TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc vẫn duy trì nền tảng kinh tế mạnh | |
Trung Quốc vẫn “ủ” nhiều rủi ro trong nền kinh tế |
Suy giảm tăng trưởng kinh tế kéo dài
Khủng hoảng ̉tài chính năm 2008 và khủng hoảng nợ̣ công châu Âu năm 2010 khiến vị thế của Mỹ và châu Âu về̀ kinh tế suy giảm nhanh, còn Trung Quốc đã̃ có sự̣ tăng tốc ngoạn mục nhờ vào đẩy mạnh xuất khẩu và các gói kích thích kinh tế quy mô lớn. Trong vòng 14 năm (2000 – 2013), tăng trưởng cộng dồn GDP thực tế́ của Trung Qúốc đạt mức kỷ lục 243%, trong khi đó con số này của Mỹ và̀ EU chỉ xoay quanh ngưỡng 20%. Đến nay, GDP Trung Quốc đã vượt ngưỡng 10.000 tỷ USD - trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới đạt được mức này.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (số liệu năm và số liệu theo quý) có thể nhận thấy khuynh hướng suy giảm tăng trưởng đã bắt đầu xuất hiện từ quý I/2010 (tăng trưởng 12,1%) và kéo dài đến tận quý IV/2016 (tăng trưởng 6,7%). Sau khi mất các mốc tăng trưởng quan trọng, Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng theo từng năm, hiện nay mục tiêu của năm 2017 chỉ còn 6,5%.
Mối lo thường trực về bong bóng bất động sản hiện ra ở các thị trấn và thành phố nhỏ của Trung Quốc.(Ảnh minh họa) |
Sử dụng vốn kém hiệu quả
Nguyên nhân căn bản của suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào đầu tư và xuất khẩu mà quốc gia này theo đuổi.
Việc dựa vào vốn để tăng trưởng dẫn đến một số hệ lụy căn bản. Thứ nhất, lợi ích cận biên của vốn sẽ suy giảm nhanh chóng, đặc biệt nếu nguồn vốn này bị phân bổ nhiều cho khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) kém hiệu quả. Thứ hai, việc tăng trưởng dựa vào vốn sẽ làm giảm động lực cải thiện năng suất. Thứ ba, tăng trưởng dựa vào mở rộng đầu tư dẫn đến tình trạng dư thừa công suất và phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài. Thứ tư, việc dựa vào vốn để mở rộng tăng trưởng sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ nần của các khu vực trong nền kinh tế và dễ dẫn đến hình thành bong bóng trên thị trường tài sản.
Tăng trưởng kinh tế nhờ sử dụng các khoản tín dụng khiến tỷ lệ đòn bẩy tài chính (tỷ lệ nợ) ở Trung Quốc tăng vọt. Trong vòng 6 năm (2008 - 2014) nợ của Trung Quốc đã tăng từ 150% GDP lên mức 280% GDP. Với tỷ lệ đòn bẩy tài chính này, khoản lãi mà các ngân hàng thương mại (NHTM) phải trả hàng năm đã tăng mạnh. Theo số liệu của CEIC, tỷ lệ trả nợ (tính bằng % GDP hàng năm) đã tăng từ 8% (năm 2006) lên trên 13,5% (năm 2013). Hiện mỗi năm NHTM Trung Quốc vẫn phải trả khoản lãi cho các tổ chức phi tín dụng tương đương 12,5% GDP.
Số liệu cho thấy tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc đặc biệt cao. So với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác tại khu vực Đông Á, tỉ lệ đầu tư/GDP của Trung Quốc hiện vẫn duy trì ở mức xấp xỉ 50% GDP, cao hơn khoảng 20 điểm phần trăm so với mức trung bình của các quốc gia được so sánh. |
Dư thừa sản lượng
Đây là vấn đề đe dọa đến hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng tỷ lệ phá sản doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hệ thống NHTM. Nguyên nhân của vấn đề này là (i) đầu tư quá lớn và liên tục; (ii) sự suy giảm cầu của thị trường bên ngoài.
Trong Báo cáo “Đánh giá triển vọng phát triển khu vực ASEAN năm 2015” của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dựa trên số liệu khảo sát hiệu suất sử dụng trên 19 ngành hàng của Trung Quốc trong năm 2013, ngoài nhóm ngành thực phẩm, rượu và đồ uống (FWOB) đang có mức dư thừa sản lượng lớn nhất biểu hiện ở hệ số công suất sử dụng thấp dưới 65%, đã có 6/19 ngành sản xuất quan trọng có hiệu suất sử dụng thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với tình trạng dư thừa sản lượng cao, bao gồm: ô tô (AUTO); máy móc, thiết bị điện (EME); kim loại đen (kim loại có chứa sắt - FM); thiết bị vật tư (GE); sản phẩm khoáng sản phi kim loại (NMP); hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất (RCM).
Suy giảm sức cạnh tranh
Những thay đổi về nhân khẩu học khiến lao động Trung Quốc ngày càng thiếu hụt. Lao động thiếu hụt và kinh tế tăng trưởng làm chi phí tiền lương tăng mạnh. Chi phí tiền lương tăng lại khiến hàng xuất khẩu Trung Quốc không còn lợi thế cạnh tranh. Trung Quốc dần mức sức cạnh tranh toàn cầu.
Theo ước tính của EIU, đến năm 2020, chi phí lao động của Trung Quốc có thể tăng lên 45,6 USD/ngày. Như vậy, mức tăng chi phí lao động của nước này giai đoạn 2012-2020 sẽ là 12%/năm, gấp đôi tăng trưởng GDP.
Chính sách kinh tế và dấu ấn lãnh đạo
Trung Quốc trong giai đoạn sau thời kỳ lãnh đạo của Chủ tịch nước Mao Trạch Đông, các nguồn lực và quyền hạn được phân chia giữa chính quyền trung ương và địa phương theo chiều dọc (nếu trong nội bộ chính quyền) và theo chiều ngang (nếu giữa các chính quyền) nhằm định rõ kết quả của các chính sách. Dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào – Thủ tướng Ôn Gia Bảo, các lỗ hổng phức tạp về vấn đề hoạch định chính sách càng gia tăng, dẫn đến hàng loạt các nhân tố chính trị mới, bao gồm các nhà hoạt động chính trị, giới truyền thông và các DNNN cũng bắt đầu gia nhập vào hệ thống hoạch định chính sách của Trung Quốc.
Bộ máy chính quyền mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình xây dựng đang nỗ lực hoạt động nhằm kiên quyết thay đổi xu hướng trước đây. Ông Tập nhấn mạnh vai trò của Đảng trong hoạch định chính sách kinh tế và giảm bớt tham gia của Chính phủ trong các hoạt động không cần thiết. Tiểu ban Lãnh đạo Tăng cường Cải cách Toàn diện (CDRLSG) và Tiểu ban Lãnh đạo Trung ương về Kinh tế và Tài chính (CFELSG) với quyền lực siêu bộ đã được thành lập. Bên cạnh đó, hàng loạt cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào quân đội và DNNN đã làm giảm số lượng các ủy viên trung ương của hai nhóm này trong nhóm được tham gia hoạch định chính sách.
Đặc điểm quyết sách kinh tế thời ông Tập Cận Bình bao gồm (i) mang dấu ấn cá nhân, (ii) được diễn đạt trừu tượng, (iii) thi hành các bộ phận rời rạc, (iv) nhấn mạnh tính toàn diện, tổng thể.
Quá trình thị trường hóa có bị đảo ngược?
Sau khi Trung Quốc đưa ra cam kết cải cách “để thị trường đóng vai trò quyết định”, giới phân tích đều ít nhiều kỳ vọng các cải cách thực chất sẽ được ban hành. Tuy nhiên, bên cạnh một số cải cách về DNNN – lựa chọn 6 doanh nghiệp không quan trọng để thí điểm cải cách quản trị công ty – các cải cách quan trọng khác hầu như ít tiến triển. Xu hướng bảo hộ (có phần) gia tăng và cải cách chậm chạp trong lĩnh vực tài chính tiền tệ khiến nhiều nhà nghiên cứu lo ngại rằng Trung Quốc chỉ tuyên bố cải cách chứ không thực sự mở cửa.
Cải cách thị trường tài chính là một dấu hỏi khi theo dõi trường hợp Khu thương mại tự do Thượng Hải (SFTZ). Cuối tháng 12/2013, 12 Bộ bao gồm các nhà quản lý tài chính cấp Bộ đã công bố những quy định liên quan đến việc thực thi dự án cải cách tài chính tiền tệ, gần 3.500 công ty, 288 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 12 ngân hàng nước ngoài đã chấp thuận sự quản lý FTZ vừa được thiết lập để đăng ký vào khu vực này. Nhưng chỉ đến tháng 6/2014, nhiều công ty nước ngoài bắt đầu phàn nàn về vấn đề thiếu hụt những cải cách có ý nghĩa, và các vị đại diện từ một số công ty nước ngoài phải thừa nhận quyết định đầu tư vào khu vực này của họ là do chính trị thúc đẩy hơn là động cơ thương mại. Đặc biệt, năm 2016, khi đầu tư kinh tế của khu vực tư nhân sụt giảm, Chính phủ Trung Quốc đã can thiệp bằng cách yêu cầu các DNNN phải tăng đầu tư - một quyết định mang tính phi thị trường. Đồng thời, yêu cầu người đứng đầu các tập đoàn kinh tế nhà nước phải chịu trách nhiệm đối với Đảng ủy doanh nghiệp.
***
Kinh tế Trung Quốc đang đứng trước nhiều thử thách khó khăn. Nền kinh tế này có thể vẫn tăng trưởng với tốc độ 4-5% trong vòng 5 năm tới. Quan điểm cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ có thể chưa đánh giá hết được sức mạnh của khu vực sản xuất thực, tỷ lệ tiết kiệm cao và dự trữ ngoại tệ lớn của Trung Quốc. Nhưng rõ ràng nếu các vấn đề cấu trúc của nền kinh tế không được cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Tập Cận Bình, sự rung lắc của nền kinh tế Trung Quốc sẽ ngày càng nhiều và mạnh hơn. Suy giảm dự trữ ngoại tệ từ 4.000 tỷ USD (năm 2015) xuống còn 3.000 tỷ USD (năm 2016) là chỉ dấu cho thấy những bất ổn tiềm tàng này.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Kinh tế Trung Quốc vận hành ổn định trong xu hướng chậm lại Báo cáo công tác Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày mới đây đã đề cập đến những số liệu ... |
Tại sao Trung Quốc dẫn đầu thị trường vàng toàn cầu? Trung Quốc hiện là một trong những nhà nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới, tham gia vào việc thiết lập giá vàng tại sàn ... |
Trung Quốc chưa sẵn sàng quốc tế hóa Nhân dân tệ 10 năm qua, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc quốc tế hóa Nhân dân tệ (NDT). Nhưng những thay đổi ... |