TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế thế giới: "Điểm nóng" không còn chỉ là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung | |
Ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Apple sẽ sản xuất iPhone tại Ấn Độ |
Dự kiến, Nhật Bản và Mỹ sẽ có một cuộc đàm phán sẽ bắt đầu vào tuần tới tại Washington, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang tiến dần đến hồi kết. Chuyên gia kinh tế dự đoán, Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ đứng trước tình trạng “có nhiều thứ để mất” trong cuộc đàm phán này.
Kẻ tám lạng, người nửa cân
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang cố gắng để tránh việc Tổng thống Trump áp thuế quan 25% đối với xuất khẩu ô tô của nước này. Trong khi đó, ông Trump lại muốn “phá vỡ” thị trường nông nghiệp Nhật Bản và giảm thâm hụt thương mại Mỹ - Nhật xuống mức 60 tỷ USD/ năm.
Nhật Bản sẽ "thế chân" Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Tổng thống Trump? (Nguồn: Bloomberg) |
Thủ tướng Shinzo Abe đã ra sức xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong gần 3 năm ông Trump đảm nhiệm cương vị Tổng thống nhằm duy trì quan hệ chiến lược giữa Tokyo với Washington. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Nhật Bản sẽ nhượng bộ Mỹ về thương mại.
Trang Bloomberg nhận định, Nhật Bản đã hạ quyết tâm không trao cho Mỹ một thỏa thuận thương mại song phương tốt hơn những thỏa thuận đa phương mà Tokyo đã ký với châu Âu và các nước ở vành đai Thái Bình Dương.
Cựu đại sứ Nhật tại Mỹ Ichiro Fujisaki cho biết, Chính quyền của Tổng thống Trump đã đề nghị có một cuộc đàm phán, vì vậy, Mỹ phải đưa ra những điều họ muốn, thay vì Nhật Bản phải đưa ra các đề xuất.
Trong một gợi ý về tuyên bố chung, ngày 26/9/2018, hai bên cho rằng, nếu Mỹ chấp nhận sự tương đồng như châu Âu và các nước trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) về vấn đề nông nghiệp, thì Thủ tướng Shinzo Abe có thể nhanh chóng kết thúc đàm phán.
Tuy nhiên, trong tuyên bố chung đó cũng kêu gọi giảm thặng dư thương mại Nhật - Mỹ và mức giảm có thể là chưa hài lòng đối với ông Trump. Cùng với đó, ông Shinzo Abe cũng không chấp nhận nhượng bộ Mỹ, đặc biệt là trong hoàn cảnh Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền của ông đang tiến gần đến cuộc bầu cử Thượng viện vào tháng 7.
Bên cạnh những vấn đề trên, Nhật Bản cũng đang gieo hy vọng Mỹ trở lại CPTPP. Điều này khiến Mỹ sẽ phải trao cho quyền tiếp cận thị trường tương tự như trong thỏa thuận Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đàm phán trước đây. Đồng nghĩa với việc Mỹ xóa thuế quan đối với phụ tùng ô tô Nhật, mặt hàng chiếm 6% xuất khẩu của Nhật sang Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản sẽ không vội vã trong cuộc đàm phán lần này. (Nguồn: Reuters) |
Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã khẳng định lập trường của Nhật Bản bằng cách ký kết thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU) và CPTPP sau khi ông Trump rút Mỹ khỏi TPP. Những thỏa thuận này sẽ khiến các nhà sản xuất thịt bò và thịt lợn của Mỹ đứng trước nguy cơ “tuột khỏi tầm tay” thị phần 22% mà họ đang nắm giữ trên thị trường thực phẩm nhập khẩu của Nhật Bản vào tay đối thủ của các quốc gia khác.
Giáo sư Junji Nakagawa thuộc Đại học Chuogakin (Nhật Bản) khẳng định, trước tình thế hiện tại, Nhật Bản không có lý do gì để vội vã trong cuộc đàm phán với Mỹ.
Cuộc chiến thương mại sẽ không lặp lại?
Các nhà đầu tư chưa kịp ăn mừng vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang ở hồi kết đã phải đứng trước mối lo ngại về các đối tác thương mại khác của Mỹ, điển hình là Nhật Bản. Mới đây, ông Trump lại phát tín hiệu sẵn sàng đưa ra những quy định mới về thuế quan, bất chấp mối lo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang suy giảm.
Thuế quan cũng chính là lý do khiến Thủ tướng Shinzo Abe quyết định thôi trì hoãn cuộc đàm phán với Mỹ. Ông Trump áp thuế quan trừng phạt lên thép, nhôm và đe dọa áp thuế quan lên tới 25% đối với tất cả xe hơi nhập khẩu vào Mỹ và đây chính là nỗi lo lớn nhất đối với Nhật Bản.
Tuy nhiên, Nhật Bản cũng đã có một thời gian không ngắn để theo dõi các cuộc chiến thương mại đã diễn ra giữa Chính quyền Tổng thống Trump với Canada, Mexico và Trung Quốc để đúc kết một vài kinh nghiệm trước khi ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ vào tuần tới.
Người đàm phán thời Tổng thống Barack Obama với Nhật Bản về TPP Wendy Cutler cho rằng, chưa có một tín hiệu nào cho thấy, ông Trump sẽ áp dụng với Nhật Bản những cách ông từng làm với Trung Quốc hay mới đây là với EU. Trong mỗi cuộc đàm phán trước đây, Mỹ đều đưa ra những quy định cứng nhắc khiến quan hệ thương mại giữa hai nước bị đảo lộn.
“Nhưng chính quyền Mỹ nên nhận ra rằng, các chiến thuật mà họ đã áp dụng với các quốc gia khác có thể không mang lại lợi ích cho họ trong lần này”, ông Wendy Cutler nói.
Chiến tranh thương mại: Sau Trung Quốc sẽ là ai? “Cuộc chiến thương mại của chúng tôi chưa kết thúc và nền kinh tế toàn cầu suy yếu sẽ phải đối phó với nó”. |
IMF lạc quan về việc Mỹ - Trung sẽ đạt được thỏa thuận thương mại Trong một báo cáo mới đây, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho biết, bà lạc quan Mỹ và Trung ... |
Mexico "đắc lợi" trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Cuộc chiến thương mại chưa có hồi kết của Mỹ và Trung Quốc hóa ra lại trở thành “luồng gió mát" thổi vào nền kinh tế ... |