Dòng tên lửa đẩy Soyuz trứ danh của Nga và cuộc chay đua chinh phục vũ trụ

Lê Ngọc
TGVN. “Những tên lửa Soyuz-5 và Soyuz-6 mà Nga đang thiết kế sẽ cạnh tranh được với các thiết bị phóng của Mỹ và hoàn toàn có thể cạnh tranh trên thị trường vũ khí hiện đạy." Ông Rogozin - Tổng giám đốc Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos tự tin cho biết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dong ten lua day soyuz tru danh cua nga cho su menh chinh phuc vu tru Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ muốn lá chắn tên lửa S-400 của Nga?
dong ten lua day soyuz tru danh cua nga cho su menh chinh phuc vu tru TASS: ​Các nước châu Á-Thái Bình Dương muốn mua hệ thống tên lửa của Nga
dong ten lua day soyuz tru danh cua nga cho su menh chinh phuc vu tru
Một vụ phóng vật thể vào vũ trụ dùng tên lửa đẩy siêu nặng Soyuz. (Nguồn: Sputnik News)

Vậy tên lửa đẩy siêu nặng mới được Nga phát triển như thế nào? Hãy ngược dòng lịch sử phát triển của dòng tên lửa đẩy siêu nặng để khám phá Soyuz 5 và Soyuz 6.

Ngược dòng lịch sử

Tên lửa Soyuz (Союз - Liên hợp) là tên lửa tầm trung của Liên Xô - Nga dùng để đưa các vệ tinh nhân tạo và tàu vũ trụ lên không gian. Dòng Soyuz - loại tên lửa duy nhất của Nga được sử dụng để đưa rất nhiều phi hành gia và khách du lịch thuộc nhiều quốc tịch khác nhau lên vũ trụ có là tiền thân là tên lửa R-7 - tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới do Liên Xô chế tạo. Hiện tại, thiết bị phóng này là phương tiện để Nga đưa các tàu chở người Soyuz và tàu không người lái Tiến bộ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, dưới sự lãnh đạo của viện sỹ Sergey Korolev - người đứng đầu cục thiết kế OKB-1 (hiện là RKK Energia), R-7 đã được thiết kế và chế tạo. Khi đầu đạn hạt nhân trở nên nhỏ và nhẹ hơn, R-7 nhanh chóng bị thay thế bởi các loại tên lửa khác, nhưng nó là nền tảng của nhiều loại thiết bị phóng khác nhau của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, mà nổi tiếng nhất là tên lửa đẩy Soyuz. Chính loại tên lửa này đã mang Sputnik - vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người lên không gian vào ngày 4/10/1957.

dong ten lua day soyuz tru danh cua nga cho su menh chinh phuc vu tru
Cấu tạo của tên lửa đẩy Soyuz-5. (Nguồn: Russian Space Web)

Phiên bản đầu tiên (11A511) được cải tiến từ tên lửa Voskhod - vốn xuất phát từ tên lửa R-7A (8K74) được nâng cấp từ R-7, ban đầu thuộc dự án Soyuz và được thiết kế để phóng tàu vũ trụ Soyuz 7K - 9K - 11K, cũng được đặt tên là tên lửa Soyuz, phổ biến và thông dụng cho đến nay. Năm 1973, một phiên bản đổi mới của Soyuz được đưa vào sử dụng gọi là Soyuz-U (11A511U), là loại phổ biến nhất trong dòng tên lửa Soyuz và được sử dụng cho tới tận ngày nay.

Tên lửa Soyuz có ba tầng, tầng thứ nhất và tầng thứ hai tương tự như của tên lửa hai tầng R-7. Cả ba tầng đều sử dụng nhiên liệu là dầu lửa và chất ôxi hóa là ôxi lỏng (Riêng loại Soyuz-U2 sử dụng Sintin - một loại dầu lửa tổng hợp). Các động cơ dùng trong tên lửa Soyuz được thiết kế bởi NPO Energomash. Ngoài 3 tầng này còn có thể có thêm một tầng thứ tư được lắp thêm vào phía trên tầng thứ ba để tăng sức mang trọng tải cho tên lửa Soyuz, gồm hai kiểu có tên goại là Ikar và Fregat, đều sử dụng nhiên liệu là UDMH và chất ôxi hóa là N2O4.

Qua nhiều thắng trầm bởi nhiều lý do, dòng tên lửa Soyuz đã liên tục phát triển và chiếm một vị trí đáng tự hào trong công cuộc chinh phục vũ trụ của con người. Soyuz được sử dụng nhiều và lâu nhất trên thế giới so với các loại thiết bị phóng khác với tổng cộng hơn 1700 lần phóng kể từ khi bắt đầu được sử dụng vào năm 1966. Loại tên lửa này nổi tiếng bởi số lần phóng khổng lồ cùng độ tin cậy cao, mặc dù thiết kế đã rất cũ - được coi là xương sống của các chương trình không gian có người lái và không người lái của Nga và được sản xuất bởi Trung tâm Vũ trụ Samara (TsSKB-Progress) tại Samara (Nga).

Tên lửa «Proton-M» và «Soyuz», cũng như những tên lửa đẩy khác của Nga, chiếm giữ hơn 50% toàn bộ các cuộc phóng thương mại trên thế giới. Tên lửa Soyuz được phóng lên không chỉ từ Sân bay vũ trụ Baykonur (Kazakhstan) và Plesetsk, bãi phóng Vostochny (Nga), mà còn từ bãi phóng Kourou của châu Âu ở Guyana (khu vực Nam Mỹ) thuộc Pháp.

Sứ mệnh mới của Soyuz

Tên lửa «Soyuz-5» được phát triển từ năm 2016 để thay thế cho tên lửa «Zenit» sử dụng cho các chuyến bay có người lái đưa các phi hành gia lên Trạm Không gian Quốc tế, và vì mục đích thương mại - phương tiện vận tải siêu nặng cho các chuyến thám hiểm vũ trụ trong tương lai. Soyuz-5 thực ra không thuộc dòng các phương tiện phóng Soyuz từ thời Liên Xô mà nó có nguồn gốc từ tên lửa đẩy Zenit được phát triển cho công ty Energia của Nga và được sử dụng cho bãi phóng trên biển. Vụ phóng Soyuz-5 đầu tiên dự kiến vào năm 2022, nhưng mới đây có lệnh hoãn lui đến năm 2023.

Soyuz-5 dài 62m, trọng lượng cất cánh khoảng 270 tấn sẽ thay thế tên lửa hạng nhẹ Soyuz-2 hiện nay và sẽ mang được 9 tấn hàng hóa lên các quỹ đạo thấp - gấp 3 lần tải trọng của Soyuz-2.1b. Theo báo chí Nga, Soyuz-5 không quá tối tân về công nghệ nhưng giá thành sẽ cao hơn tính toán. Soyuz-5 sẽ được lắp loại động cơ tên lửa RD-171 cho tầng một và RD-169 cho tầng hai. Cả hai động cơ đều sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng và ôxy hóa lỏng. RD-171 là động cơ tên lửa mạnh nhất thế giới hiện nay.

RD-171MV có công suất 246.000 mã lực, lực đẩy vượt quá 800 tấn với khối lượng động cơ 10,3 tấn. RD-171MV là phiên bản sửa đổi của động cơ RD-171M được sử dụng trong giai đoạn đầu tiên của tên lửa đẩy Zenit. Tầng đầu tiên của Soyuz-5 cũng sẽ được sử dụng làm khối bên cạnh của tên lửa siêu nặng Yenisei. Tua bin và máy bơm của RD-171M tạo ra công suất 180MW - tương đương với ba tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân. Chi phí cho vụ phóng Soyuz-5 khoảng 60 triệu USD. Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos tin rằng, tên lửa mới của Nga sẽ trở thành đối thủ của tên lửa Falcon 9 và Ariane 6 của Elon Musk.

Các nhà khoa học Nga còn dự trù sử dụng tầng một của Soyuz-5 làm động cơ đẩy cho một loại tên lửa siêu nặng có thể mang tới 80 tấn từ sân Baikonur lên quỹ đạo thấp của Trái Đất. Tên lửa «Soyuz-6» khác biệt với «Soyuz-5» ở chỗ sử dụng động cơ RD-180 thay vì RD-171 ở kỳ đầu tiên. RD-180 nhẹ bằng một nửa của RD-171. Trong tương quan này, công suất thiết kế của «Soyuz-6» sẽ là 9 tấn trên quỹ đạo gần Trái đất thay vì 17 tấn ở «Soyuz-5». Theo Rogozin - Tổng giám đốc Roscosmos cho biết: “Soyuz-5 sẽ trở thành nguyên mẫu của giai đoạn thứ nhất và Soyuz-6 sẽ trở thành nguyên mẫu của giai đoạn thứ hai của tên lửa đẩy siêu nặng”.

“Những tên lửa Soyuz-5 và Soyuz-6 mà cơ quan này đang thiết kế sẽ cạnh tranh được với các thiết bị phóng của Mỹ. Các thiết bị phóng này sẽ nằm trong nhóm có nhu cầu cao, có thể cạnh tranh trên thị trường. Chúng sẵn sàng cạnh tranh với bất kỳ nhà sản xuất nào của Mỹ hay một số nhà sản xuất khác." Ông Rogozin cho biết thêm.

Tên lửa này đang được lên kế hoạch thay đổi các thiết kế kỹ thuật để có thể tái sử dụng - giống như tên lửa của Elon Musk. Tập đoàn chế tạo đang xem xét các biện pháp bổ sung để giảm chi phí phóng tên lửa: sử dụng lại tầng đầu tiên của tên lửa bằng dù hoặc hạ cánh phản lực như Falcon-9; đưa phần động cơ trở về bằng dù.

dong ten lua day soyuz tru danh cua nga cho su menh chinh phuc vu tru Iran thỏa thuận triển khai việc mua hệ thống tên lửa S-300 thế hệ mới của Nga

Ngày 22/2, hãng thông tấn Iran IRNA đưa tin, Iran đang thảo luận với Nga về việc mua vũ khí, bao gồm hệ thống phòng ...

dong ten lua day soyuz tru danh cua nga cho su menh chinh phuc vu tru Mỹ “quan ngại” về hệ thống tên lửa của Nga ở Syria

Ngày 26/11, một quan chức Mỹ cho biết, quyết định triển khai hệ thống phòng không tối tân nhất của Nga tới Syria đang dấy ...

dong ten lua day soyuz tru danh cua nga cho su menh chinh phuc vu tru Tổng thống Hugo Chavez: Venezuela có hàng nghìn tên lửa của Nga

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez hôm 7/12 cho biết, nước này đã nhận hàng nghìn tên lửa và bệ phóng rocket do Nga sản xuất, ...

(theo News, IZ, Russian Space Web)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động