'Cuộc chiến' công thư: Cơ sở pháp lý kiểu... Trung Quốc trên Biển Đông đang lung lay

Hồng Phúc
TGVN. Sau những diễn biến gần đây, Biển Đông một lần nữa trở thành tâm điểm thảo luận không chỉ ở Đông Nam Á, bắt đầu từ việc Malaysia đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng của nước này ra ngoài khu vực 200 hải lý lên Liên hợp quốc (LHQ) năm 2019 và kể từ đó, các công thư khác của các bên liên quan cũng được đưa ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Đối phó với Trung Quốc, Indonesia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông
Vì sao Việt Nam có công hàm phản đối yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông?
0525 tq
Điều đặc biệt là giờ đây, các lập luận phản đối Trung Quốc ở Biển Đông được chính thức đệ trình lên LHQ và được cơ quan này ghi nhận. (Nguồn: Reuters)

Trên thực tế, phần lớn công thư đó vẫn nhắc lại các quan điểm trước đây, song trở nên “hợp thời” không chỉ bởi chúng được đệ trình sau công thư của Malaysia, mà đặc biệt sau phán quyết của Tòa trọng tài ở La Haye năm 2016 về tranh chấp Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.

Điều thú vị là các lập luận không được đưa ra trong các cuộc họp báo hay tuyên bố chính thức như trước, mà giờ đây nó được chính thức đệ trình lên LHQ và được cơ quan này ghi nhận.

Tòa trọng tài, được thành lập dựa trên Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, đã đưa ra phán quyết rõ ràng về tuyên bố “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc, theo đó một quốc gia không thể tuyên bố chủ quyền lãnh hải vượt ra ngoài các điều khoản của UNCLOS. Như vậy, cái gọi là “đường 9 đoạn” là trái với luật pháp. Về quy chế hàng hải, tất cả các thực thể chưa được xác định rõ không thể hưởng quy chế Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý, mà chỉ được hưởng tối đa 12 hải lý.

Sự phản đối bền bỉ

Phản ứng trước công thư của Malaysia, Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh lại quan điểm về cái gọi là “quyền lịch sử” của họ trên Biển Đông. Trung Quốc cũng coi phán quyết của Tòa là không công bằng và bất hợp pháp. Trung Quốc không chấp nhận cũng như không tham gia vào vụ phân xử của Tòa và như vậy, sẽ không chấp nhận hay công nhận phán quyết đó.

Trong khi đó, Indonesia một lần nữa thể hiện sự phản đối bền bỉ của nước này. Các lập luận của họ không chỉ được đưa ra dựa trên và phù hợp với các công thư trước đó đệ trình lên LHQ (năm 2010), mà còn đề cập phán quyết của Tòa trọng tài.

Họ lặp lại quan điểm từ lâu của Jakarta rằng Indonesia không phải là một bên trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và quan điểm của Indonesia về các quy chế hàng hải của các thực thể trên Biển Đông đã được phán quyết của Tòa xác nhận.

Hơn nữa, Indonesia cũng lập luận rằng cái gọi là “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và đã được xác nhận trong phán quyết của Tòa. Ngoài Indonesia, một số nước khác cũng đưa ra phản đối pháp lý chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lên LHQ.

Trung Quốc đã bày tỏ phản đối mạnh mẽ quan điểm của Indonesia, ngoại trừ luận điểm rằng không có tranh chấp lãnh thổ nào trên Biển Đông giữa Indonesia và Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định hai bên có các tuyên bố chồng lấn về “quyền và lợi ích hàng hải” ở một số khu vực trên Biển Đông.

Đề xuất đàm phán song phương

Tin liên quan
Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Một lập luận “thú vị” được Trung Quốc nêu ra và truyền đạt tới Indonesia, đó là đề xuất đàm phán về “các quyền và lợi ích hàng hải chồng lấn”. Như vậy, nếu xét về các điều khoản pháp lý, có phải Trung Quốc đang thực thi Điều 283 của UNCLOS về “nghĩa vụ trao đổi ý kiến” hay không?

Điều 283 (1) của UNCLOS quy định rõ rằng “khi bất đồng nảy sinh giữa các quốc gia về việc diễn giải hoặc áp dụng Công ước này, các bên tranh chấp nên nhanh chóng tiến tới trao đổi ý kiến liên quan đến việc giải quyết thông qua đàm phán hoặc các công cụ hòa bình khác”.

Nếu như đây là ý định của Trung Quốc, và sau đó các bên phải xem xét thêm nhiều vấn đề pháp lý đặc biệt nếu tiến trình đàm phán thất bại, thì liệu nó có trực tiếp kích hoạt Điều 297 về “Lựa chọn các quy trình pháp lý”, như khởi kiện lên Tòa Trọng tài, hay không?

Tuy nhiên, Indonesia đã thẳng thừng phủ nhận khả năng tổ chức đàm phán song phương với Trung Quốc. Indonesia không có lý do gì (về mặt pháp lý) để tiến hành các cuộc đàm phán như vậy. Họ không có tuyên bố hàng hải chồng lấn với Trung Quốc, do vậy việc tổ chức đàm phán về phân định ranh giới trên biển là không có cơ sở.

Đề xuất về việc tổ chức đàm phán song phương là không hề mới và sẽ luôn bị Indonesia bác bỏ. Trong tương lai, Trung Quốc nên giải thích rõ ràng về cơ sở pháp lý để tiến hành cuộc đàm phán như vậy, liệu nó dựa trên Điều 76 và Điều 83 về thềm lục địa, hay Điều 56 liên quan đến khai thác EEZ hay cơ sở pháp lý nào khác?

Sự ngoan cố của Trung Quốc

Sự phản đối của các quốc gia khác nhau đối với tuyên bố chủ quyền hàng hải của Trung Quốc, đặc biệt khi nhắc tới phán quyết của Tòa trọng tài này có thể làm suy yếu yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm cả trong các điều khoản pháp lý.

Mặc dù các quốc gia này phản đối yêu sách của Trung Quốc dựa trên phán quyết được đưa ra theo Điều 297 của UNCLOS, nhưng mặt khác Bắc Kinh vẫn duy trì lập trường dựa trên tuyên bố chủ quyền đơn phương dựa theo lịch sử, vốn đã bị Tòa trọng tài bác bỏ.

Trung Quốc giờ đây phải chứng minh rằng các tuyên bố của mình dựa trên luật quốc tế, hoặc phải tiến tới tìm ra các lập luận pháp lý mới để phù hợp với các cấu trúc pháp lý quốc tế hiện hành liên quan đến tranh chấp Biển Đông, bao gồm phán quyết của Tòa Trọng tài.

Cựu Đại sứ Gokhale: Mỹ-Trung 'lên gân' và Ấn Độ không thể 'lớt phớt' với vấn đề Biển Đông

Cựu Đại sứ Gokhale: Mỹ-Trung 'lên gân' và Ấn Độ không thể 'lớt phớt' với vấn đề Biển Đông

TGVN. Bài viết của cựu Bí thư Đối ngoại Ấn Độ Vijay Gokhale, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc trên báo Indian Express là ...

Thông điệp Mỹ gửi tới Trung Quốc tại Biển Đông: Bắc Kinh đừng tính toán sai lầm

Thông điệp Mỹ gửi tới Trung Quốc tại Biển Đông: Bắc Kinh đừng tính toán sai lầm

TGVN. Gần đây, Mỹ liên tục có những động thái cương quyết hơn tại khu vực Thái Bình Dương. Các chuyên gia cho rằng, đây ...

Mỹ đang gửi những thông điệp quan trọng tới Trung Quốc tại Biển Đông

Mỹ đang gửi những thông điệp quan trọng tới Trung Quốc tại Biển Đông

TGVN. Tình hình Biển Đông đang diễn biến hết sức căng thẳng khi hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc liên tục có những động thái ...

(theo Mordern Diplomacy)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động