Chuyên gia Đức: EVFTA là trợ lực giúp Việt Nam phục hồi kinh tế

Linh Chi
Cùng với EVFTA, các FTA đang có giúp Việt Nam đa dạng hóa các đối tác thương mại, từ đó, tăng cường khả năng ứng phó và phục hồi kinh tế của quốc gia Đông Nam Á trước các khó khăn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trao đổi với TG&VN, GS.TS Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam nhận định, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% năm 2022 của Chính phủ Việt Nam có thể được coi là thực tế, bởi Việt Nam đang đi đúng hướng về chính sách tài khóa, tiền tệ và môi trường kinh tế tự do, cùng các chính sách thân thiện với nhà đầu tư vẫn đang được áp dụng.

Chuyên gia Đức: EVFTA là trợ lực giúp Việt Nam phục hồi kinh tế
GS.TS Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam. (Ảnh: Linh Chi)

Sau một năm vật lộn chống dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đang dần "trở lại đường đua”. Ông đánh giá thế nào về đà phục hồi của nền kinh tế 4 tháng đầu năm 2022?

Đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm 2022 rất ấn tượng.

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2022, GDP ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ. Việt Nam đã có sự phục hồi toàn diện trên mọi lĩnh vực: Nông nghiệp tăng trưởng 2,45%. Công nghiệp tăng trưởng 6,38%, trong đó khu vực công nghiệp chế biến chế tạo - động lực tăng trưởng quan trọng - tăng 7,79%.

Đáng chú ý, ngành “đáng lo ngại” nhất là lĩnh vực dịch vụ trong quý I/2022 cũng tăng 4,58%, gấp gần 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, tình hình đăng ký doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2022 có nhiều khởi sắc. Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình có khoảng 20 nghìn công ty được thành lập mới mỗi tháng. Đây là một chỉ báo tốt cho sự phục hồi kinh tế.

Thương mại quốc tế trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nhập khẩu tăng 15,7%, trong khi xuất khẩu tăng 16,4% trong 4 tháng đầu năm, mặc dù không cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm 2021.

Ngân hàng Nhà nước đã không đi theo xu hướng chính sách tiền tệ tràn lan trên toàn cầu. Việt Nam không áp dụng chính sách lãi suất 0% đầy rủi ro, cũng như không thực hiện in tiền quá nhiều. Như vậy, lạm phát chỉ là một nỗi lo nhỏ đối với nền kinh tế.

Theo ông, động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong thời gian còn lại của năm 2022 là gì?

Theo dự đoán của tôi, giống như năm 2021, nền kinh tế nhiều khả năng sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn trong quý III, IV/2022, đặc biệt là khi ngành du lịch đang chuyển sang trạng thái năng động. Các yếu tố tạo nên động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay bao gồm:

Thứ nhất, lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu từ du lịch, dịch vụ ăn uống và lưu trú và hoạt động bán lẻ vẫn ở mức tăng trưởng cao, lần lượt là 10,5%, 5,2% và 7,6%.

Thứ hai, về thương mại. Việt Nam trở thành một đối tác đầy hứa hẹn trong bản đồ thương mại thế giới. Tuy nhiên, thương mại cũng có thể là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ lạm phát cao trên thế giới ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế trong nước.

Có thể thấy, triển vọng tăng trưởng trong năm 2022 là khá lạc quan. Vậy những rủi ro tiềm ẩn thì sao? Cần lưu ý điều gì để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và đạt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% như Chính phủ đã đề ra?

Những khó khăn của nền kinh tế do tác động của các biện pháp chống Covid-19 trên toàn cầu vẫn còn tồn tại. Câu hỏi đặt ra là liệu các biện pháp phong tỏa ở một số quốc gia có quá khắc nghiệt và có ảnh hưởng quá nhiều đến nền kinh tế?

Hệ quả của các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 đang trở nên rõ ràng ở các nước phương Tây. Bên cạnh đó, lạm phát đang gia tăng trên toàn thế giới. Ở một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), lạm phát đã lên tới hai chữ số.

Thương mại quốc tế trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nhập khẩu tăng 15,7% trong khi xuất khẩu tăng 16,4% trong 4 tháng đầu năm mặc dù không cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm 2021.

Nhiều chính phủ và ngân hàng trung ương tại các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, đã phải tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ do lo ngại lạm phát. Điều này sẽ khiến cho các chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế bị thu hẹp, ảnh hưởng đến khả năng điều hành chính sách trong nước.

Không chỉ thế, tại các nước công nghiệp phát triển đang tiềm ẩn nguy cơ lạm phát đình trệ. Điều này có thể tác động đến Việt Nam, mặc dù chính sách tài khóa và tiền tệ ở quốc gia Đông Nam Á này khá vững chắc.

Bên cạnh đó, sự phục hồi của kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi những sự kiện địa chính trị. Đơn cử như cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng, vì nhiều hoạt động giao thương lương thực ở Bắc Phi phụ thuộc vào Đông Âu. Tình hình Covid-19 ở Trung Quốc cũng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Có thể thấy, bất ổn chính trị thế giới leo thang, giá dầu và các mặt hàng cơ bản khác tăng mạnh có thể gây ra những rủi ro cho đà phục hồi toàn cầu, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là về thương mại và đầu tư.

Standard Chartered duy trì dự báo lạm phát cho Việt Nam ở mức 4,2% năm 2022 và 5,5% năm 2023. Ngân hàng này cho rằng, yếu tố nguồn cung sẽ mang lại nguy cơ gia tăng lạm phát, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị hiện nay.

Ngoài ra, những rủi ro của lĩnh vực tài chính tiền tệ như chất lượng tín dụng kém, nợ xấu gia tăng, thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự được khắc phục. Những vấn đề này có thể tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác, đặc biệt là đến tiềm năng tăng trưởng và phục hồi của nền kinh tế trong trung và dài hạn.

Việc Việt Nam đạt được mức tăng trưởng kinh tế 6-6,5% năm 2022 phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài.

Tuy nhiên, mục tiêu này có thể được coi là thực tế bởi Việt Nam đang đi đúng hướng về chính sách tài khóa, tiền tệ và môi trường kinh tế tự do, với các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là FTA Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các chính sách thân thiện với nhà đầu tư vẫn đang được áp dụng. Việt Nam có thể trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Ông đánh giá thế nào về tác động của Hiệp định EVFTA đối với sự phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2022?

Những tác động tích cực của EVFTA là rất rõ ràng. Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đạt 57 tỷ USD.

Chỉ số chu kì kinh tế (BCI) trong quý I/2022 đã tăng lên 73. Các doanh nghiệp châu Âu bày tỏ sự lạc quan hơn sau khi Việt Nam nới lỏng các hạn chế liên quan đến chống dịch và tiếp tục tăng tốc phát triển kinh tế.

Áp lực cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh mà Hiệp định EVFTA đặt ra trở thành một “công cụ” hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện môi trường kinh doanh được Chính phủ Việt Nam đưa ra trong Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, các FTA đang có cũng giúp Việt Nam đa dạng hóa các đối tác thương mại, từ đó, tăng cường khả năng ứng phó và phục hồi của Việt Nam trước các khó khăn.

Nhìn chung, EVFTA là một trong những trợ lực giúp Việt Nam phục hồi kinh tế, nhưng nên chú ý đến những thách thức vẫn còn tồn tại. Việt Nam và EU không nên bỏ qua một số vấn đề ảnh hưởng đến quan hệ song phương và việc thực thi Hiệp định lịch sử này. Cụ thể như:

Các phản ứng quyết liệt trên toàn thế giới đối với đại dịch Covid-19 và diễn biến phức tạp của đại dịch trên toàn cầu đã làm giảm sức mua ở hai thị trường Việt Nam và EU. Vấn đề này có thể làm gián đoạn và chuyển dịch chuỗi sản xuất (tình trạng thiếu lao động, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất...).

Các FTA đang có cũng giúp Việt Nam đa dạng hóa các đối tác thương mại, từ đó, tăng cường khả năng ứng phó và phục hồi của quốc gia Đông Nam Á trước các khó khăn.

Ngoài ra, hạn chế đi lại ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại ra thị trường nước ngoài, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tận dụng các cơ chế sẵn có. Doanh nghiệp Việt Nam còn khó khăn trong việc tìm hiểu các cam kết và quy định của EVFTA và còn vướng mắc về các thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

Song song với đó, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp khó khăn trong một số lĩnh vực chủ chốt trong Hiệp định như dệt may (khó đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi), nông sản, thực phẩm (thiếu cơ sở chiếu xạ, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của EU trước khi xuất khẩu).

Sau gần hai năm thực thi EVFTA, Việt Nam và EU cần làm gì để tận dụng được hết những lợi ích mà EVFTA mang lại?

Để tận dụng được mọi lợi ích của EVFTA, EU cần hỗ trợ kỹ thuật và nguồn lực cho các cơ quan, tổ chức của Việt Nam để sử dụng hiệu quả EVFTA (thông qua phổ biến, tuyên truyền, tham vấn, xúc tiến thương mại...). Vấn đề này cũng bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để giúp các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS).

Hơn nữa, Việt Nam cần xử lý nhanh hơn nữa việc gỡ thẻ vàng IUU đối với đánh bắt hải sản.

Ngoài ra, một số vấn đề quan trọng mà Bộ Công Thương vạch ra cho năm 2022 cũng cần lưu ý như: Làm việc với các cơ quan liên quan về cơ sở hạ tầng, tăng cường kết nối và giảm chi phí hậu cần; làm việc với các tỉnh biên giới để tạo thuận lợi về thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa; giảm thiểu các thách thức về cơ sở hạ tầng cảng biển.

Đồng thời, nâng cao nhận thức về các phát triển thị trường chính và thị trường ngách; tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin; đề xuất các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất trong nước.

Tất cả những trở ngại này đều có thể vượt qua nếu cả hai bên tiếp tục cam kết tự do thương mại và hợp tác đa phương. Đặc biệt, trong tình trạng khủng hoảng toàn cầu, hợp tác kinh tế chặt chẽ có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho cả hai bên.

Xin cảm ơn ông!

GS.TS. Andreas Stoffers: Không dài sức để giãn cách mãi, phát triển kinh tế là nhiệm vụ sống còn

GS.TS. Andreas Stoffers: Không dài sức để giãn cách mãi, phát triển kinh tế là nhiệm vụ sống còn

Sẽ còn rất nhiều trở ngại phía trước mà Chính phủ Việt Nam cần giải quyết để đưa nền kinh tế phục hồi trở lại ...

TS. Nguyễn Quốc Việt: Kinh tế Việt Nam sẵn sàng cất cánh

TS. Nguyễn Quốc Việt: Kinh tế Việt Nam sẵn sàng cất cánh

Trong thời gian còn lại của năm 2022, nhiều “trợ thủ” sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh ...

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam với Hiệp định EVFTA

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Việt Nam-Cuba: Làm sâu sắc quan hệ thông qua kênh hợp tác nghị viện

Việt Nam-Cuba: Làm sâu sắc quan hệ thông qua kênh hợp tác nghị viện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Quốc hội Cuba với những nội dung, cơ chế hợp ...
Từ sắc phục sari tới món cà ri: Trải nghiệm đất nước Ấn Độ thu nhỏ tại Việt Nam

Từ sắc phục sari tới món cà ri: Trải nghiệm đất nước Ấn Độ thu nhỏ tại Việt Nam

Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ".
Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu. Kể từ khi ra đời đã tạo ra ...
Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 1/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di ...
Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn ...
Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu. Kể từ khi ra đời đã tạo ra tổng doanh thu ước tính ...
‘Cổ tích’ về các quỹ đầu tư Trung Đông

‘Cổ tích’ về các quỹ đầu tư Trung Đông

Các khoản đầu tư tỷ USD đang dần thay thế dầu mỏ, tạo dựng 'quyền lực mới' cho các nền kinh tế Trung Đông.
Thực hiện đúng cam kết trong OPEC+, Iraq xác nhận làm điều này

Thực hiện đúng cam kết trong OPEC+, Iraq xác nhận làm điều này

Nền kinh tế Iraq phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu dầu thô, chiếm khoảng 90% nguồn thu của nước này.
Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Một công ty tại New York bị trừng phạt, Washington siết giao dịch mua bất động sản của nước ngoài gần căn cứ quân sự

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Một công ty tại New York bị trừng phạt, Washington siết giao dịch mua bất động sản của nước ngoài gần căn cứ quân sự

Mỹ áp dụng mức phạt 500.000 USD đối với công ty GlobalFoundries có trụ sở ở New York do đã vận chuyển chip tới một công ty ở Trung Quốc.
Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh - cơ hội mua vào ngay lúc này, 'diễn biến lạ' ở thị trường trong nước?

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh - cơ hội mua vào ngay lúc này, 'diễn biến lạ' ở thị trường trong nước?

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh - cơ hội mua vào ngay lúc này, 'diễn biến lạ' ở thị trường trong nước?
Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa

Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa

Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa. Họ đã chuẩn bị chu đáo từng bước để tiến tới mục tiêu này?
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Giá chung cư tăng mạnh, cục bộ lên tới 40% theo quý, thủ tục chuyển đất trồng hoa màu sang đất thổ cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Đất nền Vành đai 4 hút nhà đầu tư, nguyên tắc đóng góp khi xây lại nhà chung cư… là những tin bất động sản mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Dư thừa căn hộ cao cấp, thiếu nhà ở vừa túi tiền đa số người dân, thủ tục mua bán căn hộ chung cư năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Giá chung cư Hà Nội chỉ tăng không giảm, hoàn tất thoái vốn khỏi pháp nhân chủ đầu tư 'siêu' dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Đề xuất biện pháp hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại để kiếm lời, kịch bản thị trường quý IV/2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES đã khẳng định vị thế là đơn vị dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà ở, thiết lập các tiêu chuẩn ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11 ghi nhận USD giảm so với Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10 ghi nhận USD đã giảm giá so với các loại tiền tệ chính khác.
Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Từ ngày 21-24/10/2024 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đoàn công tác của Agribank do Phó Tổng giám đốc Đoàn Ngọc Lưu làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Sibos (SWIFT International Banking Operations Seminar) ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong 3 tháng so với đồng Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10 ghi nhận đồng USD đã ổn định, đồng Yen Nhật chạm mức thấp nhất trong 3 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10 ghi nhận thị trường kỳ vọng đà tăng của đồng USD sẽ tiếp tục trong vài tuần tới.
Phiên bản di động