“Cuộc hẹn đầu tiên” và sứ mệnh không dễ dàng

Một nhà báo Đức đã ví von như vậy về chuyến đi làm quen đầu tiên giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bản thân bà Merkel hồi hộp một thì dư luận Đức hồi hộp gấp vài ba lần.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc hen dau tien va su menh khong de dang Chủ tịch EC: Khoảng cách giữa Mỹ - EU ngày càng tăng
cuoc hen dau tien va su menh khong de dang Quan hệ Trump – Merkel: Sự khởi đầu khó khăn

Đồng minh tin cậy bỗng hóa... địch thủ

Chẳng ai có thể nghĩ rằng từ hơn 70 năm qua, quan hệ đồng minh khăng khít tưởng không gì có thể lay chuyển giữa siêu cường số một Mỹ và nước Đức - ban đầu là “khổng lồ về kinh tế nhưng chú lùn về chính trị” trong Chiến tranh Lạnh trở thành thế lực đáng gờm nhất ở châu Âu và trên thế giới, lại có lúc như những ngày qua. Đúng là không có gì là không thể trong thế giới ngày nay.

Tất cả bởi tại bên kìa bờ Đại Tây Dương, một tỷ phú bất động sản “bỗng dưng” lại muốn chuyển ngành sang hoạt động chính trị và trở thành Tổng thống, điều mà ở Đức không bao giờ có thể xảy ra. Cũng chính vì thế mà mọi thứ cứ đảo lộn, khó lường và rối như mớ bòng bong trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương - vốn được coi là trụ cột bảo đảm hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở châu Âu cũng như trên thế giới.

Trong vận động tranh cử, ông Trump – một người gốc Đức – luôn chỉ trích “quê cha đất tổ” với những lời lẽ nặng nề nhất. Ông còn công kích cá nhân bà Thủ tướng Đức chỉ ít ngày trước lễ nhậm chức chính thức ngày 20/1 tại Washington.

cuoc hen dau tien va su menh khong de dang
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: The Gateway Pundit)

Với khẩu hiệu “đặt nước Mỹ trên hết”, chắc chắn trong nhiệm kỳ của mình ông sẽ tập trung làm “nước Mỹ vĩ đại trở lại” như lời hứa lúc tranh cử của mình. Và đương nhiên, ông sẽ bớt quan tâm hơn đối với những gì xảy ra ở bên ngoài nước Mỹ. Liệu ông có làm được như vậy hay không và liệu siêu cường duy nhất hiện nay có thể rũ bỏ mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó hay không lại là câu chuyện khác.

Dù vậy, trước mắt, chắc chắn ông yêu cầu đồng minh trong NATO phải thực hiện nhiều hơn nghĩa vụ của mình, trong đó có nghĩa vụ đóng góp 2% GDP vào ngân sách chung của liên minh. Ông cũng đánh giá NATO là “lỗi thời”, đồng thời tuyên bố các nước NATO ở châu Âu cần tự lo cho an ninh của mình.

Điều này khiến châu Âu thật sự lo lắng vì hơn 7 thập kỷ qua, họ quen sống với “cái ô bảo hộ” của Mỹ. Bây giờ là lúc họ phải đoàn kết và đứng trên đôi chân của mình như dư luận đề cập. Đức là đồng minh thân cận nhất và là nước lớn ở châu Âu, đương nhiên chịu sự chỉ trích nặng nề nhất của Tổng thống Mỹ. Ông cũng phê phán Đức không đóng đủ 2% GDP như nghĩa vụ của nước này.

Tương tự như với NATO, đối với Liên minh châu Âu (EU), ông Trump cũng có thái độ rất tiêu cực. Ông ca ngợi việc Anh rời khỏi EU và dự đoán còn nhiều nước khác sẽ noi gương Anh ra khỏi EU. Điều này cũng đồng nghĩa với việc EU tan rã và kéo theo nó là sự sụp đổ của Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) và không gian đi lại tự do Schengen.

Điều khiến người Đức bực bội nhất là việc ông Trump cho EU chỉ là một câu lạc bộ dưới sự giật dây của Đức và phục vụ lợi ích của Đức. Quan điểm cực đoan này lại được sự ủng hộ của các lực lượng cực hữu, mị dân ở châu Âu và ngay tại một số nước thành viên Đông Âu trong EU. EU cũng như NATO đang đứng trước nguy cơ tan rã, mà nguyên nhân lần này lại không phải đến từ “phía Đông” như trong Chiến tranh Lạnh.

Về kinh tế - thương mại, không chỉ Trump mà cả chính quyền của ông luôn coi cán cân thương mại song phương nghiêng về Đức đến 50 tỷ USD là do Đức xuất quá nhiều hàng hóa sang Mỹ (107 tỷ Euro), trong khi lại nhập có 57 tỷ Euro hàng hóa. Tại cuộc gặp mới đây của Bộ trưởng Tài chính G20 tại Đức, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết phía Mỹ không muốn có một “cuộc chiến thương mại” với Đức, nhưng Tổng thống Mỹ rất “bực mình” vì chênh lệch 50 tỷ USD trong cán cân thương mại song phương. Đáp lại, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nhún vai quay đi và nói: “Chúng tôi làm được cái gì? Việc đó là của Mỹ chứ”.

Trước đó, nguyên Bộ trưởng Kinh tế Sigmar Gabriel (nay là Bộ trưởng Ngoại giao) từng nói đó là do người Mỹ thích mua ô tô tốt và máy móc chất lượng cao của Đức. Còn hỏi vì sao ít thấy ô tô Mỹ ở Đức thì phải hỏi các nhà sản xuất ô tô Mỹ vì chất lượng không phù hợp với thị hiếu của người Đức (tốn xăng, nặng nề v.v.).

cuoc hen dau tien va su menh khong de dang
Nhà máy sản xuất ô tô của BMW ở bang South Carolina, Mỹ. (Nguồn: Automotive News)

Bên cạnh đó, giới kinh tế Đức cũng cho rằng sẽ là phiến diện nếu nói Đức chỉ tìm cách thu lợi trong quan hệ kinh tế với Mỹ mà không chú ý đến thị trường bên đó. Trên thực tế, có đến 810.000 người lao động Mỹ đang làm việc cho các doanh nghiệp Đức như BMW. Đức đầu tư 271 tỷ Euro ở Mỹ trong khi đầu tư Mỹ vào Đức chỉ đạt 100 tỷ Euro, chênh lệch lên đến 171 tỷ Euro.

Tổng thống Trump từng “tuyên chiến” với những nước mà ông coi là gây thiệt hại cho kinh tế Mỹ và ông nêu Đức trước cả Trung Quốc. Để có thể đáp lại những lập luận không mấy vững vàng của chính quyền Mỹ, lần này 3 lãnh đạo của những tập đoàn lớn của Đức đang làm ăn ở Mỹ tháp tùng Thủ tướng Merkel. Đó là Chủ tịch Siemens Joe Kaeser, Chủ tịch BMW Harald Krüger và Tổng Giám đốc Schaeffler Klaus Rosenfeld.

Điều thú vị là ba vị này sẽ cùng 3 học sinh học nghề người Mỹ đến thuyết trình cho Tổng thống Trump về tính ưu việt của hệ thống dạy nghề song hành của Đức với thông điệp rất cụ thể: Người Đức đang đào tạo lực lượng lao động ưu tú cho nước Mỹ. Được biết, Tổng thống Mỹ thích nghe lời khuyên của giới kinh tế hơn là của giới tinh hoa chính trị.

Chương trình nghị sự nhiều, thời gian cho nhau ít

Lẽ ra bà Merkel sang Mỹ từ đầu tuần nhưng trận bão tuyết ở bờ Đông nước Mỹ đã làm bà phải lùi lại đến tối 16/3 vừa qua. Chiều 17/3, bà có cuộc gặp 15 phút tại Nhà Trắng với riêng Tổng thống Trump và người phiên dịch, sau đó thêm Phó Tổng thống và một vài thành viên nội các mới của Chính phủ Mỹ.

Hai bên đã trao đổi với nhau về vấn đề toàn cầu như cuộc chiến chống khủng bố IS, tình hình ở những vùng chiến sự Afghanistan, Syria, Lybia, quan hệ với Nga và Tổng thống Putin, NATO, tự do thương mại toàn cầu, chống biến đổi khí hậu, khủng hoảng tị nạn, tình hình căng thẳng ở Thổ Nhĩ Kỳ, EU sau Brexit, Triều Tiên thử tên lửa hạt nhân... cho đến những vấn đề trong quan hệ song phương. Tổng thời gian khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ. Sau cuộc gặp mà giới ngoại giao gọi là “Speed Dating” (Cuộc hẹn cấp tốc), bà Merkel sẽ lên đường về nước ngay. 18 giờ bay chỉ để gặp nhau làm quen hơn 3 giờ đồng hồ.

cuoc hen dau tien va su menh khong de dang
Thủ tướng Đức Angela Merkel gặpTổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/3. (Nguồn: CNN)

Chẳng ai trong đoàn Thủ tướng Đức cũng như ở trong nước hy vọng là cuộc gặp lần này sẽ đề cập sâu về hàng loạt những vấn đề toàn cầu như trên hay giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn to lớn mà tân Tổng thống Mỹ đã gây ra trong thời gian ngắn vừa qua. Thông điệp mà Thủ tướng Đức muốn mang đến Mỹ lần này là “thế giới hiện nay cực kỳ bất ổn” và những nước như Mỹ, Đức phải có trách nhiệm hơn nữa đối với thách thức mà nhân loại đang phải đối phó.

Có lẽ vấn đề làm đau đầu nhất là quan hệ xuyên Đại Tây Dương trong NATO vì đó là cơ sở cho hòa bình và thịnh vượng ở châu Âu trong suốt nhiều thập kỷ qua kể từ kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Châu Âu cần Mỹ và đương nhiên Mỹ cũng không thể không cần châu Âu trong việc duy trì và bảo vệ quyền lợi cũng như ảnh hưởng của họ ở khu vực quan trọng bậc nhất này.

Trong quá trình tranh cử ở Mỹ, dư luận Đức cũng lo ngại về những tuyên bố của ông Trump về quan hệ gắn bó với Tổng thống Nga Vladimir Putin và dự định gỡ bỏ lệnh cấm vận với nước này. Nhưng ngay trước chuyến đi của bà Merkel, Trump “đánh tiếng” qua lời những trợ lý của ông là ông muốn được nghe kinh nghiệm của bà Merkel về cách ứng xử với nước Nga.

Bên cạnh đó, quan hệ song phương, nhất là quan hệ kinh tế - thương mại là chủ đề nóng nhất được dư luận trong nước rất quan tâm. Đức là cường quốc số một về xuất khẩu và đương nhiên sẽ phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu bên ngoài EU, trong đó Mỹ và Trung Quốc được ưu tiên hàng đầu. Nếu Donald Trump thực hiện lời hứa khi tranh cử là dựng hàng rào thuế quan và tăng thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu từ Đức thì hậu quả sẽ cực kỳ tồi tệ cho kinh tế Đức. Do đó sứ mệnh lần này của Thủ tướng Merkel là thuyết phục được ông Trump về sự phụ thuộc lẫn nhau của kinh tế hai nước và quá trình toàn cầu hóa là không thể đảo ngược. Bảo hộ mậu dịch không giúp ích gì cho Mỹ cũng như cho phần còn lại của thế giới.

Nước - Lửa gặp nhau

Giới thạo tin cho rằng, tính cách của hai nhà lãnh đạo gặp nhau lần này quá khác nhau. Một người như lửa, vốn là một nhà kinh doanh bất động sản thành công nhờ những phi vụ làm ăn trên thương trường. Người kia thì như nước, vốn xuất thân là một nhà khoa học (tiến sĩ hóa học), sống ở Đông Đức nhưng lại thành công ở nước Đức thống nhất, tham gia chính phủ đầu tiên của nước Đức thống nhất từ thời Thủ tướng Helmut Kohl.

cuoc hen dau tien va su menh khong de dang
Bà Merkel và ông Trump được ví như nước với lửa. (Nguồn: Reuters)

Bà Merkel cũng là tuýp người không ưa những ai “ăn sóng nói gió” hay những quyết định chính trị mang tính giật gân, thiếu cân nhắc chín chắn. Trong khi vận động tranh cử, ông Trump công kích chính sách tị nạn của bà Merkel khi gọi đó là “thảm họa” và đó là hậu quả của những “sai lầm nghiêm trọng của bà Merkel”, bà cũng không phản ứng gì. Khi ông Trump “tuyên chiến” với thế giới Hồi giáo, với tự do thương mại bằng những lời lẽ không mấy ngoại giao, bà cũng không lên tiếng. Khi ông Trump thắng cử bà cũng không vội gọi điện chúc mừng hay sang Washington diện kiến ngay như những nhà lãnh đạo nước ngoài khác. Khi báo Mỹ và nhiều chính khách yêu cầu Đức có vai trò lớn hơn để làm đối trọng với một nước Mỹ dưới thời Donald Trump, bà nói quan hệ song phương chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tôn trọng “những giá trị cơ bản” như tự do, bình đẳng, nhân đạo, tôn trọng lẫn nhau.

Bên cạnh đó, điểm khác nhau căn bản nữa giữa hai nhà lãnh đạo đó là, trong khi ông Trump là Tổng thống siêu cường số 1 thế giới nhưng lại không hề có một chút kiến thức hay kinh nghiệm nào về quan hệ quốc tế, bà Merkel lại là Thủ tướng đã có đến gần 20 năm làm thủ lĩnh của một đảng chính trị giàu truyền thống nhất ở Đức (CDU) và 3 nhiệm kỳ Thủ tướng thành công và nhiều khả năng sẽ làm tiếp nhiệm kỳ thứ tư.

Cùng là người Đức và gốc Đức nhưng một người luôn nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng các thỏa thuận quốc tế, còn người kia sẵn sàng hủy bỏ các thỏa thuận mà đất nước đó đã cam kết (TPP hay TTIP). Nước Đức mà bà Thủ tướng Merkel là đại diện nổi tiếng về độ nghiêm túc, chuẩn mực (dù đôi lúc có chút cứng nhắc), còn một bên là một Tổng thống làm việc “tùy hứng và khó lường”. Một bên tuyệt đối tôn trọng tam quyền phân lập và tự do báo chí, một bên tuyên chiến không chỉ với báo chí mà cả với hệ thống tư pháp của chính nước mình.

Nhưng mọi người cũng nói, trong suốt 12 năm làm Thủ tướng của mình, bà Merkel đã “chấp” tất cả những nhà lãnh đạo nước ngoài có cá tính na ná Donald Trump như nguyên Thủ tướng Italy Berlusconi, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hay cá tính mạnh như Tổng thống Nga Putin. Trước chuyến đi, bà đã chuyển tới phía Mỹ thông điệp “thay vì nói (xấu) về nhau, tốt nhất hãy đối thoại với nhau”.

Và cũng khá thú vị là do phải lùi lại vài ngày ở Đức do cơn bão tuyết ở Mỹ, bà Merkel lại có thời gian để nói chuyện điện thoại với Tổng thống Putin và cả... Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc. Đức và Trung Quốc nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhau trong việc bảo vệ tự do thương mại toàn cầu, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.

16h30 theo giờ Đức ngày 17/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã niềm nở đón Thủ tướng Đức Angela Merkel ngay tại cửa Nhà Trắng. Hai nhà lãnh đạo cùng nở nụ cười ngoại giao... nhưng được các phóng viên cho là tươi tắn và rút vào bên trong để bàn chuyện mở ra một chương mới trong quan hệ giữa Mỹ và Đức. Chúng ta hãy chờ xem và tin tưởng sau chuyến thăm lịch sử này, mọi việc cũng sẽ đi vào quỹ đạo của nó.

cuoc hen dau tien va su menh khong de dang Lãnh đạo Mỹ, Đức hội đàm thượng đỉnh

Ngày 17/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc hội đàm thượng đỉnh đầu tiên kể từ khi ...

cuoc hen dau tien va su menh khong de dang Mỹ - Đức: Vượt qua khác biệt, vì lợi ích chung

Cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel là một trong những cuộc gặp quan trọng nhất với một nhà lãnh đạo nước ngoài mà ông Donald Trump thực hiện ...

cuoc hen dau tien va su menh khong de dang Thủ tướng Đức hoãn thăm Mỹ vì… bão tuyết

Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã được hoãn tới ngày 17/3 do ảnh hưởng của bão tuyết.

Nguyễn Hữu Tráng (từ Berlin, CHLB Đức)

Xem nhiều

Đọc thêm

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 27/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động