Đông Nam Á: Bóng ma khủng bố đang hiện hình

Không chỉ còn là những lời cảnh báo, vụ khủng bố hôm 14/1 tại trung tâm thủ đô Jakarta là một hồi chuông cảnh tỉnh, không chỉ đối với Indonesia mà còn với cả khu vực Đông Nam Á. Khủng bố giờ đây đã trở thành bóng ma hiện hữu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Câu chuyện không mới

Trước khi xảy ra vụ khủng bố ngày 14/1, một số cơ quan tình báo của Mỹ, Australia và Singapore đã cảnh báo, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang lên kế hoạch tấn công khủng bố tại Indonesia hoặc Malaysia, Thái Lan và Philippines, tương tự vụ khủng bố tại Paris đầu tháng 11/2015. Chính nhờ sự chuẩn bị và đối phó kịp thời, nên ngay sau các cuộc tấn công khủng bố, các lực lượng an ninh Indonesia đã nhanh chóng có mặt, tiêu diệt năm tên khủng bố, và sau đó tiến hành các đợt bố ráp lớn tại Jakarta cũng như trên toàn quốc, bắt giữ hàng chục nghi can.

Thực ra, việc các tổ chức Hồi giáo cực đoan đánh bom và tiến hành các hoạt động khủng bố không phải là vấn đề mới ở Indonesia cũng như Đông Nam Á. Trước khi có sự trỗi dậy của các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở Nam Á và Trung Đông như Al- Qaeda và IS ở Iraq và Syria, Đông Nam Á đã chứng kiến không ít vụ khủng bố và tàn sát dân thường tàn bạo, được thực hiện bởi các tổ chức khủng bố như Mặt trận giải phóng dân tộc Monro (MNLF) và Abu Sayyaf ở miền Nam Phillipines, hay Jemaah Islamiyah (JI) ở Indonesia.

dong nam a bong ma khung bo dang hien hinh
 

Từ đầu thập niên 1990 đến năm 2005, Abu Sayyaf liên tục bắt cóc con tin phương Tây để đòi tiền chuộc. Năm 2001, Abu Sayyaf đã chặt đầu một con tin người Mỹ và chín con tin theo đạo Thiên chúa, sau nỗ lực đòi tiền chuộc bất thành, nhằm gây sức ép ngăn cuộc tấn công của quân đội Chính phủ Philippines.

Trong khi đó, JI được coi là những kẻ chủ mưu của cuộc đánh bom khủng bố giết chết hơn 200 người tại hòn đảo du lịch Bali, Indonesia năm 2002. Còn các vụ đánh bom khủng bố gây thương vong lớn nhất gần đây tại Jakarta là các vụ đánh bom khách sạn JW Marriott và khách sạn Ritz-Carlton làm bảy người thiệt mạng.

Từ đầu năm 2010 trở lại đây, các vụ tấn công khủng bố ở Đông Nam Á giảm hẳn, nhờ nỗ lực chống khủng bố của các nước Indonesia, Philippines và Malaysia, ngoại trừ bạo lực bùng phát ở khu vực miền Nam Thái Lan từ năm 2004 đến nay chủ yếu liên quan đến vấn đề ly khai.

Quan ngại nhiều hơn

So với các vụ khủng bố trước đây ở khu vực, vụ khủng bố ngày 14/1 tại Jakarta có số thương vong không lớn bằng, nhưng lại gây quan ngại nhiều hơn cho giới chức Indonesia và các nước trong khu vực, bởi một số lý do sau:

Thứ nhất là sự liên hệ giữa các tổ chức khủng bố ở Đông Nam Á với các tổ chức khủng bố khét tiếng ở Trung Đông và Nam Á như Al-Qaeda và IS. Theo số liệu của cơ quan an ninh Indonesia và nước ngoài, hiện có từ 600-1.000 công dân các nước Đông Nam Á đã tham dự các khóa huấn luyện và đang tham gia thánh chiến tại Iraq và Syria. Hiện nay, một số phiến quân Hồi giáo cực đoan đã quay trở lại khu vực Đông Nam Á và tìm cách gây dựng các mạng lưới khủng bố cũng như tuyển quân cho IS. Gần đây, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã lên tiếng cảnh báo rằng, Đông Nam Á là một trong những nguồn tuyển mộ quân quan trọng của IS. Việc những kẻ khủng bố tại Jakarta vừa qua có liên hệ với IS đã gióng lên hồi chuông báo động về sự kết nối giữa các tổ chức khủng bố trong khu vực với nhau và với mạng lưới khủng bố toàn cầu như IS và Al Qaeda. Nếu như điều này trở thành hiện thực, nhiều khả năng, vụ khủng bố vừa qua tại Jakarta chỉ là “khúc dạo đầu” tập dượt cho các vụ tấn công khủng bố đẫm máu hơn đang được lên kế hoạch.

Thứ hai, tuy không gây thương vong lớn về người và vật chất, nhưng việc khủng bố tiến hành hàng loạt vụ nổ bom ngay giữa “thanh thiên bạch nhật” tại trung tâm Thủ đô Jakarta, nơi có đông cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, đã gợi nhớ sự giống nhau giữa phương thức và thủ đoạn khủng bố trong các vụ tấn công đẫm máu trước đó tại Mumbai (Ấn Độ) năm 2008, Nairobi (Kenya) năm 2013, hay Paris (Pháp) năm 2015.     

Thứ ba, nhiều dấu hiệu cho thấy sau khi bị tấn công, truy đuổi và làm suy yếu tại Iraq và Syria, IS đang tìm cách mở rộng hoạt động tại các nước khác nhằm gây thanh thế. Các vụ tấn công khủng bố mới đây - tiếp theo các vụ tấn công tại Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Burkina Farso, Mali hay Indonesia - là thông điệp của IS rằng, tổ chức này có đủ khả năng và sức mạnh vươn “vòi bạch tuộc” ra toàn thế giới.

Hơn nữa, tuy trước đây khủng bố ở Đông Nam Á hoạt động khá mạnh, nhưng các nhóm này chủ yếu là tự phát và gần như không phối hợp với nhau. Qua vụ khủng bố tại Jakarta vừa qua, nhiều dấu hiệu cho thấy bước đầu đã có sự liên kết giữa các nhóm khủng bố trong khu vực với nhau và với các nhóm khủng bố ngoài khu vực. Đây sẽ là điều hết sức nguy hiểm vì việc hình thành mạng lưới sẽ giúp làm tăng sức mạnh của các nhóm khủng bố khu vực lên gấp nhiều lần.

Ngoài ra, trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á ngày càng gắn kết với nhau sau khi Cộng đồng ASEAN ra đời, các cuộc tấn công khủng bố tuy nhằm vào một quốc gia cụ thể, như Indonesia vừa qua sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường an ninh của toàn khu vực.

Cần giải pháp lâu dài

Vụ khủng bố tại Jakarta cho thấy nhiều vấn đề đáng suy nghĩ. Mặc dù đã được cảnh báo trước về nguy cơ, nhưng vụ khủng bố vẫn diễn ra trong bối cảnh an ninh được thắt chặt tại Jakarta cũng như tại một số thành phố lớn. Điều đó cho thấy sự khó khăn trong việc loại bỏ hoàn toàn nguy cơ khủng bố. Ngoài ra, Indonesia là nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới với trên 250 triệu người, và nếu chỉ một phần nghìn dân số nước này đi theo hướng cực đoan thì con số này đã là 250.000 người. Cần nhớ rằng, trong vụ khủng bố vừa qua tại Jakarta, mới chỉ có 14 tên khủng bố tham gia, vậy mà đã gây bao rắc rối cho Chính quyền và người dân Indonesia.

Do đó, để chống lại các nguy cơ đe dọa khủng bố, thì Indonesia và các nước trong khu vực cần phải nỗ lực không ngừng nghỉ, cụ thể:

Một là, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững và công bằng. Đây sẽ là cách chống khủng bố lâu dài và hiệu quả nhất, bằng các biện pháp kinh tế và xã hội, để những kẻ khủng bố không có khả năng tuyển mộ những người nghèo, những người bị gạt ra bên lề sự phát triển của đất nước.

Hai là, cần thúc đẩy hơn nữa sự hòa giải và đối thoại giữa các tôn giáo khác nhau thông qua đối thoại, giáo dục và tuyên truyền, nhằm tránh các yếu tố gây kích động và hận thù tôn giáo.  

Ba là, tăng cường hoạt động của các lực lượng an ninh và bảo vệ luật pháp nhằm trấn áp các phần tử Hồi giáo cực đoan, quá khích.

Bốn là, cần tăng cường phối hợp hành động, chia sẻ thông tin giữa các nước thành viên ASEAN để giảm thiểu và ngăn ngừa sự liên kết giữa các nhóm khủng bố khác nhau trong khu vực.

Như vậy, khủng bố đã không chỉ còn là nguy cơ mà đã thực sự trở thành mối đe dọa đối với các nước trong khu vực. Việt Nam, nguy cơ khủng bố đe dọa trực tiếp không lớn nhưng các thách thức đặt ra là môi trường an ninh - chiến lược vốn đang có những biến động nhanh, có thể bị ảnh hưởng thêm bởi mối đe dọa này. Do đó, ngoài việc nâng cao khả năng đối phó với mối đe dọa khủng bố, chúng ta cần theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các nước trong và ngoài khu vực để góp phần loại bỏ mối đe dọa khủng bố, đem lại sự ổn định và yên bình cho khu vực.

PGS. TS. Hoàng Anh Tuấn Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

Đọc thêm

Saudi Arabia, UAE, Qatar hết sức coi trọng hợp tác với Việt Nam, làm cầu nối hợp tác giữa ASEAN và GCC

Saudi Arabia, UAE, Qatar hết sức coi trọng hợp tác với Việt Nam, làm cầu nối hợp tác giữa ASEAN và GCC

Thủ tướng mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng trong phát triển đất nước và có thể học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng ...
Giá tiêu hôm nay 25/12/2024: Không còn hàng tồn trong dân, xuất khẩu của khối thành viên VPSA tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 25/12/2024: Không còn hàng tồn trong dân, xuất khẩu của khối thành viên VPSA tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 25/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất dịp kỷ niệm 70 năm thành lập

Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất dịp kỷ niệm 70 năm thành lập

Chiều 24/12, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành ...
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban.
Tin thế giới 24/12: Pháp công bố danh sách Nội các mới, Thỏa thuận về con tin ở Gaza đạt tiến triển, Tỷ phú Elon Musk được ví như 'Thủ tướng Mỹ'

Tin thế giới 24/12: Pháp công bố danh sách Nội các mới, Thỏa thuận về con tin ở Gaza đạt tiến triển, Tỷ phú Elon Musk được ví như 'Thủ tướng Mỹ'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Đoàn Thanh niên Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao thăm hỏi, tặng quà bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn Thanh niên Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao thăm hỏi, tặng quà bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn Thanh niên Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tin thế giới 24/12: Pháp công bố danh sách Nội các mới, Thỏa thuận về con tin ở Gaza đạt tiến triển, Tỷ phú Elon Musk được ví như 'Thủ tướng Mỹ'

Tin thế giới 24/12: Pháp công bố danh sách Nội các mới, Thỏa thuận về con tin ở Gaza đạt tiến triển, Tỷ phú Elon Musk được ví như 'Thủ tướng Mỹ'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Triều Tiên đi bước quyết liệt cắt đứt với Hàn Quốc, có khả năng đưa quân đến Moscow để làm điều này

Triều Tiên đi bước quyết liệt cắt đứt với Hàn Quốc, có khả năng đưa quân đến Moscow để làm điều này

Quân đội một số nước, trong đó có Triều Tiên, sẽ tới Nga, để tham gia duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Nga xác nhận một tàu hàng chìm ở Địa Trung Hải

Nga xác nhận một tàu hàng chìm ở Địa Trung Hải

Tàu hàng Nga Ursa Major chìm ở Địa Trung Hải sau một vụ nổ ở buồng động cơ. 14 thủy thủ trên tàu được cứu, trong khi 2 người còn lại mất tích.
Bộ Quốc phòng Anh hé lộ vũ khí laser và sóng vô tuyến đột phá

Bộ Quốc phòng Anh hé lộ vũ khí laser và sóng vô tuyến đột phá

Ngày 23/12, quân đội Anh tuyên bố thử nghiệm thành công bắn hạ máy bay không người lái (UAV) của đối phương bằng sóng vô tuyến.
Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Nhật Bản sẽ nước đầu tiên có tàu được phép cập cảng căn cứ hải quân Ream của Campuchia sau khi quá trình cải tạo hoàn tất.
Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Nga cho rằng, quan niệm về việc giáng một 'thất bại chiến lược' vào Moscow đang nhanh chóng mất đi sức hút ở Đức.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động