EU: Các Bộ trưởng Nội vụ thảo luận hiệp ước di cư mới, nỗ lực tháo gỡ bất đồng

Nguyễn Hoàng
TGVN. Ngày 8/10, Bộ trưởng Nội vụ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu các cuộc thảo luận về nội dung Hiệp ước mới về di cư và cư trú được Ủy ban châu Âu (EC) công bố tháng trước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đây là hội nghị trực tuyến đầu tiên giữa Bộ trưởng Nội vụ các nước EU thảo luận về văn kiện này. Mục đích của hội nghị là tháo gỡ những bất đồng kéo dài nhiều năm qua và có chính sách thống nhất trong vấn đề người di cư từ các nước nghèo khổ và có chiến tranh tại Trung Đông và châu Phi đổ vào "lục địa già".

Trong kế hoạch cải cách di cư mang tên "Hiệp ước Di cư và cư trú mới" được mong đợi khá lâu, EC đề xuất các nước thành viên EU nếu không tự nguyện tiếp nhận thêm người di cư thì có thể hỗ trợ tiền để đưa những người này về nước.

EU: Các Bộ trưởng Nội vụ thảo luận hiệp ước di cư mới, nỗ lực tháo gỡ bất đồng
Theo Hiệp ước Di cư và cư trú mới, EC đề xuất các nước thành viên EU nếu không tự nguyện tiếp nhận thêm người di cư thì có thể hỗ trợ tiền để đưa những người này về nước. (Nguồn: Getty)

Biện pháp này được cho là giúp giảm sức ép cho Italy và Hy Lạp - hai "cửa ngõ" chính mà người di cư từ châu Phi tìm cách vào châu Âu.

Cụ thể, các quốc gia ở khu vực biên giới ngoài của EU đang chịu sức ép lớn trước làn sóng người di cư bất hợp pháp, như Italy và Malta, có thể đề nghị kích hoạt một "cơ chế đoàn kết bắt buộc".

Khi đó, tất cả các nước còn lại có các sự lựa chọn như phải đóng góp tài chính để hỗ trợ việc trục xuất người di cư bất hợp pháp, hoặc tiếp nhận họ hoặc hỗ trợ tài chính cho nước EU phải tiếp nhận họ. Mức đóng góp sẽ tùy theo khả năng kinh tế và quy mô dân số của mỗi nước.

Trong khi đó, EC cũng đề xuất EU sẽ trả cho các nước 10.000 euro (11.750 USD)/1 người di cư được một nước nào đó tiếp nhận.

Thời hạn trục xuất người di cư trái phép cũng được nêu cụ thể. Nếu trong vòng 8 tháng mà một nước EU không trục xuất được một người di cư trái phép về nước của họ, nước EU đó sẽ phải tiếp nhận người này.

Phát biểu trước báo giới, ông Horst Seehofer, Bộ trưởng Nội vụ Đức - nước hiện giữ chức Chủ tịch EU - cho biết mục tiêu của liên minh là chú trọng tới những người dễ bị tổn thương cần được bảo vệ, trong đó bao gồm những người chạy trốn chiến tranh.

Ông khẳng định EU muốn có một quy định chung để trong tương lai, liên minh này không phải tiếp nhận những người không thực sự cần được bảo vệ. Đức chủ trương đạt được một thỏa thuận giữa các nước EU về hiệp ước mới nói trên vào cuối năm nay. Tuy nhiên, tiến trình này có thể còn kéo dài.

Đề xuất của EC được đưa ra sau các vụ hỏa hoạn thiêu rụi các trại tị nạn trên đảo Lesbos của Hy Lạp, đẩy hàng nghìn người tị nạn vào “cảnh màn trời chiếu đất”, buộc EU một lần nữa phải trở lại với vấn đề chính sách nhập cư.

Năm 2015, hơn 1 triệu người di cư đã tới các nước EU, khiến hệ thống an ninh và phúc lợi xã hội bị quá tải, kích động tư tưởng cực hữu và gây ra một cuộc khủng hoảng về người di cư trong châu lục.

Kể từ đó đến nay, mỗi năm EU chỉ tiếp nhận 1,5 triệu người nước ngoài tới sinh sống và làm việc và số người nhập cư trái phép vào EU đã giảm xuống còn 140.000 người/năm. Tuy nhiên, các nước hiện vẫn chia rẽ sâu sắc về vấn đề này.

Hàng chục người di cư thiệt mạng và mất tích ngoài khơi Djibouti

Hàng chục người di cư thiệt mạng và mất tích ngoài khơi Djibouti

TGVN. Ngày 4/10, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) cho biết, ít nhất 8 người đã thiệt mạng và 12 người khác mất tích ...

Hiệp ước mới về Di cư và Cư trú giúp EU thoát khỏi 'bi kịch dai dẳng'?

Hiệp ước mới về Di cư và Cư trú giúp EU thoát khỏi 'bi kịch dai dẳng'?

TGVN. Ngày 23/9, tại trụ sở Ủy ban châu Âu (EC) ở Brussels (Bỉ), Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đã công bố đề ...

Khủng hoảng di cư vẫn nhức nhối, châu Âu 'không thể thất bại lần nữa'

Khủng hoảng di cư vẫn nhức nhối, châu Âu 'không thể thất bại lần nữa'

TGVN. Châu Âu không thể để lặp lại cuộc khủng hoảng di cư hồi năm 2015-2016 khi hàng triệu người chạy trốn khỏi chiến tranh, xung ...

(theo Euobserver)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại nước này.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ ...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Thông tin về việc diễn viên Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim và kết đôi với nam diễn viên tài năng Goo Yoo đang khiến người hâm mộ ...
Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Mori Takero, tân Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà ...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer có nhiều bước phát triển đáng kể, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động