Cuộc chơi của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương

Hồng Phúc
Trong bài viết trên The Diplomat ngày 10/1, ông Mohamed Zeeshan* đánh giá các chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị tới Maldives và Sri Lanka báo hiệu khá rõ ràng các ưu tiên của Trung Quốc, đó là tập trung vào Nam Á và Ấn Độ Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa (thứ hai từ trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khảo sát dự án thành phố cảng ở Colombo. (Nguồn: EPA-EFE)
Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa (thứ hai từ trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khảo sát dự án thành phố cảng ở thủ đô Colombo ngày 9/1. (Nguồn: EPA-EFE)

Theo truyền thống, các ngoại trưởng Trung Quốc bắt đầu các hoạt động ngoại giao vào dịp đầu năm mới với chuyến công du châu Phi.

Nhưng năm nay, Ngoại trưởng Vương Nghị đã bổ sung một vài điểm đến cho chuyến công du đầu năm. Sau 4 ngày ở Đông Phi, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đến Maldives và Sri Lanka.

Vấn đề thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng trong ngoại giao. Đó là lý do tại sao trong 32 năm qua, Trung Quốc đã chọn châu Phi cho chuyến xuất ngoại đầu tiên trong năm của ngoại trưởng, thể hiện tầm quan trọng của lục địa giàu tài nguyên đối với các kế hoạch lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh.

Những năm qua, Trung Quốc đã thành công trong cuộc chạy đua với phương Tây để trở thành đối tác kinh tế hàng đầu của châu Phi, thu hút các nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược trên khắp châu lục này.

Nhưng trong năm 2022, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ chứng tỏ tầm quan trọng không kém - nếu không muốn nói là hơn - trong cuộc cạnh tranh địa chính trị của Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh.

Bằng cách ghé thăm Maldives và Sri Lanka trên đường trở về từ châu Phi, Ngoại trưởng Vương Nghị đã cho thấy rõ các ưu tiên của Bắc Kinh: Trung Quốc đang tập trung giành quyền kiểm soát ở Nam Á và Ấn Độ Dương, ngay cả khi nước này phải đối mặt với những xung đột và thù địch ở Đài Loan, Hong Kong và khu vực Thái Bình Dương rộng lớn hơn.

Chiến lược hợp lý

Ông Mohamed Zeeshan đánh giá việc Trung Quốc "quyết chiến" ở mặt trận Nam Á và Ấn Độ Dương là một chiến lược hợp lý.

Về mặt chính trị, Bắc Kinh thích các vùng biển “yên bình” ở Nam Á và Ấn Độ Dương hơn là ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương - nơi "chứa chấp" nhiều trở ngại của nước này như sự phản đối của Đài Loan, các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, vô số bất đồng với Australia và New Zealand.

Ngược lại, phần lớn Nam Á và Ấn Độ Dương tương đối ôn hòa hơn. Tại Sri Lanka, gia tộc thống trị do Tổng thống Gotabaya Rajapaksa lãnh đạo - người trở lại nắm quyền vào năm 2019 - tỏ ra thân thiện với Bắc Kinh hơn.

Trong khi người tiền nhiệm của ông Rajapaksa nỗ lực duy trì sự cân bằng mong manh giữa Ấn Độ và Trung Quốc, chính phủ mới cho thấy họ sẵn sàng xích lại gần Bắc Kinh hơn, ngay cả khi đối mặt với sự phản đối từ các đối thủ trong nước.

Tại Maldives, cựu Tổng thống thân Trung Quốc Abdulla Yameen đã bị lật đổ vào năm 2018, nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ đó.

Chính phủ liên minh kế nhiệm Yameen đã bị bủa vây bởi những cuộc tranh cãi nội bộ, và bản thân ông Yameen đã được tuyên bố trắng án và được trả tự do hồi tháng trước. Ngay sau đó, người ta thấy ông tham gia chiến dịch “Ấn Độ hãy rời khỏi đây” (India Out) – chiến dịch phản đối sự hiện diện quân sự của Ấn Độ (mặc dù chính phủ tuyên bố không có sự hiện diện nào như vậy).

"Cú bồi" từ Covid-19

Tin liên quan
Nga-Ấn tăng cường quan hệ đối tác ở Nga-Ấn tăng cường quan hệ đối tác ở 'sân sau' của Ấn Độ

Tuy nhiên, giữa thời điểm đại dịch Covid-19, khi kinh tế có thể lấn át chính trị cũng là lúc Trung Quốc cảm thấy "đau đầu" trong việc tìm cơ hội "tán tỉnh" các quốc gia Nam Á và Ấn Độ Dương.

Ở một số quốc gia như Sri Lank, đầu tư của Trung Quốc vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà lãnh đạo đối lập thường xuyên nói về “bẫy nợ” do Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh gây ra. Những lo ngại đó càng trở nên tồi tệ hơn khi dịch Covid-19 tàn phá nền kinh tế.

Theo hãng tin AP, dự trữ ngoại hối của Sri Lanka hiện giảm xuống còn khoảng 1,6 tỷ USD - chỉ đủ cho một vài tuần nhập khẩu. Riêng năm 2022, Sri Lanka phải đối mặt với khoản nợ nước ngoài lên tới hơn 7 tỷ USD. Lạm phát đã tăng lên hơn 12% vào cuối tháng 12/2021 và lạm phát lương thực đã tăng lên hơn 22%.

Những vấn đề tương tự đã tàn phá Maldives, quốc gia đang nợ Trung Quốc tương đương 40% GDP. Đại dịch đã khiến phần lớn ngành du lịch dịch vụ, vốn chiếm 30% GDP và hơn 60% doanh thu từ nước ngoài của của Maldives, phải đóng cửa.

Cả Maldives và Sri Lanka đã bị các cơ quan xếp hạng tín nhiệm khác nhau hạ mức đánh giá tăng trưởng do thảm họa đại dịch ở hai quốc gia này. Khi ông Vương Nghị đến Colombo hồi cuối tuần trước, Tổng thống Rajapaksa đã yêu cầu Trung Quốc tái cơ cấu nợ cho Sri Lanka.

Không có đối thủ

Nhưng vấn đề đối với Sri Lanka và Maldives là các đối thủ của Trung Quốc cũng không thể "vượt mặt" Bắc Kinh.

Kể từ khi Tổng thống Yameen bị lật đổ hồi năm 2018, Ấn Độ đã thực hiện một số bước đi quan trọng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Maldives vào Trung Quốc.

New Delhi hiện đang điều hành dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất ở Maldives - dự án xây cầu, hầm qua biển kết nối Ấn Độ với Sri Lanka - và khoảng 45 dự án phát triển lớn trị giá hơn 2 tỷ USD. Ấn Độ cũng đóng góp tỷ trọng lớn nhất về lượng khách du lịch đến Maldives trong vài năm qua - gần 300.000 người chỉ tính riêng trong năm 2021.

Tuy nhiên, sự lao đao của kinh tế Ấn Độ do đại dịch đã đến nghi ngờ về khả năng của New Delhi trong việc cạnh tranh nhất quán với ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh.

Trước khi ông Rajapaksa đưa ra lời kêu gọi với Vương Nghị hồi cuối tuần trước về tái cơ cấu nợ, tháng 2/2020, Sri Lanka đã yêu cầu Ấn Độ gia hạn thời gian trả nợ nhưng New Delhi lại không đáp ứng yêu cầu đó.

Colombo gần đây cũng đưa ra nhiều yêu cầu về hạn mức tín dụng khẩn cấp để nhập khẩu thực phẩm, nhiên liệu và thuốc, cũng như một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ. New Delhi cũng không phản hồi những đề xuất đó.

Mặc dù có những lợi thế về lịch sử, Ấn Độ gần đây đánh mất dần ưu thế về thương mại với Trung Quốc. Theo số liệu từ cơ quan Observatory of Economic Complexity (OEC), từ tháng 9/2020 đến tháng 9/2021, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Sri Lanka tăng hơn 85%, thương mại giữa Trung Quốc và Maldives cũng tăng 80% trong cùng thời kỳ. Trong khi đó, quan hệ thương mại của Ấn Độ vẫn tương đối bằng phẳng.

Khi virus SARS-CoV-2 tiếp tục hoành hành, các quốc gia sẽ tìm cách liên kết mạnh mẽ hơn với các cường quốc trong khu vực có khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế của họ.

Năm 2020, khi được hỏi tại sao Colombo tiếp tục quay trở lại với Trung Quốc để gánh thêm nợ, một bộ trưởng Sri Lanka chỉ nói rằng Trung Quốc có “nhiều tiền mặt nhất hiện nay”.

Thực tế đó khiến lợi thế chắc chắn nghiêng về Bắc Kinh.


* Tổng Biên tập Freedom Gazette (Ấn Độ)

Trung Quốc-Maldives khởi động năm kỷ niệm đặc biệt

Trung Quốc-Maldives khởi động năm kỷ niệm đặc biệt

Trung Quốc và Maldives ký nhiều thỏa thuận quan trọng trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới thủ đô Male từ ...

Trung Quốc thể hiện quan tâm ngày càng lớn với các nước ven biển Ấn Độ Dương

Trung Quốc thể hiện quan tâm ngày càng lớn với các nước ven biển Ấn Độ Dương

Theo báo The Hindu, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ bắt đầu năm mới từ ngày 4/1/2022 với chuyến công du tới 5 quốc ...

Đọc thêm

5 mẫu xe điện có tầm vận hành khủng về Việt Nam trong năm 2024

5 mẫu xe điện có tầm vận hành khủng về Việt Nam trong năm 2024

Trong năm 2024, thị trường xe điện Việt Nam tiếp tục chào đón thêm những mẫu xe mới với công nghệ tiên tiến, tầm vận hành ấn tượng cùng với ...
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 19: Leicester vs Man City, West Ham vs Liverpool, MU vs Newcastle

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 19: Leicester vs Man City, West Ham vs Liverpool, MU vs Newcastle

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2024/2025: Lịch thi đấu vòng 19 Ngoại hạng Anh mùa giải 2024/2025, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Điểm mặt ba mẫu xe điện cỡ nhỏ sắp ra mắt thị trường Việt Nam

Điểm mặt ba mẫu xe điện cỡ nhỏ sắp ra mắt thị trường Việt Nam

TMT Motors vừa xác nhận sẽ ra mắt ba mẫu xe điện cỡ nhỏ Baojun E100, Yep và Yep Plus tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Các nước Baltic 'cầu cứu' NATO sau loạt sự cố về cáp ngầm, muốn triển khai cả hạm đội răn đe

Các nước Baltic 'cầu cứu' NATO sau loạt sự cố về cáp ngầm, muốn triển khai cả hạm đội răn đe

Từ năm 2022 đến nay đã xảy ra hàng loạt sự cố liên quan các cáp ngầm trung chuyển năng lượng chạy dưới đáy biển Baltic.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/12/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/12/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 28/12. Lịch âm 28/12/2024? Âm lịch hôm nay 28/12. Lịch vạn niên 28/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/12/2024: Tuổi Mão tiền bạc như ý

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/12/2024: Tuổi Mão tiền bạc như ý

Xem tử vi 28/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Các nước Baltic 'cầu cứu' NATO sau loạt sự cố về cáp ngầm, muốn triển khai cả hạm đội răn đe

Các nước Baltic 'cầu cứu' NATO sau loạt sự cố về cáp ngầm, muốn triển khai cả hạm đội răn đe

Từ năm 2022 đến nay đã xảy ra hàng loạt sự cố liên quan các cáp ngầm trung chuyển năng lượng chạy dưới đáy biển Baltic.
Xung đột Ukraine: Nga gật đầu với một nước EU về đàm phán, thẳng thừng gạt bỏ thỏa thuận ngừng bắn, tuyên bố nhiệm vụ hàng đầu

Xung đột Ukraine: Nga gật đầu với một nước EU về đàm phán, thẳng thừng gạt bỏ thỏa thuận ngừng bắn, tuyên bố nhiệm vụ hàng đầu

Nga sẽ tiếp tục đạt được tất cả mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trong năm 2025, gọi đây là nhiệm vụ hàng đầu.
Trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump, Nga-Iran có chuyển động mới

Trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump, Nga-Iran có chuyển động mới

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian sẽ thăm Nga vào ngày 17/1, gần thời điểm ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ (ngày 20/1).
Điểm tin thế giới sáng 27/12: Thái Lan nhận lời BRICS, Thủ tướng Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội, Belarus triển khai tên lửa Nga

Điểm tin thế giới sáng 27/12: Thái Lan nhận lời BRICS, Thủ tướng Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội, Belarus triển khai tên lửa Nga

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/12.
Yemen: Israel tấn công sân bay quốc tế Sanaa khi Tổng giám đốc WHO chuẩn bị lên máy bay

Yemen: Israel tấn công sân bay quốc tế Sanaa khi Tổng giám đốc WHO chuẩn bị lên máy bay

Israel đã tấn công nhiều mục tiêu có liên quan lực lượng Houthi ở Yemen, bao gồm sân bay quốc tế Sanaa và ba cảng dọc bờ biển phía Tây.
Vụ rơi máy bay tại Kazakhstan: Thêm tình tiết mới, NATO yêu cầu điều tra toàn diện, Nga phát cảnh báo chớ nên suy đoán

Vụ rơi máy bay tại Kazakhstan: Thêm tình tiết mới, NATO yêu cầu điều tra toàn diện, Nga phát cảnh báo chớ nên suy đoán

Một bình oxy đã phát nổ trong khoang hành khách của máy bay Embraer 190 trước khi rơi và những người trên máy bay bắt đầu mất ý thức.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Phiên bản di động