TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ có ý định giành vị thế kiểm soát vũ khí toàn cầu | |
Nga cáo buộc Mỹ đang tìm cách gây ra đảo chính tại Venezuela |
Có lẽ, cần có thời gian để phân tích kỹ càng kết quả của cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều vừa qua tại Hà Nội. Tuy nhiên, trước tiên phải thấy rõ một điều rằng, thế giới ghi nhận những bước tiến triển giữa hai quốc gia trong trạng thái thù địch suốt 7 thập kỷ qua.
Mỹ và Triều Tiên cũng đã có các cuộc tiếp xúc cấp cao và tuyên bố quan tâm đến việc bình thường hóa quan hệ, kiềm chế các bước đi gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực. Theo đó, Triều Tiên từ bỏ các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa, còn Mỹ từ bỏ các cuộc tập trận quy mô lớn. Hai bên cũng đã thỏa thuận về việc thành lập các phái bộ liên lạc tại thủ đô của cả hai quốc gia. Đây có thể được coi là một bước đi tiến tới bình thường hóa quan hệ.
Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov. (Ảnh: TA) |
Việc hai nước chưa thể có được một tuyên bố chung sau Hội nghị cho thấy, cả hai mục tiêu bình thường hóa quan hệ và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên không thể là bước đi nóng vội.
Nếu có được các cuộc gặp tiếp theo, Mỹ và Triều Tiên có thể nghiên cứu “lộ trình" Nga-Trung về Bán đảo Triều Tiên, được đưa ra vào đầu mùa hè 2017. Văn bản này chứa hai nguyên tắc quan trọng, đó là theo từng giai đoạn và “hành động đáp ứng hành động”. Ngoài việc bình thường hóa quan hệ và phi hạt nhân hóa, Moscow và Bắc Kinh cần hình thành cơ chế an ninh ở Đông Bắc Á với sự tham gia của cả sáu quốc gia ở đây. Để hiện thực hóa mục tiêu này cần phải đi một chặng đường dài và quan trọng là đối thoại không bị gián đoạn.
Số lượng “điểm nóng” trong thế giới đương đại không giảm đi, mà ngược lại, đang tăng lên. Các vấn đề ở Trung Đông, Venezuela, các cuộc đụng độ vũ trang Ấn Độ-Pakistan... là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Nga, là quốc gia láng giềng, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Tiếp xúc giữa hai lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên góp phần làm ổn định tình hình trên Bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á. Không những vậy, tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc trong tương lai cũng mở ra cơ hội liên quan tới các dự án kinh tế ba bên với sự tham gia của Nga.
Đối với Việt Nam, qua Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này, tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của phía Việt Nam có thể tổ chức tốt nhất các diễn đàn quốc tế quan trọng. Tôi tin rằng, điều này sẽ nâng cao danh tiếng quốc tế của Việt Nam trong khu vực, cũng như trên toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam sẽ là Chủ tịch ASEAN năm 2020, cũng như đang ứng cử làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên: Kiến tạo Hòa bình - Tạo đà Thịnh vượng Nhận định của Thủ tướng Chính phủ, các nhà Ngoại giao, chuyên gia chính trị quốc tế và doanh nghiệp về Hội nghị Thượng đỉnh ... |
Mở “luồng” riêng tại sân bay, ưu tiên đặc biệt phóng viên thượng đỉnh Mỹ - Triều Từ ngày 28/2 đến hết ngày 2/3, sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội, hơn 3.000 phóng ... |
Cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ: Sự khởi đầu tốt đẹp, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều rất tốt cho ngoại giao Ngày 27/2, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Bill Richardson nhận định, cho tới nay, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ... |