel Thủ tướng Đức: Châu Âu rất cần TTIP

Phát biểu trên kênh NDR Info (Đức) ngày 1/9, Thủ tướng Angela Merkel cho rằng, TTIP sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong ...

chau au thoi hau merkel Thủ tướng Đức thừa nhận từng sai lầm trong chính sách tị nạn

Lần đầu tiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng thừa nhận những sai lầm của nước Đức nói riêng và EU nói chung những năm ...

Quang Chinh (theo Project Syndicate)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Kết quả bóng đá hôm nay 23/12 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 23/12 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 23/12. KQBĐ hôm nay của Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Inter vs Como 1907...
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay ...
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay tàu ngầm.
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Giữa lúc Mỹ thông báo về một vụ 'bắn nhầm' máy bay chiến đấu trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12, Houthi lại ra tuyên bố khác về tình hình khi đó.
Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/12.
Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Thủ tướng Ấn Độ và Quốc vương Kuwait đã đồng ý nâng cấp quan hệ song phương lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Giáo hoàng gửi thông điệp Giáng sinh 2024, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á-Âu, lãnh đạo các nước SNG họp tại Nga... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động