EU tìm cách ‘chiếm sóng’ Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á

Quang Hiếu
TGVN. Hiện Mỹ và Trung Quốc là hai nước có ảnh hưởng kinh tế và chính trị rõ rệt nhất ở Đông Nam Á, còn Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa thể giành được lợi thế dù có rất nhiều tiềm năng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đông Nam Á đang là khu vực thu hút nhiều đối tác, bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU). (Nguồn: Zing)
Đông Nam Á đang là khu vực thu hút nhiều đối tác, bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU). (Nguồn: Zing)

Đông Nam Á đang là khu vực thu hút nhiều đối tác, bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả khu vực này là khoảng 3.000 tỷ USD và các nền kinh tế khu vực đang phát triển nhanh chóng.

EU là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Đông Nam Á và nằm trong số 3 nhà nhập khẩu hàng đầu của hầu hết các quốc gia trong khu vực. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng tạo điều kiện phát triển chủ nghĩa đa phương giữa các khối, và hầu hết các chính phủ trong khu vực đều đang khao khát trở thành cường quốc tầm trung.

Mặt khác, chủ nghĩa đế quốc đã để lại cho châu Âu rất nhiều sức mạnh mềm trong khu vực này. Cụ thể tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chung của khu vực, châu Âu là điểm du lịch được ưa thích thứ hai tại đây và các trường đại học của châu Âu nằm trong số top 3 lựa chọn được du học sinh yêu thích nhất nhờ các suất học bổng hào phóng.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát mới nhất do Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore thực hiện có tên “Thông điệp Đông Nam Á” cho thấy kết quả tốt xấu lẫn lộn đối với EU.

Khi được hỏi về việc họ tin tưởng rằng quốc gia nào hoặc khối nào sẽ ủng hộ mạnh mẽ nghị trình thương mại tự do toàn cầu, những người tham gia khảo sát xếp EU ở vị trí thứ hai với 25,5%, chỉ sau Nhật Bản (27,6%), dẫn trước Mỹ và Trung Quốc.

Với câu hỏi nước nào nên đóng vai trò lãnh đạo trong việc duy trì trật tự dựa trên quy tắc và luật pháp quốc tế, EU đứng đầu với 33%, cao hơn Mỹ (24,3%) và Nhật Bản (20%).

Tuy nhiên, tỷ lệ người được hỏi cho rằng EU là nền kinh tế có ảnh hưởng nhất trong khu vực đã giảm xuống chỉ còn 0,6%, so với mức 1,7% trong cuộc khảo sát năm 2019 trong khi Nhật Bản duy trì ở mức khoảng 4%.

Về nước có ảnh hưởng chính trị và chiến lược nhất, số người lựa chọn EU đã tăng từ 0,7% vào năm 2019 lên 1,1% vào năm 2020, nhưng khối này vẫn xếp sau Nhật Bản.

EU-ASEAN: Từng bước xây dựng nền tảng cho một FTA toàn diện

EU-ASEAN: Từng bước xây dựng nền tảng cho một FTA toàn diện

TGVN. Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại ASEAN Igor Driesmans nhận định, quan hệ EU-ASEAN đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều ...

Thiếu sự nổi bật

Trên thực tế, kết quả này chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Cho đến nay, Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng kinh tế và chính trị nổi bật nhất trong khu vực và tình trạng cạnh tranh chiến lược mới giữa hai nước chỉ càng làm rõ thêm điều này.

Tuy nhiên, vì sao EU hiện không giành được lợi thế so với các cường quốc tầm trung khác như Nhật Bản? Mới đây, Đại sứ EU tại ASEAN Igor Driesmans cho biết EU thiếu sự hiện diện nổi bật trong khu vực này, mặc dù ông lưu ý rằng đây không phải là điều xảy ra ở riêng Đông Nam Á.

Ông Igor Driesmans đánh giá: “Vốn rất khó để có các bài viết về EU và các chính sách của EU bên trong châu Âu. Do đó, chúng tôi nhận thức được vấn đề này và đang tích cực giải quyết bằng việc tìm cách cải thiện có hệ thống hình ảnh của mình trên khắp khu vực. Nói thì dễ hơn làm, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục cố gắng”.

Một phần là do các vấn đề vốn có thể dễ dàng giải quyết như quan hệ công chúng. Chẳng hạn, ông Driesmans chỉ có 3.558 người theo dõi trên Twitter, ít hơn so với Đại sứ Mỹ tại Campuchia (6.751 người). Những nhà cung cấp nội dung truyền thông lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á cũng là của Mỹ.

Không một phương tiện truyền thông nào của châu Âu có thể sánh kịp, kể cả khi so với sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung đang bùng nổ trong những năm gần đây. Hơn nữa, công tác hoạch định chính sách của EU quá quan liêu, tốc độ xử lý chậm chạp và gây khó hiểu (ngay cả đối với các phóng viên châu Âu trong khu vực).

Mặc dù vậy, nhiều khả năng vị thế của EU tại Đông Nam Á sẽ được củng cố trong những năm tới nếu EU thông qua chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở rộng. Năm 2019, Pháp đã thông qua chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong khi đó Đức và Hà Lan cũng lần lượt công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào tháng 9 và tháng 11/2020.

EU tìm cách ‘chiếm sóng’ Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á
Chủ tịch EC Charles Michel. (Nguồn: EC)

Tiềm năng khẳng định vị thế

Mới đây, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell đã lưu ý rằng đường lối chỉ đạo của Đức sẽ đóng góp hữu ích cho chính sách của chính EU, do đó có khả năng Brussels cũng sẽ đưa khu vực ASEAN vào trọng tâm trong tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của mình.

Sau Nhật Bản, EU được đánh giá cao thứ hai trong khu vực xét về khía cạnh ủng hộ mạnh mẽ nghị trình thương mại tự do toàn cầu. Dựa vào lợi thế này, EU có thể lạc quan hơn mặc dù cả Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mới được ký kết thì EU chỉ là quan sát viên.

Gần đây, Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN với sự hỗ trợ của EU, một hệ thống quản lý quá cảnh trực tuyến, đã được triển khai, dù ít gây chú ý hơn so với RCEP. Thêm vào đó, Hiệp định vận tải hàng không toàn diện EU-ASEAN cũng có thể sẽ được ký kết trước khi năm 2020 kết thúc.

Bên cạnh đó, các nước thành viên EU cũng đóng góp khoảng một nửa số tiền cho Quỹ tài chính xúc tác xanh ASEAN trị giá 1,2 tỷ Euro và Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN do EU tài trợ sẽ khởi động vào năm 2021. Sau cùng, những dự án này có thể cải thiện danh tiếng của EU như một cường quốc kinh tế trong khu vực.

Bài toán khó

Tuy nhiên, bài toán lớn nhất để EU khẳng định vị thế tại khu vực này là làm sao để có một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và toàn khối ASEAN. Các nhà lãnh đạo EU vẫn mong muốn có một thỏa thuận giữa hai khối, như ông Driesmans và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh EU-ASEAN hồi tháng 11.

Tin liên quan
EU-ASEAN tăng cường hợp tác nhiều phương diện EU-ASEAN tăng cường hợp tác nhiều phương diện

Đến nay, khả năng trong tương lai gần chỉ có thể có thỏa thuận của EU với từng nước ASEAN. EU đã phê chuẩn các FTA với Singapore và Việt Nam và cả hai đều mang lại kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hiệp định thương mại với Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia dường như đều đình trệ bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có cả vấn đề nhân quyền.

Theo ông Bridget Welsh, một nhà phân tích chính trị tại Đại học Nottingham Malaysia, EU cần phải đặt mình ngang hàng với Đông Nam Á và thậm chí nên hiểu rằng châu Âu cần Đông Nam Á hơn là Đông Nam Á cần châu Âu.

Các nhà lãnh đạo EU đã tiếp nhận ý kiến này và nóng lòng muốn xóa bỏ khoảng cách giữa hai khối. Trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh EU-ASEAN ngày 19/11, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn mạnh: “Chúng ta cần học hỏi lẫn nhau và trao đổi những thông lệ hiệu quả nhất, EU và ASEAN cần có nhau”.

Theo ông Borrell, trong cuộc cạnh tranh nước lớn, sự ủng hộ của châu Âu đối với nền dân chủ là một nguồn quan trọng tạo nên sức hút cho Brussels. Thông qua Kế hoạch hành động về nhân quyền và dân chủ mới được thông qua, EU dự định mở rộng việc hỗ trợ xây dựng dân chủ trên toàn thế giới.

Khi đó, câu hỏi đặt ra là liệu sự hiện diện thiếu nổi bật của EU có đang làm suy giảm khả năng của họ trong việc hỗ trợ xây dựng chế độ dân chủ ở những nơi như Đông Nam Á hay việc xây dựng dân chủ là một phương tiện để khắc phục tình trạng kém nổi bật của họ.

Đây sẽ là một bài toán cân bằng đối với Brussels, mặc dù Đông Nam Á là nơi lý tưởng để EU tiến hành cuộc thử nghiệm trở thành một “cường quốc chiến lược”.

Tin tức ASEAN buổi sáng 9/11: Họp trù bị Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, Đông Nam Á chúc mừng ông Joe Biden

Tin tức ASEAN buổi sáng 9/11: Họp trù bị Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, Đông Nam Á chúc mừng ông Joe Biden

TGVN. Họp trù bị Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, lãnh đạo một số nước Đông Nam Á chúc mừng ông Joe Biden... là những ...

72% doanh nghiệp EU tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh

72% doanh nghiệp EU tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh

TGVN. Báo cáo khảo sát tâm lý kinh doanh lần thứ 6 của Hội đồng Kinh doanh Liên minh châu Âu (EU)-ASEAN công bố ngày ...

Việt Nam luôn tạo điều kiện các doanh nghiệp EU đầu tư

Việt Nam luôn tạo điều kiện các doanh nghiệp EU đầu tư

TGVN. Chiều 7/10, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã tiếp Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN Donald ...

(theo Internationale Politik Quarterly)

Bài viết cùng chủ đề

Liên minh châu Âu (EU)

Đọc thêm

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn với ước nguyện cầu xin cho gia đạo luôn bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc ...
Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Một nhóm nhà khoa học phát hiện tại Trung Quốc những dấu chân của loài deinonychosaur (chim khủng long) lớn nhất được biết đến nay.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Xin cho tôi hỏi theo quy định mới xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ đúng không? - Độc giả Bích Ngọc
Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024, Giá vàng SJC tăng, cán mốc cao nhất mọi thời đại. Giá quý kim tăng cao trong bối cảnh tâm lý rủi ro được cải ...
Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina không tìm kiếm xung đột với Anh trong tranh chấp lãnh thổ mà sẽ thúc đẩy một tiến trình đàm phán lâu dài trong khuôn khổ hòa bình.
Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận, trong đó có khoa mục thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Phong trào Hồi giáo Hamas thông báo chấp thuận đề xuất ngừng bắn với Israel ở Dải Gaza sau gần 7 tháng xung đột.
Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/5.
Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Houthi tuyên bố chiến thắng Mỹ ở Biển Đỏ, Czech triệu hồi Đại sứ tại Nga, Philippines nói không sử dụng vòi rồng ở Biển Đông, Hezbollah tấn công căn cứ Israel..
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động