Ngày 5/1, Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Kenneth Juster xác nhận, Washington đã hợp tác với New Delhi để chống lại những hành động gây hấn của Trung Quốc tại Đường kiểm soát thực tế (LAC). (Nguồn: The Hindu) |
Phát biểu tại một sự kiện mới đây do Quỹ nghiên cứu nhà quan sát (ORF) tổ chức với sự tham dự của giới ngoại giao và báo chí, Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Kenneth Juster xác nhận: “Sự phối hợp chặt chẽ của chúng tôi đóng vai trò quan trọng khi Ấn Độ đối đầu, có lẽ trên cơ sở lâu dài, với hoạt động gây hấn của Trung Quốc ở biên giới”.
Theo ông Juster, chính phủ Ấn Độ sẽ quyết định liệu có công bố những thông tin về sự hợp tác này hay không.
Đây là lần đầu tiên một quan chức xác nhận sự hợp tác quân sự giữa Mỹ và Ấn Độ trong thời gian xảy ra cuộc đối đầu giữa New Delhi và Bắc Kinh dọc LAC.
Trước đó, báo The Hindu đưa tin, trong vài tháng qua, Mỹ đã hỗ trợ Ấn Độ thông qua hoạt động cung cấp các dữ liệu không gian địa lý, bản đồ vệ tinh và mua sắm khẩn cấp trang phục chống chọi thời tiết khắc nghiệt.
Về mặt chính thức, Ấn Độ vẫn khẳng định đang giải quyết tình hình với Trung Quốc “trên phương diện song phương và bằng biện pháp ngoại giao”.
Đề cập quan hệ song phương Mỹ-Ấn trong những năm qua, Đại sứ Juster đánh giá: “Không có mối quan hệ song phương nào trên thế giới rộng lớn, phức tạp và phong phú về chất như quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ”.
Hợp tác chiến lược và quốc phòng song phương đặc biệt tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump, khi quân đội Mỹ đổi tên Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương thành Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM) và Bộ Ngoại giao Ấn Độ thành lập một đơn vị mới có tên Vụ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Đại sứ Juster đồng thời khuyến cáo, Ấn Độ cần nghiên cứu những tác động của quyết định mua hệ thống phòng không S-400 từ Nga, bởi kế hoạch này sẽ hạn chế “công tác chuyển giao công nghệ” và các hoạt động hợp tác quốc phòng khác giữa New Delhi và Washington.
Ngoài ra, nhà ngoại giao Mỹ còn nói về việc chính phủ của Thủ tướng Modi áp đặt ngày càng nhiều quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với một số hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, tăng thuế, đưa ra những hạn chế mới đối với dòng dữ liệu tự do và tạo ra môi trường pháp lý khó dự đoán hơn cho các nhà đầu tư.
Ông Juster cũng bày tỏ hoài nghi rằng, liệu chính sách “Ấn Độ tự lực” của New Delhi có dẫn đến mức thuế cao hơn và hạn chế khả năng tiếp cận của Ấn Độ đối với chuỗi cung ứng toàn cầu hay không.
| Tin thế giới 5/1: Ông Biden khó hiểu 'chấp niệm' của ông Trump; Iran lộ tham vọng lớn; Trung Quốc nổi giận đòi Mỹ giải thích liên quan Covid-19 TGVN. Bầu cử Mỹ 2020, tình hình Iran, quan hệ Mỹ-Trung Quốc, nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19... là một số sự kiện ... |
| Gặp gỡ Nhật Bản 2020: Kết nối và thúc đẩy hợp tác TGVN. Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Tổ chức Xúc tiến Mậu ... |
| Bầu cử Tổng thống Mỹ: Góc nhìn từ Ấn Độ TGVN. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày mai (3/11) sẽ không chỉ quyết định số phận của nước Mỹ mà còn tác động ... |