Đại hội XIII của Đảng: Truyền thông quốc tế nêu bật triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam

Thế Anh
TGVN. Nhân Đại hội XIII của Đảng, truyền thông quốc tế đã đăng tải các bài viết về sự kiện, đồng thời đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại hội XIII của Đảng: Truyền thông quốc tế nêu bật triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Truyền thông quốc tế nêu bật triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam.

"Tâm điểm mới" về bùng nổ kinh tế ở châu Á

Báo Handelsblatt (Thương mại) ngày 27/1 nhận định, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia thành công nhất về kinh tế ở châu Á cũng như kiểm soát tốt đại dịch Covid-19.

Theo bài báo, nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi và đi lên khi hầu hết các quốc gia trong khu vực rơi vào suy thoái. Bài báo dẫn các số liệu chính thức cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng 2,91% trong năm 2020. Việt Nam kỳ vọng tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm đạt 7% từ nay đến năm 2025 và trong 25 năm tới sẽ trở thành một nước công nghiệp thịnh vượng.

Cũng theo bài viết, trong những năm qua, Việt Nam đã tự xác lập như một bộ phận cấu thành trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu. Trước đây, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là giày dép, dệt may, nhưng ngày nay là điện thoại thông minh và máy tính. Việt Nam coi toàn cầu hóa như một cơ hội, đã ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), là một trong những quốc gia sáng lập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và cũng là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Trong khi đó, báo die Welt (Thế giới) ngày 26/1 đưa tin về khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XIII, trong đó cho rằng cơ hội cho các nhà đầu tư tại Việt Nam chưa được khai phá hết tiềm năng.

Theo bài báo, hiện ở Việt Nam, cờ đỏ sao vàng và cờ đỏ búa liềm được treo ở khắp nơi để chào mừng Đại hội Đảng. Đại hội họp 5 năm một lần sẽ bầu ban lãnh đạo mới, biểu dương những thành tựu đạt được trong những năm qua và đề ra những mục tiêu mới của đất nước.

Bài báo viết rằng Việt Nam là đất nước giành chiến thắng trong cuộc chiến chống Covid-19. Bài báo nhấn mạnh Việt Nam đang làm rất tốt công tác chống đại dịch, thậm chí còn tốt hơn nhiều một số nước luôn được coi là những ví dụ điển hình về kiểm soát tốt đại dịch.

Về kinh tế, Việt Nam cũng đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng và trong những năm tới, Việt Nam có thể trở thành "tâm điểm mới" về bùng nổ kinh tế ở châu Á và điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư cổ phần.

Bài báo nhấn mạnh không thể phủ nhận nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong nhiều năm qua và hiện đang phục hồi với tốc độ tốt khi đạt mức tăng trưởng 2,91% trong năm 2020. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ tư về kinh tế trong khu vực ASEAN trong năm 2020, đứng trước cả Singapore và Malaysia. Nếu tốc độ tăng trưởng tiếp tục được duy trì, Việt Nam sẽ sớm vượt qua Philippines và Thái Lan.

Theo bài báo, một trong những yếu tố góp phần vào triển vọng kinh tế tích cực của Việt Nam là việc ngày càng có nhiều công ty cân nhắc chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam, nơi có chi phí thấp hơn.

Tờ The Diplomatic Society đánh giá cao thành tựu 35 năm phát triển mang tính đổi mới sáng tạo của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. (Nguồn: The Diplomatic Society)
Tờ The Diplomatic Society đánh giá cao thành tựu 35 năm phát triển mang tính đổi mới sáng tạo của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. (Nguồn: The Diplomatic Society)

Chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0

The Diplomatic Society - tờ báo với phiên bản in và trực tuyến phổ biến rộng rãi trong cộng đồng ngoại giao và chính giới Nam Phi, ngày 28/1 đã đăng tải bài viết đánh giá cao thành tựu 35 năm phát triển mang tính đổi mới sáng tạo của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo bài viết, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn dựa trên ghi nhận thực tế rằng nhân dân là trung tâm của câu chuyện phát triển thành công ở quốc gia Đông Nam Á này.

Bài viết nhấn mạnh năm 2020 có thể coi là năm thách thức nhất trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội XIII. Đại dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, khiến nhiều người tử vong và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người; ảnh hưởng đến hoạt động của xã hội, thậm chí dẫn đến tình trạng đình trệ ở nhiều nơi.

Trong bối cảnh đó, phản ứng của Việt Nam đối với đại dịch đã được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá cao do đã hành động khẩn cấp nhằm giảm thiểu số ca lây nhiễm và tử vong, dù quốc gia Đông Nam Á này có chung biên giới với Trung Quốc – nơi khởi phát virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc mở rộng, tăng cường quan hệ quốc tế và phát triển các quan hệ đối tác mới thông qua các diễn đàn song phương và đa phương khác nhau đã nâng cao vị thế địa-chính trị toàn cầu của đất nước.

Việt Nam được xếp hạng trong nhóm 10 quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới trong 5 năm qua và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra hơn 8 triệu việc làm mới và thu nhập bình quân tăng gần 145%. Việt Nam cũng được công nhận là trở thành một “trung tâm sản xuất” ở châu Á-Thái Bình Dương với quy mô nền kinh tế lớn thứ tư ở Đông Nam Á.

Theo bài viết, Đại hội XIII sẽ định hình khuôn khổ và phương hướng phát triển của Việt Nam trong 5 năm tới và ban lãnh đạo mới được bầu có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của Đại hội XIII. Một trong những nhiệm vụ chủ chốt này là khai thác lợi thế của bờ biển dài 3.260 km với 44 cảng biển để thúc đẩy Việt Nam trở thành một quốc gia hàng hải quan trọng vào năm 2030.

Kết thúc bài viết, tác giả khẳng định khi tính tự lực của một quốc gia trở thành trung tâm đối với sự thịnh vượng của quốc gia đó, thì ý thức này cũng cộng hưởng với ý thức tự lực, tự cường của từng công dân. Thay đổi thói quen tiêu dùng, đa dạng trong kết nối, giao tiếp và tiếp cận thông tin đang dẫn đến các cơ chế trao đổi tiền tệ tích hợp và tạo ra các dòng doanh thu sáng tạo hình thành từ các nền tảng và ứng dụng kỹ thuật số mang tính đột phá. Điều này được ghi nhận rõ ràng trong các dự thảo văn kiện và là dấu hiệu tốt cho thấy sự chuẩn bị sẵn sàng của Việt Nam đối với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đầy mới mẻ.

Năm 2021 có thể là thời điểm đột phá của Việt Nam sau khi đã kiểm soát được dịch Covid-19 sớm hơn các nền kinh tế khác trong khu vực. (Nguồn: EPA)
Năm 2021 có thể là thời điểm đột phá của Việt Nam sau khi đã kiểm soát được dịch Covid-19 sớm hơn các nền kinh tế khác trong khu vực. (Nguồn: EPA)

2021 là năm cơ hội của Việt Nam

Tờ The Straits Times của Singapore ngày 28/1 đã đăng bài viết, trong đó đánh giá năm 2021 sẽ là năm cơ hội của Việt Nam.

Bài viết cho biết Đảng Cộng sản Việt Nam đang tổ chức Đại hội lần thứ XIII để lựa chọn ra những nhà lãnh đạo mới và vạch ra tiến trình phát triển tiếp theo của đất nước với những điều kiện hết sức thuận lợi từ những thành công gần đây. Trong bài phát biểu khai mạc Đại hội ngày 26/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ca ngợi hai thành tựu lớn của đất nước là phát triển kinh tế và kiểm soát tốt đại dịch Covid-19. Bài viết khẳng định: “Ngôi sao đang lên” của khu vực Đông Nam Á có quyền tự hào về điều này.

Bài viết nhận định năm 2021 có thể là thời điểm đột phá của Việt Nam sau khi đã kiểm soát được dịch Covid-19 sớm hơn các nền kinh tế khác trong khu vực. Việt Nam có thể tranh thủ trước các nước khác, đẩy nhanh tốc độ khi các nhà máy trong khu vực vẫn đóng cửa, trong khi nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ, y tế và các sản phẩm khác gia tăng.

Tin liên quan
Truyền thông quốc tế nêu bật tầm quan trọng của Đại hội XIII của Đảng Truyền thông quốc tế nêu bật tầm quan trọng của Đại hội XIII của Đảng

Bài viết cũng đánh giá Đại hội Đảng lần này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, ban lãnh đạo mới được lựa chọn và tiến trình phát triển mới của đất nước được vạch ra trong kỳ đại hội Đảng lần này sẽ quyết định việc Việt Nam sẽ thực hiện tốt như thế nào và có thể đóng vai trò gì trong khu vực.

Tuy nhiên, bài viết cũng cho rằng ban lãnh đạo mới của Việt Nam cần lưu tâm những thách thức trong nước và những bất trắc bên ngoài có thể cản trở tham vọng của Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2025 và một nền kinh tế công nghiệp hóa vào năm 2030.

Bài viết dẫn lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận vẫn còn những tồn tại, trong đó có thực tế nền kinh tế Việt Nam chưa có sức bật cao. Mặc dù Việt Nam đã tư nhân hóa nhiều công ty thuộc sở hữu nhà nước, nhưng các công ty này chiếm gần 1/3 sản lượng kinh tế, hiệu quả thấp và chiếm nhiều khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, nền kinh tế vẫn bị chi phối bởi hoạt động lắp ráp thấp cấp thay vì sản xuất cao cấp. Hệ thống giáo dục đại học cũng chưa thể đào tạo đủ lao động có tay nghề cao.

Trong khi đó, nhật báo tài chính Financial Review của Australia (AFR) cũng đăng bài viết về sự kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo AFR, các nhà lãnh đạo của Việt Nam đang tập trung thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong bối cảnh quốc gia này đã trở thành “một bánh răng thiết yếu” trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chi phí lao động thấp và các rào cản thị trường thấp, vốn thu hút được các công ty đa quốc gia như Unilever và Pepsico trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, hiện vẫn đang là những yếu tố thuận lợi cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thêm vào đó, các "gã khổng lồ" điện tử trong đó có Foxconn, nhà cung cấp của Apple, mở thêm cơ sở sản xuất tại đây. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia mới nổi năng động nhất ở Đông Á.

Nhật báo tài chính hàng đầu của Australia dẫn lời ông Francis Wong, cố vấn cấp cao của Hội đồng Doanh nghiệp Australia-Việt Nam, nhận xét một trong những chìa khóa của các chính sách kinh tế thành công ở Việt Nam là sự kế thừa ổn định, với một ban lãnh đạo luôn mong muốn thúc đẩy nền kinh tế mở. Ông Wong nêu rõ: “Điều này tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài”.

TIN LIÊN QUAN
Đại hội XIII của Đảng: Trí thức người Việt tại Hàn Quốc mong muốn đóng góp cho quê hương
Tất cả phóng viên phục vụ tại Đại hội XIII thực hiện xét nghiệm Covid-19 lần 3
Ngoại giao vaccine Covid-19: Trung Quốc 'đối đầu' Nga ở châu Phi
Truyền thông quốc tế đưa tin về Đại hội XIII của Đảng: Việt Nam ghi dấu ấn bằng thành công nổi bật trong hoàn cảnh khó khăn
Đại hội XIII của Đảng: Truyền thông Ấn Độ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu vực
(tổng hợp)

Đọc thêm

Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Cách xóa bộ nhớ đệm iPhone thường được áp dụng khi máy gặp tình trạng hết dung lượng. Hơn nữa, việc thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ đệm còn giúp ...
Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Lượng iPhone xuất xưởng trên toàn cầu trong quý I/2024 đã giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 50,1 triệu thiết bị khiến cho Apple đánh mất ...
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8, Trí thuê xe của Diệp để đi làm xe ôm công nghệ, Khải nói với ông trùm giang hồ về thông tin Trí mới ...
Cách hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone cực đơn giản không phải ai cũng biết

Cách hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone cực đơn giản không phải ai cũng biết

Hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone sẽ giúp bạn có được những bức ảnh chụp cùng gia đình, người thân, bạn bè mà không thiếu bất kỳ thành viên nào. ...
Nhận định, soi kèo ĐT Futsal Việt Nam vs ĐT Futsal Trung Quốc, 14h00 ngày 19/4 - Futsal châu Á 2024

Nhận định, soi kèo ĐT Futsal Việt Nam vs ĐT Futsal Trung Quốc, 14h00 ngày 19/4 - Futsal châu Á 2024

Nhận định trận đấu, soi kèo ĐT Futsal Việt Nam vs ĐT Futsal Trung Quốc tại vòng bảng Futsal châu Á 2024 được diễn ra vào lúc 14h00 ngày 19/4.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động