TIN LIÊN QUAN | |
Ai Cập và Jordan phối hợp thúc đẩy thành lập Nhà nước Palestine | |
Tổng thống Palestine tái khẳng định theo đuổi giải pháp hai nhà nước |
Về phía Palestine, ông Abbas cần một mối quan hệ vững chắc với người đứng đầu nước Mỹ, qua đó củng cố hy vọng mong manh rằng Washington có thể giúp người Palestine trở thành quốc gia độc lập.
Còn ông Trump, người luôn hứa về việc giúp người Do Thái và người Palestine đạt được “thỏa thuận cuối cùng”, sẽ không thể hoàn thành lời hứa của mình mà không thảo luận với người Palestine.
Xây dựng quan hệ cá nhân
Lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas. (Nguồn: AFP) |
Thông qua chuyến thăm này, ông Abbas mong muốn thuyết phục nhà lãnh đạo nước Mỹ rằng Palestine là một phần của giải pháp, thay vì một chướng ngại cần được loại bỏ. Ông còn kỳ vọng về việc mở rộng mối quan hệ với Washington thông qua việc mời ông Trump tới thăm Ramallah trong tháng tới đây. Người phát ngôn mới của chính quyền Palestine ở Washington Husam Zumlot cho rằng đây là một cơ hội lịch sử cho người Palestine.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh ông Abbas vẫn đang nắm quyền, nhưng tình hình Palestine vẫn không có nhiều cải thiện khi nhiều khu vực bị Israel chiếm đóng. Tình trạng kinh tế yếu kém và những chia rẽ chính trị nội bộ vẫn không có gì thay đổi. Ở tuổi 82, ông Abbas hẳn cũng nhận ra rằng ông Trump có thể là Tổng thống Mỹ cuối cùng mà ông có thể tiếp cận.
Nhiều khả năng ông Abbas sẽ cố gắng thuyết phục người đồng cấp Mỹ rằng quá trình hòa bình chỉ có thể thành công thông qua giải pháp giữa hai nhà nước với một thỏa thuận chung về vấn đề biên giới, tranh chấp Jerusalem và người tị nạn.
Ông cũng có thể thu hút sự chú ý của Tổng thống Trump thông qua việc nhắc lại Sáng kiến Hòa bình Ả Rập năm 2002, vốn bao gồm tất cả những vấn đề này. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến mối quan tâm của ông Trump và liên quan đến vai trò của các quốc gia Ả Rập trong tiến trình hòa bình Israel - Palestine.
Trên thực tế, một báo cáo từ Bộ Ngoại giao Israel từng cho thấy, các quan chức Mỹ chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống tới Israel đã yêu cầu thông tin quan điểm của Thủ tướng Israel Netanyahu về kế hoạch hòa bình Ả Rập. Nhiều khả năng ý tưởng về việc lôi kéo người đồng cấp Mỹ của ông Abbas về phía mình sẽ khó có thể thành công, ít nhất là cho đến khi cuộc gặp giữa ông Trump và Netanyahu diễn ra.
Ông Abbas có thể cố gắng xây dựng mối quan hệ cá nhân với người đứng đầu nước Mỹ bằng cách thể hiện vai trò của một nhà đàm phán, cũng như hình ảnh của người Palestine thân thiện, sẵn sàng làm bạn với Mỹ. Điều đó càng tuyệt vời hơn nếu ông Abbas có thể mời ông Trump thăm Ramallah vào tháng tới, tạo tiền đề cho nhà lãnh đạo Mỹ xem xét giải pháp giữa hai quốc gia.
Tham gia nghiêm túc quá trình hòa giải
Chưa có bất kì một vị Tổng thống Mỹ nào cam kết mạnh mẽ về việc giải quyết vấn đề Trung Đông như ông Trump. Cũng chưa có bất kì một nhà lãnh đạo Mỹ nào đặt quyền lực thương thuyết một vấn đề quan trọng như vậy vào tay của cố vấn thân cận nhất và con rể của mình. Dường như ông Trump mong muốn in đậm dấu ấn của gia đình mình trong cuộc thảo luận về tình hình Trung Đông lần này.
Con rể của ông Trump, Jared Kushner, được cho là sẽ đóng một vai trò then chốt trong quá trình hòa bình Trung Đông (Nguồn: NYTimes) |
Tuy nhiên, nhiều người vẫn không thể chắc chắn liệu những cam kết của ông Trump cao đến mức độ nào, khi ông vốn là một người có tính khí thất thường. Dẫu vậy, nếu như ông Trump muốn thấy những biến chuyển trong tiến trình đàm phán hòa bình ở Trung Đông, ông sẽ không thể bỏ qua cuộc nói chuyện với phía Palestine. Vị cựu tỉ phú Mỹ có thể bắt đầu “thương vụ” của mình bằng việc thiết lập mối quan hệ cá nhân với nhà lãnh đạo Palestine, tìm hiểu nhiều hơn về câu chuyện của Ramallah và tham gia tích cực hơn vào quá trình hòa giải những khác biệt giữa Israel và Palestine, vốn chẳng lấy gì làm dễ chịu.
Bên cạnh đó, giống như đã từng chỉ trích Thủ tướng Netanyahu về các khu định cư Do Thái, Tổng thống Trump nhiều khả năng sẽ tỏ thái độ với ông Abbas về những chính sách kích động, tuyên dương những hành động khủng bố hay cấu kết với những tù nhân Palestine. Điểm mấu chốt trong cuộc họp với ông Abbas - giống như chuyến viếng thăm của ông Netanyahu vào tháng 2 vừa qua - là ông Trump dường như vẫn chưa sẵn sàng để bước vào quá trình hòa giải.
Vì vậy, bất kể chiến lược của ông Trump là gì, cuộc gặp này với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas sẽ là lần đầu tiên nhà lãnh đạo nước Mỹ tham gia một cách nghiêm túc vào quá trình hòa giải. Quá trình này không hề dễ chịu khi ông Trump sẽ cần rất nhiều kiên nhẫn, ngay cả khi phía Israel hay Palestine không thể đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặt.
Mỹ thông qua kế hoạch bán vũ khí mới cho Israel Truyền thông Iran dẫn báo cáo hôm 28/4 của Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ cho biết, Washington đã thông qua kế ... |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Israel Ngày 20/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã tới Israel để thảo luận về cuộc xung đột Syria, cuộc chiến chống Nhà nước ... |
Israel lo ngại Iran mở rộng ảnh hưởng tại Trung Đông Ngày 3/4, Tổng vụ trưởng Bộ Tình báo Israel Chagai Tzuriel cho biết, nước này lo sợ các khu vực nằm dưới ảnh hưởng của ... |