Đề cao vai trò phụ nữ trong lãnh đạo trước tình hình Covid-19 trên thế giới

Chu Văn
TGVN. Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) công bố chủ đề Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 năm 2021 là “Phụ nữ trong lãnh đạo: Hiện thực hóa một tương lai bình đẳng trong thế giới Covid-19”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chủ đề năm nay được lựa chọn nhằm ghi nhận những nỗ lực to lớn của phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới trong việc định hình một tương lai bình đẳng và phục hồi từ đại dịch Covid-19. Chủ đề này cũng phù hợp với ưu tiên của Phiên họp thứ 65 của Ủy ban về địa vị của phụ nữ của Liên hợp quốc, kêu gọi sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của phụ nữ trong quá trình ra quyết sách trong đời sống xã hội, cũng như loại trừ bạo lực nhằm đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho mọi phụ nữ và trẻ em gái.

Đề cao vai trò phụ nữ trong lãnh đạo trước tình hình Covid-19 trên thế giới
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị quốc tế Tăng cường vai trò phụ nữ trong xây dựng và củng cố hòa bình: Từ cam kết tới kết quả", tại Hà Nội ngày 7/12/2020, do Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên hợp quốc tổ chức. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Liên hợp quốc (LHQ) và Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) ghi nhận, phụ nữ đứng ở tuyến đầu trong chiến dịch ứng phó với đại dịch Covid-19, thực hiện hiệu quả việc đẩy lùi đại dịch ở các vị trí khác nhau như nhân viên y tế, người chăm sóc, người sáng tạo, nhà tổ chức cộng đồng và các nhà lãnh đạo quốc gia. Những lãnh đạo nữ và các tổ chức của phụ nữ đã thể hiện kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và phát huy mạng lưới trong lãnh đạo hiệu quả trong ứng phó với Covid-19 và nỗ lực phục hồi.

Phụ nữ cũng có những đóng góp không thể thay thể trong các quyết định, chính sách và điều luật mang lại sự tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Phần lớn các nước thành công trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19 và ứng phó với các tác động về y tế và kinh tế-xã hội của đại dịch đều được lãnh đạo bởi nữ giới.

Các nữ Lãnh đạo đứng đầu Chính phủ ở Đan Mạch, Ethiopia, Phần Lan, Đức, Iceland, Na Uy, New Zealand và Slovakia đã được hoan nghênh vì nhanh chóng, quyết đoán và hiệu quả trong lãnh đạo đất nước ứng phó với Covid-19, cũng như sự đồng cảm của họ trong việc chia sẻ thông tin y tế với nhân dân.

Tuy nhiên, LHQ và IPU cũng chỉ ra rằng, theo số liệu năm 2020, vẫn còn khá ít các nữ nguyên thủ, hiện nay phụ nữ đang giữ vị trí nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ ở 20 nước trên thế giới; 58 nữ chủ tịch nghị viện, tăng 1 vị trí so với năm trước, chiếm tỷ lệ trung bình 20,9% trên toàn cầu. Đặc biệt, nước Mỹ hiện có nữ Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng viện (bà Kamala Harris) và nữ Chủ tịch Hạ viện (bà Nancy Pelosi).

Tỷ lệ nữ Nghị sĩ quốc hội trên thế giới năm 2020 lần đầu tiên đạt mức 25%, tăng 0.6% so với năm trước đó. Tính theo khu vực, châu Mỹ tiếp tục dẫn đầu với tỷ lệ 32.4% Nghị sĩ quốc hội là nữ, tiếp theo là châu Phi cận Sahara, châu Âu, châu Á, Thái Bình Dương và thấp nhất là khu vực Trung Đông – Bắc Phi (17.8%).

Theo IPU và LHQ, những phát triển này vẫn còn xa so với mục tiêu cân bằng giới. IPU chỉ ra rằng, với tỷ lệ tăng hiện nay, sẽ phải mất 50 năm nữa để có thể đạt được cân bằng giới trong Quốc hội ở các nước trên thế giới. Hiện nay, chỉ có 3 nước là Rwanda, Cuba và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất đạt cân bằng giới trong Quốc hội, với phụ nữ chiếm 50% hoặc hơn ghế Đại biểu Quốc hội.

Ngoài những rào cản xã hội và hệ thống đã có từ lâu, còn có những rào cản mới đã xuất hiện trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng giới về kinh tế - xã hội.

Phụ nữ ở nhiều nơi trên thế giới đang phải đối mặt với các vấn nạn như bạo lực gia đình gia tăng, phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc mà không được trả lương, mất việc làm và nghèo đói. Phụ nữ đang chiếm phần lớn ở tuyến đầu chống đại dịch, nhưng chưa được đại diện một cách tương xứng ở những vị trí liên quan đến chính sách Covid-19 ở trong nước và trên toàn cầu.

Mặc dù có những ảnh hưởng tiêu cực, đại dịch Covid-19 đã có một số tác động tích cực đến phụ nữ, như việc làm việc trực tuyến ở nhà cho phép họ có nhiều thời gian hơn do không phải đi lại, nhất là phụ nữ có con nhỏ, đồng thời cũng cho phép chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình để phụ nữ theo đuổi sự nghiệp chính trị. Việc chuyển đổi công nghệ số cũng tạo điều kiện để phụ nữ học hỏi và tham gia nhiều hơn vào các mạng lưới trực tuyến của phụ nữ trên toàn thế giới.

LHQ và IPU kêu gọi, để nâng cao quyền năng của phụ nữ và ghi nhận đầy đủ tiềm năng của lãnh đạo nữ trong việc chuẩn bị và ứng phó với đại dịch Covid-19, cần lồng ghép quan điểm của phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả cấp độ, trong quá trình định hình, thực thi chính sách và các chương trình ở tất cả các lĩnh vực, các giai đoạn của việc ứng phó, cũng như phục hồi từ đại dịch.

Việt Nam được cộng đồng quốc tế hoan nghênh đã đạt nhiều thành tựu về bình đẳng giới và nâng cao quyền năng của phụ nữ. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Đảng và Nhà nước Việt Nam chú trọng bảo vệ phụ nữ, trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương, đề cao vai trò của phụ nữ trong ứng phó đại dịch cũng như phục hồi hậu đại dịch.

Theo báo cáo Phát triển con người năm 2020 của UNDP, Việt Nam đứng thứ 65 trên 162 quốc gia và nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội. Nhiều phụ nữ Việt Nam ưu tú đang giữ cương vị lãnh đạo cấp cao trong Đảng, Nhà nước, đó là Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội Khóa XIV đạt 27%, nhiều phụ nữ là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, nhà khoa học, Đại sứ, người sản xuất giỏi, văn nghệ sỹ tiêu biểu, chủ doanh nghiệp. Một số nữ bác sỹ quân y của Việt Nam đang tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan.

Việt Nam tiếp tục bảo đảm sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, hướng tới thực hiện cam kết đạt Mục tiêu phát triển bền vững số 5 về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2282/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021 - 2030”. Chương trình này đề ra mục tiêu, biện pháp để đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ; Tỷ lệ cán bộ nữ trong diện quy hoạch các chức danh quản lý, lãnh đạo các cấp đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và đạt 50% vào năm 2030.

TIN LIÊN QUAN
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga: Bóng hồng sắc sảo trên 'đấu trường' ngoại giao
Cán bộ nữ ngoại giao: Ký ức và kỳ vọng
Ngày 8/3: Dù bận rộn, người phụ nữ cũng đừng 'bỏ quên' bản thân mình
Ngày Quốc tế Phụ nữ: Thủ tướng Đức kêu gọi bình đẳng giới trong bối cảnh dịch Covid-19
Phát huy vai trò của phụ nữ trong hội nhập quốc tế
(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Hai đoàn nghệ thuật của Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, đã tỏa sáng ở hai lễ hội văn hóa quốc tế danh ...
Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo ...
Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với CHLB Đức, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Phiên bản di động