Cuộc phiêu lưu quân sự đầy rủi ro của Thổ Nhĩ Kỳ

Giới phân tích cho rằng chiến dịch tấn công xuyên biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria có thể kéo dài hơn dự kiến, đồng thời kích động căng thẳng với Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc phieu luu quan su day rui ro cua tho nhi ky Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận tin ngừng bắn với lực lượng Kurd ở Syria
cuoc phieu luu quan su day rui ro cua tho nhi ky Những lý do đẩy cuộc chiến ở Syria vào thế bế tắc

Chưa có tiền lệ

Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng cuộc tấn công chưa có tiền lệ này nhằm giải phóng khu vực biên giới khỏi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Đơn vị Tự vệ Nhân dân người Kurd (YPG) - lực lượng dân quân chống IS nhưng bị Ankara coi là tổ chức khủng bố.

Tuy nhiên, từ khi điều động xe tăng tới giúp phe nổi dậy người Ả rập tại Syria đánh đuổi IS khỏi thị trấn biên giới Jarabulus tuần trước, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ lại chủ yếu nhằm vào các chi nhánh của YPG. Ngày 30/8, phía Mỹ cho biết, họ đã làm trung gian cho một “thỏa thuận không chính thức” giữa hai bên để tạm ngừng các hành động thù địch “trong ít nhất vài ngày tới”.

Thổ Nhĩ Kỳ không khẳng định hay phủ nhận thông tin này, chỉ nói rằng họ đang chờ đợi người Kurd thực thi cam kết với phía Mỹ về việc rút quân khỏi bờ Đông sông Euphrates “càng sớm càng tốt”. Ngày 29/8, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus xác nhận, quân đội nước này đang ngăn chặn người Kurd thiết lập một hành lang kiểm soát dọc biên giới. Điều sẽ giúp củng cố phe nổi dậy Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, chuyên gia Mỹ Aykan Erdemir cho rằng, việc bảo vệ vùng đệm giữa các khu vực do người Kurd kiểm soát ở hai bờ sông Euphrates có thể đẩy Thổ Nhĩ Kỳ chìm sâu hơn vào cuộc xung đột kéo dài hơn 5 năm qua ở Syria. Ông Erdemir cảnh báo: “Cuối cùng, Syria có thể trở thành vùng lãnh thổ mở rộng - nơi diễn ra cuộc giao tranh kéo dài giữa Thổ Nhĩ Kỳ và PKK vốn bắt đầu từ năm 1984”.

Tính đến ngày 29/8, lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh của họ là phe nổi dậy Syria đã tiến tới khu vực chỉ cách thành phố Manbij 15km. Đây là thành phố phía Tây sông Euphrates do Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), với đa số người Kurd, giành lại từ tay IS hồi đầu tháng 8 vừa qua. Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu các lực lượng ủng hộ người Kurd phải rời thị trấn có đa số người Ả rập này.

cuoc phieu luu quan su day rui ro cua tho nhi ky
Xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào thị trấn Jarabulus ngày 24/8. (Nguồn: Reuters)

Càng tiến sâu, càng nguy hiểm

Chuyên gia Aaron Stein thuộc Hội đồng Nghiên cứu Đại Tây Dương (Mỹ) nói rằng, bất kỳ bước tiến xa hơn nào cũng sẽ khiến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dễ bị nguy hiểm. Ngày 27/8, Thổ Nhĩ Kỳ đã để mất một binh sĩ khi xe tăng bị tên lửa bắn trúng, và đây cũng là thương vong đầu tiên của Ankara trong chiến dịch này.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, đến nay họ đã tiêu diệt 25 “kẻ khủng bố”. Tuy nhiên, tuyên bố này đang bị một nhóm quan sát nghi ngờ bởi họ cho rằng các cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ đã làm thiệt mạng hàng chục người, trong đó chủ yếu là dân thường.

Đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy trì chiến dịch ở quy mô nhỏ với việc triển khai vài chục xe tăng và vài trăm binh sĩ chiến đấu cùng phe nổi dậy Syria. Tuy nhiên, trong bối cảnh đang giành lợi thế, Ankara sẽ phải tăng cường hiện diện để giúp phe nổi dậy duy trì lãnh thổ.

Ông Sinan Ulgen, Giám đốc Viện EDAM ở Istanbul, nhận định: “Điều Thổ Nhĩ Kỳ không hề muốn là vùng lãnh thổ đó rơi lại vào tay IS hoặc người Kurd ở Syria”. Ông Ulgen dự đoán, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thiết lập một căn cứ quanh thị trấn Jarabulus để tiến quân và rút lui từ đó trong các cuộc tấn công.

Theo báo cáo của Hội đồng châu Âu về Quan hệ Đối ngoại (ECFR), “tình hình đang trở nên hỗn loạn. Đối với người Kurd, cuộc xung đột này nhằm thiết lập một khu tự trị cho riêng họ bên trong Syria. Trong khi đó, mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay là ngăn chặn kết quả như vậy”.

Ngoài ra, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ cũng dấy lên câu hỏi về quan điểm thực sự của nước này về cuộc nội chiến ở Syria, giữa chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad được Nga hậu thuẫn và các phe nổi dậy đang tìm cách lật đổ nhà lãnh đạo này.

Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ thù không đội trời chung của ông Assad, nhưng gần đây Ankara dường như có quan điểm ít gay gắt hơn đối với Tổng thống Syria. Cả Nga và Damascus đều không lớn tiếng phản đối khi các xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Syria với sự yểm trợ của phe nổi dậy chống lại ông Assad.

Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ thay đổi nếu cuộc tấn công này giúp đỡ phe nổi dậy ở các thành phố đang diễn ra giao tranh ác liệt, chẳng hạn như Aleppo. Báo cáo của ECFR viết: “Cuối cùng, khó có thể tưởng tượng rằng các lực lượng khác nhau có thể đứng cùng một phe chống lại người Kurd trong khi vẫn giao tranh ác liệt ở những nơi khác”.

cuoc phieu luu quan su day rui ro cua tho nhi ky Thổ Nhĩ Kỳ nên chống IS thay vì tấn công người Kurd

Ngày 29/8, Washington kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ tập trung vào cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, thay vì tấn ...

cuoc phieu luu quan su day rui ro cua tho nhi ky Thổ Nhĩ Kỳ: Sân bay Diyarbakir bị tấn công bằng rocket

Ngày 27/8, một số tay súng đã bắn rocket vào sân bay Diyarbakir ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

cuoc phieu luu quan su day rui ro cua tho nhi ky Thổ Nhĩ Kỳ: Bom xe nhằm vào trụ sở cảnh sát

Ngày 17/8, một xe bom đã phát nổ gần trụ sở cảnh sát ở tỉnh Van thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới ...

Hàn Giang (theo AFP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động