Dịch Covid-19: Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia luôn sát cánh cùng bà con gốc Việt

Văn Đỗ - Tâm Hiếu
Trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, Đại sứ Vũ Quang Minh chia sẻ: “Chỉ khi chúng ta đồng lòng, đoàn kết và chung tay, kiên trì nhẫn nại, thì chắc chắn sẽ sớm vượt qua dịch bệnh để quay lại cuộc sống bình thường”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Campuchia đang trải qua giai đoạn hết sức khó khăn do những tác động tiêu cực của đợt bùng phát dịch Covid-19 trong cộng đồng kéo dài từ ngày 20/2 tới nay. Cuộc sống của hầu hết người dân Campuchia tại những vùng dịch đều bị ảnh hưởng, trong đó có cộng đồng người gốc Việt.

Để chung tay góp phần cùng nỗ lực chống dịch của Chính phủ Campuchia, trong thời gian qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã tăng cường hỗ trợ về vật chất, thủ tục pháp lý cho bà con, đồng thời tuyên truyền để bà con yên tâm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh của Chính phủ Campuchia.

Dịch Covid-19: Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia luôn sát cánh cùng người gốc Việt
Đại sứ Vũ Quang Minh gặp gỡ bà con trong đợt đi công tác tại tỉnh Kampong Chhnang. (Nguồn: VOV.VN)

Đại sứ có đánh giá như thế nào về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Campuchia nói chung và với cộng đồng người Việt nói riêng?

Như Thủ tướng Hun Sen đã phát biểu, Campuchia đang đứng trước bờ vực thảm họa, nếu nhân dân và Chính phủ không đồng lòng chung tay chống dịch thì hậu quả khó lường.

Hơn một năm trước đây, kể từ khi dịch bắt đầu xuất hiện đầu năm 2020 và cho tới tháng 2 năm nay, Campuchia đã phòng chống rất thành công và là một trong số ít nước có số ca bệnh thấp nhất thế giới, không có ai tử vong.

Tuy nhiên, từ sự cố bùng phát hôm 20/2, chủng virus mới với tốc độ lây nhiễm nhanh đã lan truyền mạnh trong cộng đồng và buộc Chính phủ Campuchia phải áp dụng các biện pháp quyết liệt, lần đầu tiên phong tỏa toàn bộ Thủ đô Phnom Penh và thành phố liền kề Ta Khmao, thiết lập giới nghiêm, cấm đi lại giữa các địa phương và lập ra các “vùng đỏ” - khu nguy cơ lây nhiễm cao trong Thủ đô nhằm chặn đứng chuỗi lây nhiễm.

Cho đến nay, Campuchia có khoảng 7.500 người mắc Covid-19, gần 5.000 người đang điều trị và có gần 50 người tử vong. Riêng trong một tháng qua đã có 4.700 ca mắc mới.

Đáng lo ngại là một loạt công nhân ở các nhà máy dệt may, giày dép... và tiểu thương tại các chợ đông đúc ở Thủ đô và một số tỉnh thành bị lây nhiễm. Trong số những người mắc bệnh có cả bà con gốc Việt và công dân Việt Nam sang làm ăn, du lịch kẹt lại... cho đến nay đã có khoảng hơn 100 người nhiễm.

Các tỉnh Kandal, Svay Rieng, Preh Sihanouk và Thủ đô Phnom Penh là các địa phương tập trung nhiều người gốc Việt (khoảng trên 80.000) cũng là những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề.

Đặc biệt, một số khu vực bị cách ly, phong tỏa cũng có nhiều người Việt sinh sống. Đời sống bà con ta trở nên khó khăn hơn trước vừa vì mất hoặc sa sút công ăn việc làm, vừa phải chịu cách ly và phong tỏa. Ước tính, khoảng 25.000 hộ gốc Việt chịu ảnh hưởng, riêng Phnom Penh có khoảng 2.500 hộ nghèo đang phải cách ly và phong tỏa, thiếu lương thực và nhu yếu phẩm.

Xin Đại sứ cho biết các công tác bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam đối với cộng đồng bà con ta tại Campuchia, đặc biệt là tại các “điểm nóng" của dịch bệnh?

Thời gian qua, Đại sứ quán và hai Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sihanoukville và Battambang đã hết sức nỗ lực phối hợp cùng Tổng hội Khmer Việt Nam và chi nhánh Hội ở các tỉnh, thành phố hỗ trợ và cứu trợ bà con gốc Việt ở những nơi gặp nhiều khó khăn nhất vì dịch bệnh, thông qua kêu gọi sự giúp đỡ và tài trợ nhu yếu phẩm, vật phẩm y tế phòng bệnh, tiền mặt... từ các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, địa phương, đoàn thể và các nhà hảo tâm ở Việt Nam và Campuchia, để phân phối kịp thời tới tay bà con.

Các hoạt động hỗ trợ gồm ba hướng chính. Thứ nhất là tuyên truyền, hướng dẫn bà con nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân, tuân thủ các quy định của chính quyền sở tại, đồng thời theo dõi sát tình hình các điểm nóng nhất để có trợ giúp kịp thời và thiết thực để bà con không thiếu đói, vận động bà con không di cư tự do và tìm cách nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thông qua các dịch vụ nhập cảnh lậu.

Hội Khmer Việt Nam đã phát hành trên 50 bản tin qua mạng xã hội để cập nhật thông tin cho bà con và khuyến cáo các biện pháp phòng dịch.

Chúng tôi hiểu bà con lo lắng và bị động, hoang mang vì đây là lần đầu tiên Campuchia phải áp dụng các biện pháp mạnh như cách ly và phong tỏa, giới nghiêm toàn bộ những khu vực rộng lớn trong khi các điều kiện và biện pháp của chính quyền nhằm hỗ trợ cung cấp thực phẩm, nhu yếu phẩm... còn chưa hoàn thiện ngay.

Thứ hai là vận động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp Việt và gốc Việt cứu trợ tại chỗ, trong đó có từ Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam VBCC và các doanh nhân thành đạt khác ở các địa phương Campuchia.

Thứ ba là vận động cứu trợ từ Việt Nam. Vừa qua nhiều tỉnh, thành phố, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức hữu nghị như Hội hữu nghị Việt Nam–Campuchia, Mặt trận Tổ quốc, các quân khu 5, 7 và 9, các tổ chức tôn giáo... đã gửi nhiều nhu yếu phẩm, gạo, vật phẩm y tế, tiền mặt... để hỗ trợ bà con.

Từ đầu tháng 3 tới nay, các cơ quan đại diện Việt Nam và Hội Khmer Việt Nam đã tiếp nhận và phân phát trực tiếp hàng cứu trợ thiết yếu tới hơn 3.500 gia đình, trong đó có hơn 60 tấn gạo, 2.500 thùng mỳ ăn liền, 120 ngàn khẩu trang, hơn 5.000 chai dung dịch sát khuẩn và nhiều mặt hàng thiết yếu khác...

Các tỉnh thành và bộ ngành Việt Nam cũng tích cực gửi cứu trợ tới các tỉnh, thành phố kề biên hoặc kết nghĩa và các bộ ngành tuyến đầu chống dịch của Campuchia.

Ngoài ra, Đại sứ quán cũng đã phối hợp với Bộ Nội vụ Campuchia đưa một số bệnh nhân quốc tịch Việt Nam vi phạm luật nhập cảnh, sau khi cách ly và xét nghiệm âm tính, trở về Việt Nam an toàn.

Bên cạnh đó, Đại sứ quán đã làm việc chặt chẽ với các cơ quan của Campuchia và phối hợp với các doanh nghiệp Việt Nam để thu xếp việc đăng ký tiêm chủng cho công nhân và công dân Việt Nam đang làm ăn, sinh sống ở Campuchia. Cho đến nay, công nhân Việt Nam ở một loạt các doanh nghiệp lớn như các công ty cao su Việt Nam, các công ty viễn thông, y bác sỹ tại bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh... đã được tiêm chủng đợt đầu.

Các cơ quan truyền thông của Việt Nam ở Campuchia như VOV, VTV, báo Nhân dân, Thông tấn xã đã và đang rất tích cực truyền tải thông tin, cập nhật các chính sách và diễn biến mới nhất của dịch bệnh để cộng đồng bà con gốc Việt nắm bắt đầy đủ và kịp thời.

Đại sứ có khuyến cáo gì đối với bà con cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp hiện nay?

Điều quan trọng hàng đầu là bà con cần bình tĩnh, yên tâm thực hiện đúng mọi chính sách, quy định và biện pháp phòng chống dịch bệnh của chính quyền địa phương. Chỉ khi chúng ta đồng lòng, đoàn kết và chung tay, kiên trì nhẫn nại, thì chắc chắn sẽ sớm vượt qua dịch bệnh quay lại cuộc sống bình thường. Như Thủ tướng Hun Sen đã nhắn nhủ, nếu tuân thủ tốt việc phong tỏa, chặt đứt chuỗi lây lan, thì sẽ sớm chấm dứt phong tỏa, nếu không thì lại phải kéo dài. Thực ra so với các nước khác ở khu vực, chưa kể đến các điểm nóng trên thế giới, thì Campuchia vẫn còn có con số lây nhiễm khiêm tốn.

Đặc biệt, chính phủ Campuchia đã và đang dồn hết sức lực và quyết tâm chống dịch, đã tiêm chủng hơn một triệu liều vaccine, một tốc độ và tỷ lệ cao hàng đầu ở Đông Nam Á và cả trên thế giới, bởi Campuchia chỉ có 16 triệu dân.

Một tin vui là chính quyền sở tại đã cho bà con gốc Việt ở trên 10 tỉnh, thành phố đăng ký tiêm chủng như công dân Campuchia và vừa qua, Kandal tỉnh giáp biên với Việt Nam và với Thủ đô Phnom Penh đã tổ chức tiêm chủng đợt đầu cho gần 200 bà con gốc Việt tại xã Xam Pau Pun, đối diện cửa khẩu quốc tế Long Bình.

Dịch Covid-19: Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia luôn sát cánh cùng người gốc Việt
Đại sứ quán hỗ trợ lưu học sinh Việt Nam tại Campuchia phòng chống dịch Covid-19. (Nguồn: VOV.VN)

Chúng tôi đề nghị bà con tích cực đăng ký và khi đến lượt thì đi tiêm chủng ngay, không có gì phải băn khoăn lo lắng vì về cơ bản vaccine rất an toàn, rất ít trường hợp có phản ứng phụ nghiêm trọng. Tất cả cán bộ nhân viên và gia đình Đại sứ quán và các Tổng lãnh sự quán cũng đã tiêm chủng.

Chúng tôi xin bà con cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn trước mắt, giữ liên lạc thường xuyên với Hội Khmer Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam, thông báo kịp thời cho chúng tôi các khó khăn phát sinh, các trường hợp cần cứu trợ khẩn cấp để Sứ quán, các Tổng lãnh sự quán và Hội Khmer Việt Nam hỗ trợ kịp thời.

Hiện nay, chính quyền sở tại cũng đã có chương trình cứu trợ thực phẩm khẩn cấp cho người dân nghèo thiếu đói trên mạng Telegram, xin bà con lưu ý sử dụng khi cần thiết.

Đặc biệt, bà con cần tuân thủ nghiêm các quy định phong tỏa, ở nhà nếu không có việc khẩn cấp cần ra ngoài.

Bà con cũng không cố gắng di chuyển sang Việt Nam, vì dịch bệnh các cửa khẩu và đường biên được kiểm soát rất nghiêm ngặt và có hình phạt nghiêm khắc với người vượt biên trái phép. Một số hộ gia đình đã bị buộc quay lại Campuchia vì không có giấy tờ chứng nhận là công dân Việt Nam như hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân còn hiệu lực.

Chung sức đồng lòng, chúng ta sẽ sớm vượt qua thời gian khó khăn này và Đại sứ quán Việt Nam, Hội Khmer Việt Nam ở trung ương và các tỉnh thành luôn sát cánh bên cạnh bà con.

TIN LIÊN QUAN
Dịch Covid-19 ở Campuchia: Người nước ngoài ‘mắc kẹt’ được đăng ký tiêm vaccine
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi thư thăm hỏi tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Campuchia
Dịch Covid-19: Đồng bào trong nước cứu trợ khẩn cấp người gốc Việt tại Campuchia
Việt Nam trao tặng khoản hỗ trợ Campuchia ứng phó dịch Covid-19
Dịch Covid-19 khó lường, Campuchia tăng ngân sách thiết lập trung tâm cách ly
(theo VOV.VN)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 27/11/2024

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 27/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 27/11/2024.
Thầy trò HLV đội tuyển Việt Nam sẵn sàng cho trận đấu tập đầu tiên tại Hàn Quốc

Thầy trò HLV đội tuyển Việt Nam sẵn sàng cho trận đấu tập đầu tiên tại Hàn Quốc

Sáng 26/11, đội tuyển Việt Nam tập luyện ở sân vận động mái vòm Smart AirDome Gyeong Ju, Hàn Quốc, nơi sẽ diễn ra trận đấu với Ulsan Citizen FC.
ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Đổi mới, sáng tạo giúp Báo Thế giới và Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Đổi mới, sáng tạo giúp Báo Thế giới và Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới

Báo Thế giới và Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội, tiếp tục khẳng định vị thế là một cơ quan báo chí hàng đầu trong thời kỳ chuyển ...
Lực lượng Real Madird tan hoang trước 'đại chiến' Liverpool

Lực lượng Real Madird tan hoang trước 'đại chiến' Liverpool

Tính thêm Vinicius, Real Madrid không có sự phục vụ của 6 cầu thủ quan trọng ở trận đấu với Liverpool tại Champions League.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/11 và sáng 28/11: Lịch thi đấu Champions League - Monaco vs Benfica; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Lee Man FC

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/11 và sáng 28/11: Lịch thi đấu Champions League - Monaco vs Benfica; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Lee Man FC

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/11 và sáng 28/11: Lịch thi đấu Champions League - Monaco vs Benfica, Aston Villa vs Juventus; hạng Nhất Anh...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động