Đường lối đối nội của Tổng thống Mỹ mới đắc cử

Giờ là lúc Tổng thống đắc cử Donald Trump vạch ra lộ trình thực hiện “Bản hợp đồng giữa Donald Trump và nước Mỹ”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
duong loi doi noi cua tan tong thong my Mỹ: Đảng Cộng hòa bảo toàn quyền kiểm soát Quốc hội
duong loi doi noi cua tan tong thong my (LIVE) Bầu cử Mỹ: Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ

Cuộc bầu cử kỳ lạ và gay cấn nhất trong lịch sử nước Mỹ cuối cùng đã kết thúc với chiến thắng của ứng cử viên tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa.

Giờ là lúc Tổng thống đắc cử Donald Trump vạch ra lộ trình thực hiện “Bản hợp đồng giữa Donald Trump và nước Mỹ”. Kỷ nguyên mới của ông Trump dự kiến sẽ là sự xoá bỏ các chính sách cũ của người tiền nhiệm Barack Obama.

duong loi doi noi cua tan tong thong my
Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump. (Nguồn: Mother Jones)

Dưới đây là phác họa những nét chính trong chính sách đối nội nhiệm kỳ tới của ông Donald Trump:

Các hiệp định kinh tế

Chắc hẳn, vấn đề kinh tế là điều đầu tiên mà người dân Mỹ háo hức trông chờ những thay đổi mà làn gió mới mang tên Trump, một doanh nhân kỳ cựu, sẽ đem lại. Thay đổi đầu tiên và chắc chắn nhất có lẽ chính là cách tiếp cận với các hiệp định thương mại tự do, cụ thể là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ngay trong vòng tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ, có thể thấy chắc chắn rằng TPP sẽ còn rất lâu mới được thực hiện khi cả hai ứng viên đều không ủng hộ nó.

Lập trường này của ông Trump cũng là điều dễ hiểu bởi ông là người ủng hộ chính sách bảo hộ. Ông Trump luôn chỉ trích TPP và dọa nếu đắc cử, ông sẽ áp thuế nhập khẩu đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để trừng phạt Trung Quốc.

Vì vậy, có thể từng có những dự đoán trái chiều về TPP nếu bà Clinton lên làm tổng thống, nhưng giờ đây, người ta hẳn sẽ phải dần quên đi sự tồn tại của nó khi chủ nhân mới của Nhà Trắng là Donald Trump.

Nhìn chung, ông Trump chủ trương chống tự do thương mại với nước ngoài nhằm bảo vệ thị trường nội địa. Vì vậy, trong kỷ nguyên Donald Trump tới đây, chỉ những hiệp định thương mại có lợi hơn cho Mỹ như Hiệp định tự do Bắc Mỹ (NAFTA) may ra còn có tính khả thi. Các vấn đề an sinh xã hội

Ngoài những đặc tính khác thường của hai ứng cử viên tổng thống, có nhiều lý do khiến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 được coi là cuộc bầu cử kỳ lạ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Một trong số đó là vấn đề an sinh xã hội. Không giống các mùa bầu cử trước, các ứng cử viên năm nay đã nói rất ít về hệ thống an sinh xã hội của nước Mỹ trong tương lai. Có thể nói người dân Mỹ còn khá mơ hồ với những kế hoạch an sinh xã hội không rõ ràng nhưng lại đầy tham vọng của ông Trump trong thời gian tới.

Ông Trump từng cam kết sẽ không cắt giảm trợ cấp hoặc tăng tuổi về hưu, và không áp đặt các loại thuế mới, mà thay vào đó sẽ có những sáng kiến kinh tế mới để thúc đẩy tăng trưởng và bù đắp vào quỹ An sinh Xã hội vốn đang cạn kiệt dần và dự kiến sẽ cán mốc nguy hiểm vào năm 2019 khi số tiền trợ cấp bỏ ra nhiều hơn là các khoản thuế thu về.

Ông còn tham vọng hơn khi tuyên bố các kế hoạch lý tưởng mới của mình có khả năng giúp quốc gia thanh toán được nợ công, vốn đã tăng gấp đôi từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, lên mức 13,6 nghìn tỷ USD, tương đương 75% GDP tính đến đầu năm 2016.

Tuy nhiên, chưa bàn đến chuyện các chương trình kinh tế “trong mơ” này của ông sẽ là gì, và hiệu quả của nó ra sao, thì với tính cách bốc đồng, phiêu lưu của mình, không chắc ông sẽ thực hiện đúng các đề xuất này. Giới chuyên gia về thuế còn nhìn nhận nếu được áp dụng, chính sách cắt giảm thuế của ông Trump có thể sẽ làm chính phủ mất đi 9,5 nghìn tỷ USD.

duong loi doi noi cua tan tong thong my

Sự thay đổi lập trường trong vấn đề tăng lương tối thiểu của ông Trump cũng là đề tài mà dư luận chưa xác định được rõ ràng trong nhiệm kỳ tổng thống tới. Trước đây, ông chủ trương giữ nguyên mức lương tối thiểu là 7,25 USD/h, song sau đó lại ủng hộ tăng lương nhưng để các bang tự quyết định. Vì vậy, tầng lớp lao động Mỹ vẫn không khỏi hồi hộp chờ đợi các chính sách mới của tổng thống đắc cử.

Về chương trình y tế nổi tiếng của Mỹ, hay còn gọi là Đạo Luật Obamacare, một trong những di sản đối nội đáng chú ý mà người tiền nhiệm đảng Dân chủ để lại, ông Donald Trump từng đưa ra những lời chỉ trích gay gắt ngay trước Ngày bầu cử rằng “Obamacare đang làm vấn đề y tế rối tung lên”.

Vì vậy, không nghi ngờ gì về việc ông sẽ lập tức hủy bỏ chính sách này khi lên cầm quyền. Một cố vấn tranh cử của ông cũng từng cho biết nếu ông Trump thắng cử, ông sẽ yêu cầu Quốc hội bắt đầu tiến trình lập pháp để hủy bỏ đạo luật này.

Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa dù đã nói nhiều về việc thay thế Obamacare bằng một đạo luật khác, song chưa bao giờ nói cụ thể về ý định này và cũng không có sự quảng bá rộng rãi ngay cả trong quá trình chạy đua "nước sôi lửa bỏng". Điều đó khiến giới chuyên gia nhìn nhận trong tương lai gần tổng thống đắc cử chưa có kinh nghiệm chính trường Donald Trump sẽ không thể lập ra được một kế hoạch và lộ trình cụ thể cho vấn đề này.

Vấn đề nhập cư

Có lẽ một trong những cộng đồng người Mỹ hiện đang lo lắng nhất sau chiến thắng của ông Trump chính là những người nhập cư, đặc biệt là người Hồi giáo. Hơn 42 triệu người nhập cư tại Mỹ hiện đang nín thở chờ đợi số phận của mình sẽ được định đoạt thế nào sau khi người từng đưa ra những tuyên bố đanh thép về vấn đề này hiện đã trở thành tổng thống Mỹ. “Giấc mơ nước Mỹ” của cộng đồng người nhập cư, du học sinh,… trở nên xa vời dưới thời Donald Trump.

Tới đây, ông Trump hẳn sẽ áp dụng việc cấm tất cả người Hồi giáo vào nước Mỹ, từng bước thực hiện lộ trình xây dựng bức tường dài 3.000 km dọc biên giới với Mexico để ngăn chặn người nhập cư trái phép, cắt giảm việc cấp thẻ xanh cho người nhập cư bất hợp pháp, thậm chí trục xuất 11 triệu người nhập cư ra khỏi nước Mỹ,… những điều mà ông đã chủ trương ngay từ những ngày đầu tranh cử.

Ông Trump muốn duy trì tỷ lệ người nhập cư trên tổng dân số Mỹ ở dưới mức cao nhất trong lịch sử là 14,8% vào những năm 1890. Để quay trở lại những quy định trong quá khứ về số dân sinh ra tại nước ngoài, ông Trump sẽ phải thay đổi quy định về số lượng thẻ xanh được cấp mỗi năm. Giới chuyên gia cho rằng để hạn chế người nhập cư vào Mỹ, ông Trump có thể ban hành những quy định mới cho các cơ quan cấp thị thực và xử lý các đơn xin nhập cư hợp pháp. Ông cũng có thể sẽ giảm bớt nguồn lực dành cho những cơ quan này.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý những người nhập cư trong tương lai và con cháu của họ đang được kỳ vọng sẽ thay cho những nhân công sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số đang lần lượt đến tuổi nghỉ hưu, do đó việc áp đặt bất kỳ mức hạn chế đáng kể nào đối với người nhập cư cũng đe dọa đẩy nước Mỹ vào tình trạng khan hiếm lao động, có nguy cơ dẫn đến tình trạng không có tiền chi cho các chương trình an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe.

Như vậy, ông Donald Trump, ứng cử viên xuất thân từ một doanh nhân, một nhân vật nổi tiếng của làng giải trí Mỹ, mà chỉ hơn một năm trước bị cả dư luận nói chung và truyền thông chính thống nói riêng coi như một trò đùa của cuộc bầu cử tổng thống, thì giờ đây, đã chính thức đặt chân vào Nhà Trắng, và chuẩn bị viết nên những trang mới cho cường quốc số một thế giới. Những nghi ngại, lo sợ giờ sẽ tiếp tục được củng cố, hay sẽ được thay thế bằng những kỳ vọng, mong chờ vào vị tổng thống mới? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

duong loi doi noi cua tan tong thong my Nước Mỹ trong Ngày bầu cử

Hơn 100 triệu người dân Mỹ đã và đang đi bỏ phiếu để quyết định vị Tổng thống lần thứ 45. BBC đăng tải một ...

duong loi doi noi cua tan tong thong my Chính sách đối lập của bà Clinton và ông Trump tại châu Á

Kết quả của cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính sách đối ngoại của Mỹ tại châu Á? Sau đây là ...

duong loi doi noi cua tan tong thong my Trump, Clinton sẽ làm gì trong 100 ngày đầu nếu đắc cử tổng thống?

Trong 100 ngày làm việc đầu tiên nếu đắc cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump hoặc bà Hillary Clinton được cho là sẽ tập ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Mỹ

Đọc thêm

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Việc kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone sẽ giúp người dùng kiểm soát được dữ liệu cũng như đảm bảo mạng di động hoạt động ổn ...
Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Vượt lên dẫn trước nhưng U23 Indonesia thua ngược U23 Iraq 1-2 trên sân Abdullah bin Khalifa (Qatar) ở trận tranh hạng ba giải U23 châu Á 2024.
Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

OECD hạ dự báo tăng trưởng của Anh trong năm nay xuống 0,4% so với mức dự báo 0,7% đưa ra vào tháng 11/2023.
Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Diễn viên Hồng Diễm không chỉ gây ấn tượng bởi khả năng diễn xuất tự nhiên mà còn ở gu thời trang cuốn hút và thời thượng.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện nghiêm túc và dứt khoát biện pháp mới cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu trợ nhân đạo Dải ...
Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Theo Bộ Quốc phòng Syria, ngoại ô thủ đô Damascus của nước này đã hứng chịu một cuộc không kích vào cuối ngày 2/5, khiến 8 quân nhân bị thương.
Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Hamas cam kết thả con tin Israel theo thỏa thuận, Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí tác chiến vũ trụ, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel…
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động