Nhỏ Bình thường Lớn

Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Trọng tâm hành động của Nghị viện châu Âu (EP) trong những năm tới là thay đổi mô hình kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của châu Âu.
Toàn cảnh phiên họp Nghị viện châu Âu ở Brussels, Bỉ ngày 10/4/2024
Toàn cảnh phiên họp Nghị viện châu Âu ở Brussels, Bỉ ngày 10/4/2024.

Nhiệm vụ 5 năm này của châu Âu phải là một trong những “thay đổi triệt để”, theo lời của Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Ba chủ đề sẽ chiếm ưu thế trong chương trình nghị sự bao gồm: Thay đổi mô hình kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của châu Âu; tăng tốc, củng cố ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu; và nỗ lực mở rộng.

Hoàn thiện mô hình kinh tế

Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết. Bất kỳ chiến lược nào của châu Âu đều phải dựa trên 3 trụ cột: Hoàn thiện thị trường năng lượng đơn nhất để bảo đảm các lựa chọn sản xuất không carbon với giá cạnh tranh; bảo vệ thị trường châu Âu không rơi vào chủ nghĩa biệt lập; tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nghiên cứu và phát triển (R&D), đồng thời đảm bảo doanh nghiệp châu Âu có thể tiếp cận nguồn tài chính tư nhân.

Tổ chức ngành công nghiệp quốc phòng

Ưu tiên thứ hai là tổ chức lại ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu. Trong những năm qua, nỗ lực thành lập một cộng đồng phòng thủ châu Âu đã chứng kiến nhiều thất bại. Một trong nhiều hệ quả của “lợi tức thời bình” thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh là đầu tư quốc phòng ở mức thấp. Kết quả là ngành công nghiệp quốc phòng bị phân tán. Những khó khăn EU phải trải qua trong việc cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine đã thể hiện rõ điều này. EU vẫn đang gặp khó trong việc cung cấp vũ khí và đạn dược mà người Ukraine cần, sản lượng của châu Âu không đủ và cũng không phù hợp.

Nói rõ hơn, đây không phải là vấn đề xây dựng một đội quân chung. Quân đội châu Âu đã hợp tác trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và nhiều hoạt động chung. Nhưng vấn đề là mở rộng năng lực sản xuất thiết bị quân sự. Doanh nghiệp trên khắp EU phải cùng nhau làm việc để đáp ứng các đơn đặt hàng và phối hợp trang bị cho quân đội khu vực, cho phép phản ứng tốt hơn và nhanh hơn trước các mối đe dọa.

Câu hỏi về mở rộng khối

Cuối cùng là câu hỏi về những cải cách cần thiết để đảm bảo rằng việc mở rộng khối trong tương lai sẽ diễn ra trong điều kiện tốt nhất có thể. Việc tiếp cận các nước láng giềng là chìa khóa nếu muốn loại bỏ mối đe dọa bất ổn ở biên giới. Nhưng an toàn như vậy cũng có giá của nó – đồng nghĩa với những thay đổi trong ngân sách EU và cách thức quản lý khối này.

Thị trường đơn nhất phải duy trì nền tảng chung. Kinh nghiệm của Anh kể từ Brexit rõ ràng cho thấy các quy tắc hài hòa đối với thương mại châu Âu tạo thành khuôn khổ đơn giản nhất và hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp thuộc khối cũng như công việc mà họ hỗ trợ. Những cải cách đề xuất trong báo cáo sắp tới của Draghi về khả năng cạnh tranh của châu Âu, và của Enrico Letta về tương lai của thị trường chung sẽ giúp cải thiện điều này.

Tuy nhiên, không thể làm mọi thứ với tư cách là một khối bao gồm 35 nhà nước. Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu là một trường hợp điển hình, tập trung ở 6 quốc gia và Anh (không còn là thành viên EU) cũng là nước đóng vai trò quan trọng. Do đó, việc nhóm các quốc gia này hợp tác với nhau là điều hợp lý. Có thể hình dung các nhóm quốc gia khác nhau sẽ cùng nhau làm việc theo cùng một cách, chẳng hạn như trong lĩnh vực điện toán lượng tử.

Ngân sách châu Âu như hiện nay không thể đạt được một loạt mục tiêu đầy tham vọng, từ tái thiết Ukraine đến triển khai năng lượng carbon thấp, cộng với việc thực hiện chính sách công nghiệp thực sự và đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI).

Hiện đang có sẵn 3 đòn bẩy nhằm đảm bảo nguồn ngân sách lớn hơn: Tài chính tư nhân; hợp tác công tư; và gia tăng nguồn lực của chính liên minh (tăng nhờ thuế dịch vụ kỹ thuật số, thuế hải quan đối với các sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn của EU và có thể là khoản vay phổ biến hơn cho các dự án được xác định rõ ràng để tự chi trả trong trung hạn).

Tương lai của EU phụ thuộc vào khả năng giải quyết những thách thức này.

Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Theo Euronews, tổng lợi nhuận của tập đoàn năng lượng TotalEnergies (Pháp) giảm 22% trong quý I/2024, do giá khí đốt tự nhiên giảm, nhưng ...

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Tổng thống Joe Biden tin rằng, Washington có “nghĩa vụ” quản lý quan hệ với Bắc Kinh một cách ...

Nâng cao năng lực bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam

Nâng cao năng lực bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam

Trung tâm hành động vì động vật hoang dã Việt Nam (WildAct) hợp tác với Viện Tài gguyên và Môi yrường, Đại học Quốc gia ...

Tiền lương là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động

Tiền lương là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động

TS. Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân-Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết, chế độ tiền lương, tiền ...

Nâng cao năng lực phòng vệ của thế giới trước các đại dịch mới

Nâng cao năng lực phòng vệ của thế giới trước các đại dịch mới

Ngày 1/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo các cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng ...