Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Triều Tiên: Tình xưa nghĩa mới

Minh Quân
TGVN. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Triều Tiên. Chuyến thăm “hiếm hoi” này của ông Tập Cận Bình tới Bình Nhưỡng có thể thay đổi gì trong tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên? Bình luận của Báo Thế giới và Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu tich tap can binh tham trieu tien tinh xua nghia moi Độ phụ thuộc của nền kinh tế Triều Tiên vào Trung Quốc ngày càng tăng
chu tich tap can binh tham trieu tien tinh xua nghia moi Trung Quốc - Triều Tiên chính thức thông cầu qua biên giới
chu tich tap can binh tham trieu tien tinh xua nghia moi
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh tháng 6/2018. (Nguồn: AP)
chu tich tap can binh tham trieu tien tinh xua nghia moi Diễn biến đáng chú ý liên quan đến Triều Tiên những ngày qua

TGVN. Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Triều Tiên, đã có nhiều diễn biến đáng chú ý từ ...

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Bình Nhưỡng (Từ 20-21/6). Sau 7 thập kỷ thiết lập, quan hệ Trung – Triều giờ đây đang ở ngã rẽ lịch sử: Bình Nhưỡng đang ở gần với phi hạt nhân hóa hơn bao giờ hết, còn Bắc Kinh lại đang có dấu hiệu đánh mất vai trò và tầm ảnh hưởng trong tiến trình này.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã 4 lần tới Trung Quốc, song lãnh đạo cường quốc châu Á lại chưa một lần ghé thăm thủ đô của quốc gia láng giềng kể từ khi nhậm chức năm 2012. Vậy điều gì đã khiến Chủ tịch Tập Cận Bình gấp rút tiến hành chuyến thăm Bình Nhưỡng chỉ với chưa đầy một tháng chuẩn bị như vậy?

Chuyến thăm vì ... ông Trump

Diễn biến phức tạp xung quanh cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung có lẽ là một câu trả lời. Ngày 18/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Hai bên đồng ý nối lại đàm phán thương mại trước thềm Thượng đỉnh G20 và khẳng định sẽ gặp gỡ bên lề sự kiện thường niên này. Áp lực đến từ mức thuế cao và động thái bài Huawei của Washington đã khiến Bắc Kinh ít nhiều ngậm đắng nuốt cay. Tuy nhiên, với tâm thế cường quốc, Trung Quốc cần “thua trên thế thắng” và mong muốn giành được nhiều lợi ích nhất có thể trong thỏa thuận thương mại với Mỹ.

Ngay tối hôm đó, ông Trump đã có bài phát biểu tại Florida, chính thức tuyên bố tham gia tranh cử Tổng thống năm 2020. Để nắm vị trí ông chủ Nhà Trắng một lần nữa, ông Trump đang bổ sung cho lý lịch của mình bằng nhiều thành tích đối ngoại như ráo riết gây áp lực cho Iran, tìm kiếm thỏa thuận thương mại với Trung Quốc... Vấn đề Triều Tiên là một trong số đó.

Tuy nhiên, tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên lại chưa có nhiều tiến triển sau Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai. Washington và Bình Nhưỡng vẫn giữ được thiện chí cần thiết, song chưa thể đồng thuận về giải pháp cụ thể, triển khai tiến trình phi hạt nhân hóa như đã cam kết. Triều Tiên liên tiếp kêu gọi dỡ bỏ cấm vận, trong khi Mỹ thận trọng trước những vụ thử tên lửa thị uy của Bình Nhưỡng.

chu tich tap can binh tham trieu tien tinh xua nghia moi Quan hệ Mỹ - Triều Tiên: Níu kéo giữ cầu

TGVN. Mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên luôn mưa nắng thất thường, có trách cứ, có làm lành rồi lại răn đe lẫn ...

Thêm vào đó, bất chấp những diễn biến gần đây, Trung Quốc tiếp tục là nhân tố lớn chi phối tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Harry Kazianis, chuyên gia tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia (Mỹ) cho rằng Washington đang hoàn toàn phụ thuộc vào Bắc Kinh để thực hiện chiến lược gây sức ép tối đa, bởi 90% hàng hóa xuất khẩu của Triều Tiên đi qua Trung Quốc. Một khi con đường này bị chặn, Bình Nhưỡng sẽ gặp không ít khó khăn và nhiều khả năng sẽ phải nhượng bộ, thậm chí ngồi lại vào bàn đàm phán. Khi ấy, một Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần ba trong năm nay hoàn toàn có thể xảy ra và sẽ là một thắng lợi lớn dành cho cả ông Trump và ông Tập.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc mong muốn cải thiện, hàn gắn quan hệ song phương với Triều Tiên; khẳng định vai trò trong tiến trình phi hạt nhân hóa, lấy đó làm con bài mặc cả với Tổng thống Mỹ Trump trong đàm phán thương mại trước thềm và gặp gỡ bên lề Hội nghị các Nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20). Cột mốc 70 năm quan hệ ngoại giao Trung – Triều khi ấy là cái cớ không thể tốt hơn để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp nhà nước Triều Tiên sau 14 năm gián đoạn.

Ai còn chờ ai

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc là “lành ít dữ nhiều” đối với chính quyền ông Kim Jong-un. Trên thực tế, tận dụng sự chủ động hiếm thấy đến từ người hàng xóm phương Bắc, Triều Tiên mong muốn tìm kiếm “thế và lực mới” trong đàm phán phi hạt nhân hóa, buộc Mỹ phải có nhượng bộ nhất định.

Đầu tiên, những bước tiến lớn trong quan hệ với Seoul, Washington và Moscow trong thời gian gần đây đã cải thiện vị thế của Bình Nhưỡng trong khu vực. Việc đón nguyên thủ cường quốc châu Á tới thăm thủ đô sau 14 năm gián đoạn sẽ một lần nữa khẳng định điều này.

Thêm vào đó, trong những lần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình luôn là người đứng đợi Chủ tịch Kim Jong-un tại Đại lễ đường Nhân dân thì giờ đây, mọi chuyện đã khác. Lần này, người đứng đợi ở Bình Nhưỡng là nhà lãnh đạo Triều Tiên và người khách từ phương xa không ai khác ngoài người đồng cấp Trung Quốc. Bình Nhưỡng giờ đây đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng có thể giúp Bắc Kinh phá vỡ thế bế tắc trong đàm phán thương mại với Washington.

Triều Tiên mong muốn cải thiện và mở rộng quan hệ với Trung Quốc, nhằm giảm áp lực đến từ lệnh cấm vận vẫn được duy trì của Mỹ và Liên hợp quốc. Dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, nền kinh tế Triều Tiên tăng trưởng 1 – 5% mỗi năm, với sự xuất hiện của nhiều mặt hàng mới như smartphone hay ô-tô Mercedes-Benz. Tuy nhiên, 80% hàng hóa tiêu dùng tại quốc gia này có xuất xứ từ Trung Quốc và một vài động thái “nới tay” của Bắc Kinh có thể giúp Bình Nhưỡng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh về kinh tế.

Với “thế và lực mới” từ Thượng đỉnh Mỹ - Triều và sự trợ giúp của Bắc Kinh, Bình Nhưỡng sẽ không phải nhún mình trước áp lực từ phía Washington. Điều này có thể khiến ông Trump gặp khó và ít nhiều phải nhượng bộ nếu muốn gặt hái được thành tựu cụ thể trước thềm bầu cử Tổng thống năm 2020.

Người Trung Quốc có câu “Thành dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà” để nói về Tiêu Hà, khai quốc công thần của nhà Hán định đoạt số phận của danh tướng Hàn Tín. Thưở hàn vi, Tiêu Hà là người đã tiến cử Hàn Tín làm thống soái ba quân, song khi thành danh, chính nhân vật này cũng là người mang đến cái chết cho vị mãnh tướng một thời.

Câu chuyện tay ba Trung – Triều – Mỹ giờ đây cũng ít nhiều mang một sắc thái tương tự: Trung Quốc có thể tạo lợi thế cho ông Trump trong tranh cử, song cũng thừa sức khiến ông Kim Jong-un giành ưu thế trên bàn đàm phán. Chỉ thời gian mới có thể trả lời cho quyết định của Bắc Kinh. Điều duy nhất chắc chắn có lẽ nằm ở việc cả Tiêu Hà hay Trung Quốc vẫn luôn mong mình là người chiến thắng.

chu tich tap can binh tham trieu tien tinh xua nghia moi Ngoại trưởng Trung Quốc sắp thăm Triều Tiên

Ngày 30/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ thăm ...

chu tich tap can binh tham trieu tien tinh xua nghia moi Trung Quốc sắp cử đoàn nghệ thuật tới Triều Tiên

Hãng thông tấn Yonhap ngày 8/4 dẫn nguồn báo Nikei của Nhật Bản cho biết, Trung Quốc đang lên kế hoạch cử một đoàn biểu ...

chu tich tap can binh tham trieu tien tinh xua nghia moi Trung Quốc - Triều Tiên nhất trí thúc đẩy quan hệ song phương

Ngày 17/11, Đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Tống Đào đã nhất trí với ông Choe Ryong Hae, phụ ...

Đọc thêm

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản ...
U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

Quan Văn Chuẩn thừa nhận mắc sai lầm dẫn đến tình huống U23 Việt Nam phải nhận bàn thua trước U23 Iraq, dừng chân ở tứ kết VCK U23 châu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 - MU vs Burnley; Serie A vòng 34 - Juventus vs ...
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel ...
Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Chuyến thăm hai ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao...
CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu Meta tiếp tục giảm khiến cho tài sản ròng của Mark Zuckerberg “bốc hơi” hơn 18 tỷ USD. Nhưng ông chủ ...
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động