Dấu ấn Việt Nam sau 26 năm gia nhập ASEAN

Kế Thông
Cột mốc lịch sử ấy đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của Việt Nam, hướng tới trở thành một thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của ASEAN và khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(07.28) Việt Nam đã chính thức trở thành một thành viên trong ASEAN vào ngày 28/7/1995. (Nguồn: TTXVN)
Việt Nam đã chính thức trở thành một thành viên trong ASEAN vào ngày 28/7/1995. (Nguồn: TTXVN)

Hôm nay, ngày 28/7/2021, đánh dấu kỷ niệm 26 năm ngày Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trở thành một thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm, ảnh hưởng lớn đến cấu trúc thống nhất của khối.

Đồng thời, Việt Nam tích cực đóng góp vào duy trì hòa bình, thịnh vượng ở khu vực, xây dựng ASEAN trở thành một Cộng đồng chung hoàn thiện, lấy người dân làm trung tâm.

Quyết định lịch sử

Gia nhập ASEAN là quyết định mang tính lịch sử, quyết sách đúng đắn và kịp thời, là đột phá đầu tiên để Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới. Chính sách của Việt Nam đối với ASEAN gắn liền với quá trình phát triển và đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam.

Nhìn lại lịch sử khi Nhà nước Việt Nam độc lập ra đời vào 76 năm trước, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với láng giềng đã là chủ trương được ưu tiên hàng đầu.

Ngay sau khi đất nước thống nhất năm 1975, chủ trương gia nhập ASEAN cũng là nằm trong các ưu tiên cao nhất để Việt Nam phá thế bao vây, cô lập, hội nhập khu vực và thế giới.

Để gia nhập ASEAN, Việt Nam đã trải qua quá trình phát triển mạnh mẽ trong tư duy đối ngoại, nhờ đó có sự chuyển hướng chiến lược kịp thời, nhấn mạnh lợi ích cao nhất của đất nước lúc này là tranh thủ điều kiện hòa bình để phát triển.

Kể từ khi chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995, đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong ASEAN đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của đất nước thời kỳ mới và được chỉ đạo rõ trong các văn kiện Đại hội Đảng.

Cụ thể Việt Nam tiếp tục “tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN” ..., tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong ASEAN và “thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN”.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ. (Ảnh: Tuấn Anh)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ. (Ảnh: Tuấn Anh)

Tại Đại hội XI (tháng 1/2011), Đảng ta tiếp tục khẳng định chủ trương Việt Nam sẽ “Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, đồng thời xác định nhiệm vụ “Phấn đấu cùng các nước ASEAN xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh”.

Tiếp đó, Đại hội XII của Đảng (tháng 1/2016) đã xác định phương hướng với hợp tác trong ASEAN là “chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh”, “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc”.

Với định hướng này, tham gia ASEAN trở thành một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của đất nước, một trọng tâm chiến lược trong ngoại giao đa phương tại ASEAN của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần “nhận thức rõ tầm quan trọng của ASEAN trong tổng thể các hoạt động đối ngoại, coi ASEAN là vành đai an ninh trực tiếp của đất nước, là ngôi nhà chung của mình”.

Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 8/8/2018, của Ban Bí thư, về “Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030” một lần nữa nhấn mạnh cần “tiếp tục phát huy và khai thác có hiệu quả vai trò thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN”, “phát huy vị thế của Việt Nam trong xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN 2025, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực và nâng cao vị thế, sự hiện diện của Cộng đồng trên trường quốc tế” …

Như vậy, trong suốt 26 năm qua và kể cả trước đó, chính sách của Việt Nam với ASEAN phản ánh sự phát triển căn bản trong tư duy đối ngoại và đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của đất nước.

Tham gia ASEAN đã trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của đất nước nói chung và trọng tâm chiến lược trong ngoại giao đa phương của Việt Nam nói riêng.

Những cột mốc quan trọng

Trong 26 năm qua, Việt Nam đã tích cực cùng các nước triển khai các thỏa thuận và kế hoạch hợp tác quan trọng của ASEAN, đặc biệt là việc xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Sự kiện Cộng đồng ASEAN chính thức hình thành cuối năm 2015 có đóng góp đáng ghi nhận của Việt Nam, trong đó có sáng kiến, đề xuất như Chương trình Hành động Hà Nội 2010.

Việt Nam cũng là một trong những nước đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN.

Dấu ấn của Việt Nam trong ASEAN còn thể hiện qua đóng góp đối với quá trình mở rộng hợp tác của khối. Khi giữ chức Chủ tịch năm 2010, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến mở rộng thành viên Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ. Việt Nam cũng đề xuất sáng kiến mở rộng cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+). Đó là những cơ chế hết sức quan trọng trong kết nối không chỉ trong ASEAN mà giữa ASEAN với các nước, tạo dựng vị thế của ASEAN.

Qua hàng loạt sáng kiến, chương trình như “Tầm nhìn 2020 và kế hoạch thực hiện”, “Tuyên bố ASEAN 2”, “Hiến chương ASEAN”, “Lộ trình phát triển Cộng đồng ASEAN (2009 - 2015)”, “Sáng kiến hội nhập ASEAN” và “Kế hoạch Tổng thể và Kết nối ASEAN”... Việt Nam được đánh giá đã thể hiện tốt vai trò điều phối các cơ chế với đối tác bên ngoài bằng cách kết nối, mở rộng quan hệ, qua đó làm sâu sắc thêm liên kết giữa ASEAN với các đối tác này.

Flags of ASEAN and its member States (Source: AFP)
Vai trò và trách nhiệm của Việt Nam còn được thể hiện rõ qua các năm Chủ tịch ASEAN thành công, với những đóng góp và sáng kiến cụ thể. (Nguồn: AFP)

Vai trò và trách nhiệm của Việt Nam còn được thể hiện rõ qua các năm Chủ tịch ASEAN thành công, với những đóng góp và sáng kiến cụ thể.

Chỉ 3 năm sau khi gia nhập khối, trên cương vị Chủ tịch năm 1998, Việt Nam đã soạn thảo Kế hoạch hành động Hà Nội để thúc đẩy sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên.

Trong lần thứ hai làm Chủ tịch ASEAM năm 2010, Việt Nam đã thúc đẩy những gì các nhà quan sát ngoại giao gọi là “văn hóa thực hiện”.

Theo Giáo sư Carl Thayer, nói cách khác, Việt Nam đã thúc đẩy việc hoàn thành các hoạt động thiết thực sau khi ASEAN thông qua các tuyên bố và kế hoạch hành động.

Về an ninh và hòa bình, Việt Nam có nhiều đóng góp cụ thể trong xây dựng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả và hiệu lực, góp phần đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông.

Cùng vượt sóng gió

Đặc biệt, trong năm 2020 đánh dấu 25 năm làm thành viên và lần thứ ba đảm đương cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam nói riêng và khối nói chung khi đó phải đối mặt với những thách thức to lớn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Tuy nhiên, Việt Nam đã chứng tỏ bản lĩnh và vai trò dẫn dắt, chủ động của nước Chủ tịch luân phiên. Dưới sự chủ trì của Việt Nam, ASEAN đã tổ chức thành công một loạt hội nghị trực tuyến nhằm thảo luận cách ứng phó dịch, hai hội nghị cấp cao ASEAN 36 và ASEAN 37, hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về đại dịch Covid-19…

Nhiều sáng kiến về hợp tác ứng phó với Covid-19 và phục hồi sau đại dịch đã được công bố và đưa vào triển khai trong năm 2020 như Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN, Khung chiến lược ASEAN về các tình huống khẩn cấp, Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai, Tuyên bố ASEAN về Khung thỏa thuận hành lang đi lại ASEAN...

Nhiều sáng kiến về hợp tác ứng phó với Covid-19 và phục hồi sau đại dịch đã được công bố và đưa vào triển khai trong năm 2020...thể hiện cách tiếp cận tổng thể, đồng bộ mang tính “cả Cộng đồng” ASEAN trong ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh, thích ứng và từng bước phục hồi toàn diện.

Những sáng kiến này đã góp phần giúp ASEAN đứng vững trước đại và sớm đi vào phục hồi, bảo đảm cho định hướng phát triển của ASEAN. Quan trọng hơn, thông qua hợp tác chống Covid-19 và phục hồi kinh tế, sự gắn kết trong ASEAN càng bền chặt.

Đây là những “dấu son” mang đậm dấu ấn của Việt Nam, góp phần tô đẹp bức tranh thành công toàn diện của ASEAN.

Nhìn lại hơn 1/4 thế kỷ đã trôi qua, thành công và vai trò ngày càng lớn của ASEAN cùng sự đồng hành của Việt Nam một lần nữa cho thấy sự đúng đắn trong quyết định gia nhập khối của Việt Nam.

Sự tham gia ấy không chỉ thể hiện ở cách tiếp cận chủ động, tích cực trong phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam, mà còn phản ánh nhu cầu hợp tác tất yếu vì hòa bình, thịnh vượng của cả khu vực.

Để tăng xuất khẩu vào ASEAN, hàng hóa phải cập nhật quy tắc và thủ tục xuất xứ

Để tăng xuất khẩu vào ASEAN, hàng hóa phải cập nhật quy tắc và thủ tục xuất xứ

Theo Vụ thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương), để tận dụng tốt nhất cơ hội về thuế quan, tăng lượng hàng xuất ...

Ngoại giao trong tuần: Điện đàm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Pháp, Tọa đàm về quan hệ ASEAN-Nhật Bản

Ngoại giao trong tuần: Điện đàm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Pháp, Tọa đàm về quan hệ ASEAN-Nhật Bản

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của ngoại giao Việt Nam trong tuần từ ngày 19-24/7.

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Phong tỏa tài sản của nữ diễn viên Trung Quốc Triệu Vy

Phong tỏa tài sản của nữ diễn viên Trung Quốc Triệu Vy

Tài sản của diễn viên Trung Quốc Triệu Vy, thuộc công ty cổ phần Hợp Bảo, bị phong tỏa giữa lúc tin đồn cô chuẩn bị tái xuất được lan ...
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Diego Martinez Belío

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Diego Martinez Belío

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác với Tây Ban Nha, đối tác chiến lược đầu ...
Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Barcelona vs PSG tại vòng tứ kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
Nhận định, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid tại vòng tứ kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động