Các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Phạm Gia Khiêm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ-Bộ trưởng Bộ ngoại giao; đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương; đồng chí Bùi Thanh Sơn-Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao; đồng chí Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng chí Trung tướng Lê Đức Thái-Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội biên phòng; đồng chí Nguyễn Minh Vũ-Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, các cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia công tác phân giới cắm mốc và quản lý, bảo vệ biên giới của các bộ, ngành và địa phương liên quan, với khoảng hơn 300 đại biểu tham dự.
Tin liên quan |
Khai mạc Hội nghị kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc |
Năm 2024 đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu).
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp ước biên giới, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc và ký kết 3 văn kiện pháp lý về biên giới có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xây dựng đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc, góp phần tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đặt biệt là giữa các tỉnh giáp biên của hai nước.
Việc hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam-Trung Quốc là một dấu ấn quan trọng trong quan hệ giữa hai nước đã từng trải qua nhiều biến cố thăng trầm và là một thành tựu được xây đắp bằng quyết tâm chính trị, bằng trí tuệ, máu, nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là trong thời đại mới dưới sự lãnh đạo của hai Đảng Cộng sản.
Thành tựu lịch sử này đã đặt nền tảng pháp lý, chính trị để hai nước duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng... đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hai nước.
Kể từ khi 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc có hiệu lực và hai nước chính thức quản lý đường biên giới đất liền theo các văn kiện pháp lý về biên giới, nhìn chung tình hình biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc cơ bản ổn định, hệ thống đường biên, mốc giới được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới được đảm bảo; công tác mở, nâng cấp cửa khẩu, đấu nối giao thông được hai Bên quan tâm triển khai; giao lưu hữu nghị, hợp tác phát triển khu vực biên giới được chú trọng thúc đẩy.
Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và các lực lượng chức năng hai bên phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kịp thời phát hiện và xử lý ổn thỏa các sự kiện biên giới nảy sinh.
Biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được hình thành qua quá trình lịch sử và tồn tại một cách tương đối ổn định kể từ thế kỷ thứ 10. Trong thời kỳ thực dân, Chính phủ Pháp và Triều đình Mãn Thanh Trung Quốc đã ký các Công ước ngày 26/6/1887 và công ước bổ sung ngày 20/6/1895-đây là các văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ngay sau khi giành được độc lập, hai bên đã quan tâm tới việc giải quyết các vấn đề biên giới và đã tiến hành một số cuộc đàm phán nhưng chưa đạt kết quả.
Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương tham luận tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Sau khi bình thường hoá quan hệ vào năm 1991, hai nước đã nối lại đàm phán về biên giới lãnh thổ. Kết quả là Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký ngày 30/12/1999.
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, hai bên triển khai công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Kết quả hai Bên đã phân giới toàn tuyến biên giới dài 1.449,566 km, cắm 1971 cột mốc, bao gồm 1 cột mốc ngã ba biên giới Việt-Trung-Lào, 1548 cột mốc chính và 442 cột mốc phụ.
Hệ thống mốc giới này đã được đánh dấu, ghi nhận và mô tả phù hợp với địa hình thực tế, đảm bảo tính khách quan, khoa học, rõ ràng, ổn định và bền vững lâu dài.
Ngày 18/11/2009, Chính phủ 2 nước đã ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc để ghi nhận toàn bộ thành quả phân giới cắm mốc biên giới trên thực địa, xác lập các quy định pháp lý để phối hợp thực hiện hiệu quả và thông suốt công tác quản lý, bảo vệ biên giới, quản lý, phát triển cửa khẩu giữa hai nước.
Hội nghị 25 năm ký Hiệp ước về biên giới và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc là dịp để tri ân các thế hệ lãnh đạo, cán bộ đã từng tham gia vào công tác hoạch định, phân giới cắm mốc và quản lý biên giới Việt-Trung của các bộ, ngành và địa phương.
Toàn cảnh phiên Khai mạc Hội nghị kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Đây là dịp các đại biểu gặp gỡ, trao đổi để cùng ôn lại quá trình công tác ngày trước, chia sẻ những bài học quý, những kỷ niệm đáng nhớ đã trải qua; các bộ ngành và địa phương cùng trao đổi, tổng kết, đánh giá những thành tựu, kết quả và cả những tồn tại, hạn chế nảy sinh trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới để rút ra bài học kinh nghiệm, tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, góp phần vào việc duy trì đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định hợp tác và phát triển bền vững cho nhân dân hai nước…
Việc giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quan hệ hai nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước xác định được một đường biên giới rõ ràng trên đất liền với một hệ thống mốc giới hiện đại, đặt nền tảng vững chắc cho việc xây dựng đường biên giới Việt - Trung thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, lâu dài, hợp tác và phát triển, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Đặc biệt, ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa hai nước thể hiện ở 4 điểm chính sau.
Thứ nhất, ta đã giải quyết hai trong ba vấn đề lớn do lịch sử để lại trong quan hệ Việt - Trung. Đó là giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới trên đất liền và vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ, chỉ còn lại vấn đề Biển Đông. Những kinh nghiệm giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền sẽ tạo cơ sở cho việc đàm phán giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.
Hai là, việc xác định một đường biên giới rõ ràng trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc tạo cơ sở để các ngành chức năng tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả, ngăn ngừa hiện tượng xâm canh, xâm cư do thiếu hiểu biết về đường biên giới; mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu kết luận Hội nghị kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Ba là, việc hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền là biểu hiện sinh động của mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” Việt Nam-Trung Quốc, góp phần gia tăng sự tin cậy giữa hai bên, tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn.
Bốn là, trên bình diện quốc tế và khu vực, việc giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là sự đóng góp thiết thực đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, góp phần khẳng định các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế: giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ bằng thương lượng hòa bình; không sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mong muốn các cơ quan hữu quan áp dụng những phương thức quản lý hiện đại, kể cả áp dụng kỹ thuật số trong công tác quản lý biên giới, qua đó triển khai công tác quản lý biên giới một cách hiệu quả, khoa học, cùng nhau xây dựng đường biên giới trên đất liền Việt - Trung thực sự hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác; quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc sẽ có điều kiện để phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nguyện vọng và mong muốn của nhân dân hai nước.
Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Đồng chí Bùi Thanh Sơn-Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao và đồng chí Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp biên giới lãnh thổ cho các tập thể và cá nhân. |
Đồng chí Trung tướng Lê Đức Thái-Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội biên phòng và đồng chí Nguyễn Minh Vũ-Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp biên giới lãnh thổ cho các tập thể và cá nhân. |
Đồng chí Trung tướng Lê Đức Thái-Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội biên phòng và đồng chí Nguyễn Minh Vũ-Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp biên giới lãnh thổ cho các tập thể và cá nhân. |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị. |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị. |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị. |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị. |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị. |
| Thúc đẩy giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc trong ngành xây dựng, nội thất, gia dụng Theo Tổng lãnh sự Nguyễn Việt Dũng, trong nhiều năm qua, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, cũng là ... |
| Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ hợp tác với ASEAN để giữ cho Biển Đông hòa bình và ổn định Thời gian qua, Trung Quốc và ASEAN đã nỗ lực thúc đẩy tham vấn để thực hiện DOC và xây dựng COC thực chất và ... |
| Ngoại giao Việt Nam đóng góp thúc đẩy hợp tác quốc tế phát triển công nghệ bán dẫn và AI Ngày 23/7, Bộ Ngoại giao phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo "Xu thế phát triển công nghệ bán ... |
| Timor-Leste coi Việt Nam là hình mẫu phát triển phát triển kinh tế - xã hội Sáng ngày 1/8, sau lễ đón, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Timor-Leste Jose Ramos-Horta. |