Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Đức Trí
Việc ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa năm 1999 và ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền năm 2009 đáp ứng được mong mỏi của nhân dân hai nước, mở ra một trang mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước tại Hà Nội, ngày 30/12/1999. (Nguồn: TTXVN)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước tại Hà Nội, ngày 30/12/1999. (Nguồn: TTXVN)

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Việc xác lập, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển của Việt Nam, cha ông ta đã kiên cường, bền bỉ, khôn khéo bảo vệ nền độc lập và bờ cõi quốc gia, xây đắp giang sơn gấm vóc ngày nay.

Hiệp ước nền tảng

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc dài 1.449,566 km, trong đó có 383,914km đường biên giới đi theo sông suối, tiếp giáp giữa bảy tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc.

Biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được hình thành qua quá trình lịch sử và tồn tại tương đối ổn định kể từ thế kỷ thứ X. Trong thời kỳ thực dân, chính phủ Pháp và triều đình Mãn Thanh Trung Quốc đã ký các Công ước ngày 26/6/1887 và công ước bổ sung ngày 20/6/1895 - đây là các văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngay sau khi giành độc lập, hai bên quan tâm giải quyết các vấn đề biên giới và tiến hành một số cuộc đàm phán nhưng chưa đạt kết quả. Sau khi bình thường hoá quan hệ vào năm 1991, đàm phán được nối lại. Ngày 30/12/1999, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thay mặt Chính phủ Việt Nam) và Ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền (thay mặt Chính phủ Trung Quốc) ký “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa” (sau đây gọi tắt là Hiệp ước), tạo dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai quốc gia.

Hiệp ước gồm phần Mở đầu và tám Điều khoản. Trong phần Mở đầu, hai Bên khẳng định mục tiêu của việc ký kết Hiệp ước là xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và bền vững giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình.

Điều I của Hiệp ước quy định các cơ sở, căn cứ giải quyết và xác định đường biên giới trên đất liền, các nguyên tắc pháp luật quốc tế được công nhận và các thỏa thuận giữa hai Bên trong quá trình đàm phán. Điều II là điều khoản trọng tâm và dài nhất của Hiệp ước, mô tả cụ thể hướng đi của đường biên giới đất liền trên toàn tuyến giữa hai nước và được thể hiện trên bộ bản đồ. Điều III, hai Bên thỏa thuận cùng với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào xác định vị trí chính xác điểm gặp nhau ở biên giới của ba nước.

Điều IV quy định nguyên tắc phân định vùng trời và lòng đất giữa hai nước là căn cứ vào mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới trên đất liền. Đây là nguyên tắc được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn quốc tế. Điều V quy định hai nguyên tắc xác định đường biên giới theo các sông, suối: đối với sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được, xác định theo trung tuyến dòng chảy hoặc dòng chảy chính. Điều VI quy định việc thành lập Ủy ban liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc. Điều VII quy định sau khi Nghị định thư phân giới, cắm mốc có hiệu lực, hai bên ký Hiệp định về quy chế quản lý biên giới thay thế Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới ký ngày 7/11/1991. Điều VIII là điều khoản cuối cùng quy định thể thức điều ước và thời điểm có hiệu lực của Hiệp ước.

Các văn kiện thực hiện

Theo thông lệ quốc tế, các quốc gia có chung biên giới, sau khi đã kết thúc giai đoạn hoạch định biên giới và phân giới cắm mốc quốc giới, sẽ tiến hành đàm phán ký kết các thỏa thuận về quản lý biên giới, mốc quốc giới, cũng như các thỏa thuận hợp tác khai thác, phát triển các nguồn tài nguyên xuyên biên giới, hợp tác quản lý và sử dụng các cửa khẩu biên giới. Giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đã trải qua các quy trình pháp lý này.

Trên cơ sở Hiệp ước, trong giai đoạn từ năm 2001 - 2008, hai Bên triển khai công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Với nhiều khó khăn, gian khổ, ngày 31/12/2008, hai Trưởng Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ đã ra tuyên bố về hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo đúng thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước.

Kết quả hai Bên đã phân giới toàn tuyến biên giới dài 1.449,566 km, cắm 1971 cột mốc, bao gồm một cột mốc ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào, 1548 cột mốc chính và 442 cột mốc phụ. Hệ thống mốc giới này được đánh dấu, ghi nhận và mô tả phù hợp với địa hình thực tế, bảo đảm khách quan, khoa học, rõ ràng, ổn định và bền vững lâu dài.

Ngày 18/11/2009, tại Bắc Kinh, được sự ủy quyền của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Việt Nam cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vũ Đại Vỹ, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Trung Quốc ký kết ba văn kiện biên giới gồm: Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa.

Ngày 14/7/2010, tại cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang, Việt Nam) - Thiên Bảo (Vân Nam, Trung Quốc), đại diện Chính phủ hai nước đã trao Công hàm thông báo ba văn kiện có hiệu lực và chính thức tuyên bố quản lý biên giới theo đường biên giới mới. Sau khi ký kết, hai Bên đã tiến hành đàm phán “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên)” và “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân”. Ngày 5/11/2015, hai nước đã ký hai Hiệp định này trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sang Việt Nam. Ngày 16/6/2016, hai Hiệp định này chính thức có hiệu lực.

Nghị định thư phân giới cắm mốc có giá trị vĩnh viễn, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc có giá trị trong thời gian 10 năm, nếu sáu tháng trước khi Hiệp định hết hạn, không Bên nào thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hiệu lực của Hiệp định cho phía Bên kia thì Hiệp định sẽ tự động kéo dài thêm 10 năm và cứ tiếp tục như vậy.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại cột mốc biên giới số 1116 (phía Việt Nam) trong lễ chào mừng hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, tại cửa kh
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại cột mốc biên giới số 1116 (phía Việt Nam) trong lễ chào mừng hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), ngày 23/2/2009. (Nguồn: TTXVN)

Ý nghĩa lịch sử

Ngày 2/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức Hội nghị tổng kết 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, “việc ký kết Hiệp ước biên giới, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc và ký kết ba văn kiện pháp lý về biên giới có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xây dựng đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc, góp phần tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới…”.

Việc ký kết Hiệp ước và các văn kiện pháp lý biên giới trên đất liền cùng với hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc là thành tựu được xây đắp bằng quyết tâm chính trị, bằng trí tuệ, máu, nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là trong thời đại mới dưới sự lãnh đạo của hai Đảng Cộng sản.

Những thành tựu lịch sử này đã đặt nền tảng pháp lý, chính trị để hai nước duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng... đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần vào sự nghiệp gìn giữ hòa bình, hợp tác phát triển của khu vực và quốc tế.

Khai mạc Hội nghị kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc

Khai mạc Hội nghị kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc

Sáng 2/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ...

Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Ngày 2/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức Hội nghị tổng ...

Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Nhân chuyến thăm Việt Nam tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Pallab Sengupta, Chủ tịch Hội ...

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả, dù góc nhìn khác nhau, nhưng cùng gặp nhau trong luận điểm, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, ...

Việt Nam và Liên hợp quốc kỷ niệm chặng đường 25 năm Hà Nội- 'Thành phố vì hòa bình'

Việt Nam và Liên hợp quốc kỷ niệm chặng đường 25 năm Hà Nội- 'Thành phố vì hòa bình'

Ngày 2/8, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 Dennis Francis đã chủ ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Black Myth: Wukong - Game máy tính Trung Quốc ‘biến hóa’ doanh nghiệp siêu nhỏ vụt lớn thành kỳ lân

Black Myth: Wukong - Game máy tính Trung Quốc ‘biến hóa’ doanh nghiệp siêu nhỏ vụt lớn thành kỳ lân

Thành công vang dội của game Black Myth: Wukong đến từ đâu? Đồ họa đỉnh cao, nội dung tốt,... hay nhà phát triển Trung Quốc có bí quyết gì?
Bài tarot hôm nay 18/9: Bạn có thể tuyệt tình tới mức nào với người yêu?

Bài tarot hôm nay 18/9: Bạn có thể tuyệt tình tới mức nào với người yêu?

Rút một lá bài tarot để khám phá mức độ tuyệt tình bạn có thể với người yêu là bao nhiêu. Hãy tìm hiểu thông điệp từ lá bài để ...
Top 3 xe hạng A bán chạy nhất tháng 8/2024: Hyundai Grand i10 tiếp tục dẫn đầu

Top 3 xe hạng A bán chạy nhất tháng 8/2024: Hyundai Grand i10 tiếp tục dẫn đầu

Top 3 xe hạng A bán chạy nhất tháng 8/2024, Hyundai Grand i10 dẫn đầu phân khúc với 310 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Toyota Wigo.
Ủy ban Biên giới quốc gia thăm hỏi, động viên, tặng quà chính quyền, nhân dân  Làng Nủ

Ủy ban Biên giới quốc gia thăm hỏi, động viên, tặng quà chính quyền, nhân dân Làng Nủ

Đoàn công tác của Ủy ban Biên giới quốc gia đã chia sẻ với chính quyền và nhân dân Làng Nủ về những thiệt hại và mất mát đau thương ...
Huawei chuẩn bị ra mắt hệ điều hành mới, cạnh tranh với Android và iOS

Huawei chuẩn bị ra mắt hệ điều hành mới, cạnh tranh với Android và iOS

Hãng công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ chính thức phát hành hệ điều hành mới HarmonyOS Next vào cuối tháng 9 này và không còn hỗ trợ các ứng dụng ...
Đại sứ Phạm Trường Giang chào từ biệt Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Chile

Đại sứ Phạm Trường Giang chào từ biệt Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Chile

Ngày 16/9, Đại sứ Phạm Trường Giang đã tới chào Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Chile Gloria de la Fuente nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Vụ ám sát hụt ông Trump: Liệu có nghi phạm thứ 2? Nga cảnh báo 'chơi dao có ngày đứt tay', Ukraine bày tỏ gì?

Vụ ám sát hụt ông Trump: Liệu có nghi phạm thứ 2? Nga cảnh báo 'chơi dao có ngày đứt tay', Ukraine bày tỏ gì?

Hai tháng với hai vụ ám sát hụt, ông Donald Trump, ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa, đang phải đối mặt với nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
Hàn Quốc được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng IAEA khóa 68

Hàn Quốc được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng IAEA khóa 68

Ngày 16/9, Hàn Quốc được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng lần thứ 68 của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Tổng thống Putin ra lệnh tăng quân số, Nga vọt lên top 2 thế giới về quy mô lực lượng vũ trang

Tổng thống Putin ra lệnh tăng quân số, Nga vọt lên top 2 thế giới về quy mô lực lượng vũ trang

Quân số lực lượng vũ trang Nga sẽ tăng lên mức 2.389.130 người, trong đó có 1.500.000 quân nhân
Kết thúc chiến dịch chống phiến quân, Mỹ hoàn tất rút lực lượng và tài sản khỏi Niger

Kết thúc chiến dịch chống phiến quân, Mỹ hoàn tất rút lực lượng và tài sản khỏi Niger

Quân đội Mỹ ngày 16/9 thông báo đã hoàn tất quá trình rút quân khỏi Niger theo yêu cầu của lãnh đạo phe đảo chính ở quốc gia Tây Phi.
Xung đột ở Gaza: Nỗ lực đưa thỏa thuận ngừng bắn 'cập bến', Ngoại trưởng Mỹ đến Ai Cập, khối Arab cảnh báo về quan điểm 'khoan dung' của phương Tây

Xung đột ở Gaza: Nỗ lực đưa thỏa thuận ngừng bắn 'cập bến', Ngoại trưởng Mỹ đến Ai Cập, khối Arab cảnh báo về quan điểm 'khoan dung' của phương Tây

Mỹ đang nghiên cứu đề xuất thỏa hiệp mới về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza nhằm nỗ lực kết thúc xung đột kéo dài gần một năm này.
Một nước Trung Á nhắc nhở Đức: Nga 'bất khả chiến bại' về quân sự

Một nước Trung Á nhắc nhở Đức: Nga 'bất khả chiến bại' về quân sự

Tổng thống Kazakhstan cho rằng, cuộc xung đột Nga-Ukraine leo thang hơn sẽ dẫn đến hậu quả không thể khắc phục được đối với toàn thể nhân loại.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin được chọn là Thủ tướng tiếp theo của xứ chùa vàng. Những khó khăn và bất ngờ nào đang chờ đón nữ Thủ tướng?
Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và những di sản nổi bật trong một thập kỷ cầm quyền

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và những di sản nổi bật trong một thập kỷ cầm quyền

10 năm cầm quyền của Tổng thống Indonesia Joko Widodo để lại nhiều dấu ấn với các chính sách thiết thực cho người dân và nâng cao vị thế quốc tế.
Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Một số xu hướng ở Đông Nam Á đang mang đến cái nhìn tích cực về chủ nghĩa đa phương.
Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Dân số của châu Phi không hẳn mang lại cơ hội kinh tế cho Australia nhưng yếu tố địa chính trị lại là một câu chuyện khác.
Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Nhà báo Pavel Vinodurov nêu bật quan điểm Nga-Việt Nam là đối tác chiến lược và những người bạn thực sự.
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực...
Phiên bản di động