Cuộc gặp Trung – Nhật phản ánh thay đổi địa chính trị tại châu Á

“Cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 10/11 là sự kiện phản ánh sự thay đổi địa chính trị đang diễn ra nhanh chóng ở châu Á”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Shinzo Abe (trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại APEC.

Nhận định trên là của ông Manoj Joshi, chuyên viên đặc biệt của Viện Nghiên cứu các Nhà quan sát Ấn Độ (ORF) về quan hệ Trung-Nhật sau cuộc gặp mang tính đột phá của lãnh đạo hai nước bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Bắc Kinh.

Có thể nói, hiện nay, trong bối cảnh mới của cả hai nước, Nhật Bản và Trung Quốc đều có thiện chí cải thiện mối quan hệ, hướng tới tăng cường hợp tác cùng có lợi.

Nhật Bản, thay vì là một nhân tố thụ động trong liên minh đã có bước đi hướng tới trở thành một thành viên bình đẳng hơn. Rõ ràng, Nhật Bản đang thành công trong chiến lược của mình khi tăng cường củng cố quan hệ với Mỹ và thể hiện vai trò tích cực, chủ động hơn trong đảm bảo an ninh quốc gia. Đầu tháng 7 vừa qua, Nội các Nhật Bản đã cho phép quân đội nước này sử dụng vũ lực để phòng thủ và tiến hành phòng vệ tập thể, ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào các nước có quan hệ đồng minh gần gũi với Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Nhật Bản đã có những hành động xoa dịu Trung Quốc khi tiến hành các cuộc trao đổi cấp cao. Thỏa thuận 4 điểm được ký kết bởi Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Cố vấn an ninh Quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi về việc hai bên tổ chức các cuộc đối thoại và tham vấn cũng như thiết lập cơ chế quản lý, giải quyết xung đột được xem là bước tiến dài hướng tới cải thiện quan hệ Trung-Nhật.

Kim ngạch thương mại Trung-Nhật hiện vào khoảng 350 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường lớn cho xuất khẩu của Nhật Bản. Trung Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác, chủ yếu là các thiết bị công nghệ cao và phục vụ sản xuất. Hơn nữa, người dân Nhật Bản luôn mong muốn một thế giới hòa bình sau cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II.

Về phía Trung Quốc, Trung Quốc cũng đã cảm nhận được ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc giữ vẻ mặt bình thản và có những hành động quyết đoán hơn thì họ cũng nhận thấy căng thẳng trong quan hệ với Nhật Bản đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế Trung Quốc và tạo ra không ít hệ lụy cho sự ổn định tình hình trong nước. Những hành động của Trung Quốc đã khiến Nhật Bản quyết đoán hơn trong khẳng định vị thế quân sự và chính trị trong khu vực. Biểu hiện rõ nét cho việc này là việc Nhật Bản tăng cường quan hệ với các nước đang phát triển như Ấn Độ và Việt Nam, cũng như tăng cường quan hệ với Mỹ.

Thêm vào đó, kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển và quản lý hiệu quả nguồn năng lượng là điều mà Trung Quốc "thèm khát" vì nhờ đó họ có thể trở thành một nhà sản xuất hàng hóa hiệu quả hơn.

Từ việc nhận thức rõ các yếu tố trên, lãnh đạo hai nước đã có những động thái nhằm giảm căng thẳng và cải thiện quan hệ khi ông Abe đã không đến thăm đền Yasukuni trong năm nay vào ngày 15/8 – ngày quân đội Nhật Bản đầu hàng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II.

Trước đó, trong tháng 5/2014, hai bên đã tổ chức cuộc gặp cấp Bộ trưởng đầu tiên trong kỳ họp chuẩn bị cho Diễn đàn APEC ở Thanh Đảo và sau đó Ngoại trưởng hai nước cũng đã gặp nhau tại Myanmar. Bên lề Diễn đàn APEC năm nay, lần đầu tiên kể từ sau khi nhậm chức, ông Tập Cận Bình và ông Abe đã có cuộc gặp riêng để thảo luận hàng loạt vấn đề song phương.

Đáng chú ý là việc hai bên đã ký kết thỏa thuận 4 điểm nhằm cải thiện quan hệ và thiết lập cơ chế giải quyết các mâu thuẫn tồn tại giữa hai nước. Tuy đây được đánh giá là bước phát triển tích cực trong quan hệ Trung-Nhật, song giới chuyên gia vẫn cho rằng khó có thể đạt được một sự thỏa hiệp giữa hai nước trong thời gian ngắn.

Hằng Phạm (tổng hợp)

Đọc thêm

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Sau khi được tìm thấy, cây đàn guitar 12 dây bị thất lạc của John Lennon - thành viên ban nhạc The Beatles sẽ được đưa ra đấu giá vào ...
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động