Gia nhập CPTPP, Trung Quốc tham vọng 'vẽ lại' bức tranh địa kinh tế châu Á?

Nguyễn Thúy
Việc Trung Quốc nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thể định hình lại bức tranh địa kinh tế của khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong những tuần gần đây, có hai diễn biến có ý nghĩa đã tác động đồng thời đến khu vực châu Á. Diễn biến đầu tiên là sự ra đời của hiệp ước an ninh giữa Australia, Anh và Mỹ (AUKUS). Diễn biến thứ hai ít được thảo luận hơn, là việc Trung Quốc xin gia nhập CPTPP, chỉ một ngày sau khi AUKUS được công bố.

Động thái thứ hai này giờ đây có thể tái định hình bức tranh địa kinh tế của châu Á, nếu Chính phủ Trung Quốc thực sự được phép gia nhập hiệp định thương mại này.

Bởi vậy, có hai câu hỏi đáng được quan tâm chặt chẽ, đó là tại sao Trung Quốc lại quyết định xin gia nhập CPTPP vào lúc này và liệu Trung Quốc có bất kỳ cơ hội gia nhập nào hay không?

Việc Trung Quốc gia nhập CPTPP có định hình lại bức tranh địa kinh tế ở châu Á?
Trung Quốc muốn được coi là nhà lãnh đạo toàn cầu về thương mại, đặc biệt là khi Mỹ giờ đây đã bỏ trống vai trò đó. (Nguồn: CEPR)

Vậy tại sao Trung Quốc lại xin gia nhập vào lúc này? Không ai biết chắc chắn lý do. Chính phủ Trung Quốc trước đó đã có dấu hiệu quan tâm. Tuy nhiên, việc nước này thực sự xin gia nhập đã gây ngạc nhiên, và các suy đoán ban đầu cho rằng động thái này là một sự đáp trả trực tiếp đối với AUKUS dường như không hợp lý.

Lý do có vẻ khả dĩ hơn, đó là thực tế Trung Quốc muốn được coi là nhà lãnh đạo toàn cầu về thương mại, đặc biệt là khi Mỹ giờ đây đã bỏ trống vai trò đó.

Điều này hình thành nên một phần của một chiến lược địa chính trị rộng rãi hơn của Trung Quốc, nhằm cạnh tranh với Washington, với tư cách là bên tham gia đa phương chi phối thế giới trong các tổ chức từ Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cho tới Liên hợp quốc.

Tin liên quan
Nếu Trung Quốc trở thành thành viên CPTPP… Nếu Trung Quốc trở thành thành viên CPTPP…

Thách thức của Bắc Kinh

Vậy câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có thể gia nhập CPTPP hay không? Ở đây, những đánh giá ban đầu có sự khác biệt rõ rệt.

Kinh tế Trung Quốc rất lớn. Nền kinh tế này cũng có những cấu trúc khác với cách thức mà các quy định của CPTPP đồng thuận. Ví dụ như việc Bắc Kinh "ưu ái" các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.

Mặc dù vậy, nhiều nhà phân tích về thương mại vẫn coi trọng ý tưởng này. Nhà phân tích về thương mại Stephen Olson thuộc Quỹ Hinrich có trụ sở ở Singapore lập luận rằng quan điểm cho rằng Trung Quốc chưa sẵn sàng chấp nhận các điều khoản của CPTPP có lẽ là sai lầm.

Tuy nhiên, thực tế Trung Quốc có thể gia nhập CPTPP không có nghĩa là tất cả các thành viên của hiệp định này đều mong muốn. Việc tham gia của Trung Quốc có thể bị cản trở bởi bất kỳ thành viên nào. Australia, Canada và Nhật Bản đều có những căng thẳng song phương với Bắc Kinh.

Trong khi đó, các nước thành viên CPTPP giờ đây phải đối mặt với một loạt vấn đề nan giải khác. Mục tiêu ban đầu của CPTPP là luôn mở rộng, nhưng chưa bao giờ có sự nhất trí về việc mở rộng bao xa và nhanh như thế nào.

Vì vậy, liệu khối này có nên duy trì là một câu lạc bộ của các nền kinh tế tiên tiến nhất hay không vẫn đang là một câu hỏi.

Nếu một quốc gia không thuộc châu Á như Vương quốc Anh có thể được phép gia nhập, thì tại sao lại không phải là bất kỳ một nền kinh tế toàn cầu lớn nào? Và nếu các nước xin tham gia như Trung Quốc bị loại thì dựa trên cơ sở nào?

Tất cả điều này tác động đến những quốc gia muốn gia nhập khác. Hy vọng được nhanh chóng gia nhập của Vương quốc Anh giờ đây có vẻ phức tạp hơn, vì bất kỳ quyết định nào ảnh hưởng đến London cũng sẽ ảnh hưởng đến Bắc Kinh.

Do đó, quyết định ít rủi ro nhất, cụ thể là tìm cách trì hoãn tất cả các đơn xin gia nhập trong một thời gian, có thể là lựa chọn có khả năng cao nhất.

Mỹ tiếp tục trì hoãn vào CPTPP?

Bất kỳ vấn đề hóc búa mà Trung Quốc đặt ra cho nhóm CPTPP hiện nay cho đến lúc này cũng đặt ra những thách thức nhất định đối với chính nước Mỹ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, ông không có kế hoạch gia nhập trở lại CPTPP và thay vào đó sẽ tập trung khuếch trương khái niệm chính sách thương mại “tập trung vào người lao động”.

Hiệp ước AUKUS gần đây cho thấy rằng Mỹ vẫn có thể thực hiện những bước chuyển mình ở châu Á. Tuy nhiên, hiệp ước này cũng cho thấy khoảng cách giữa ảnh hưởng an ninh to lớn và khả năng địa kinh tế đang suy yếu của Mỹ.

Bởi vậy, nhiều người trong ekip của Tổng thống Biden nhận thấy một lập luận địa kinh tế rõ ràng là quay trở lại CPTPP. Dù vậy, chắc chắn họ chỉ muốn làm như vậy khi CPTPP muốn có Mỹ đứng đầu, chứ không phải Trung Quốc.

Đương nhiên về mặt lý thuyết có thể hình dung cả Trung Quốc, Mỹ và vùng lãnh thổ Đài Loan đều gia nhập CPTPP. Cả ba nền kinh tế này đều là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Nhiều quốc gia châu Á không muốn lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, song giờ đây các thành viên của CPTPP phải đối mặt với sự lựa chọn đó.

Đương nhiên, sức mạnh của Trung Quốc là không thể cưỡng lại. Gần đây, mô hình kinh tế của Trung Quốc có vẻ kém tươi sáng hơn, khi các thị trường toàn cầu quay cuồng với cuộc khủng hoảng thanh khoản mà tập đoàn bất động sản Evergrande phải đối mặt, cùng khả năng tan rã tiềm ẩn của mô hình tăng trưởng được thúc đẩy bởi cơ sở hạ tầng mà tập đoàn này đem lại.

Tuy nhiên, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trên khắp khu vực châu Á vẫn đang tăng lên, và có khả năng sẽ tiếp tục như vậy.

Tất cả điều này để lại cho ông Biden một tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến thuật. Liệu Mỹ có nên hợp tác với các đối tác của mình trong CPTPP để cản trở hoặc trì hoãn việc Trung Quốc gia nhập CPTPP hay không?

Tin liên quan
'Cánh cửa' cho Bắc Kinh vào CPTPP rộng đến mức nào?

Để giữ cân bằng, một số thành viên của CPTPP có thể ủng hộ Trung Quốc gia nhập, ít nhất là vì những đánh giá về lợi ích kinh tế có thể thu được sẽ lớn hơn gấp nhiều lần nếu Trung Quốc tham gia.

Trong đó, nhiều người hy vọng rằng Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục đóng vai trò mang tính xây dựng dưới hình thức nào đó trong việc phát triển cấu trúc thương mại mới mà Washington từng đảm nhận.

Bởi vậy, ông Biden sẽ xử lý thận trọng. Tuy nhiên, ông cũng phải đối mặt với một vấn đề lớn và mang tính chiến lược hơn nhiều.

Trừ khi Mỹ hành động táo bạo để giành lại vị thế là "kiến trúc sư thương mại" khu vực của châu Á, nếu không các quốc gia có quan hệ thương mại nhiều nhất với Trung Quốc đương nhiên sẽ bắt đầu tìm kiếm vai trò lãnh đạo này.

Và chính sự thiếu vắng vai trò lãnh đạo của Mỹ đã tạo ra khoảng trống mà Trung Quốc giờ đây đang tìm cách lấp đầy.

Chính phủ Mỹ đã nói bóng gió rằng họ có thể đề xuất một thỏa thuận thương mại số mới của châu Á, nhưng đội ngũ của ông Biden đã không công khai về các kế hoạch này.

Năm ngoái, ông Biden đã cam kết hành động thương mại. Ông từng tuyên bố: “Chúng ta cần phải liên kết với các nền dân chủ khác… để thiết lập ‘luật chơi’ thay vì để Trung Quốc và các nước khác quyết định kết quả”.

Nhiều người ở châu Á hy vọng ông Biden sẽ thực hiện cam kết. Tuy nhiên, quyết định của Trung Quốc xin gia nhập CPTPP đã làm nổi bật thực tế rằng điều này vẫn chưa được thực hiện.

Và Mỹ càng trì hoãn gia nhập CPTPP, Trung Quốc càng hài lòng.

Chuyên gia: Sau Trung Quốc, đến lượt Thái Lan 'gõ cửa' CPTPP

Chuyên gia: Sau Trung Quốc, đến lượt Thái Lan 'gõ cửa' CPTPP

Khả năng Trung Quốc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ là luận cứ chính ...

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Trung Quốc về tham gia CPTPP

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Trung Quốc về tham gia CPTPP

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với Trung Quốc ...

(theo The Strait Times)

Đọc thêm

Những trường y dược nào xét tuyển bằng IELTS?

Những trường y dược nào xét tuyển bằng IELTS?

Nhiều trường y dược trên cả nước yêu cầu thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên với các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt và ...
Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Thời tiết nắng nóng, những người phải di chuyển, vận động lâu ngoài trời thường phải đối mặt với nguy cơ sốc nhiệt, rối loạn điện giải.
Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech, Đại sứ Việt Nam tại Czech Dương Hoài Nam đã chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Jan Lipavsky.
Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Thừa Thiên Huế theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Trung ngày 1/5/2024.
Bảo Anh khoe ảnh con gái, bày tỏ 'ở đây có rất nhiều tình yêu thương'

Bảo Anh khoe ảnh con gái, bày tỏ 'ở đây có rất nhiều tình yêu thương'

Ca sĩ Bảo Anh hé lộ khoảnh khắc bế con gái Misumi cách đây hơn một năm, khi em bé được 5 ngày tuổi.
Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên tăng cường áp lực để ngăn cản Philippines tìm kiếm cơ quan trọng tài thứ hai về tranh chấp Biển ...
Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vượt qua thách thức, đạt những thành tựu to lớn...
Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng 'không hồi kết', nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' của thị trường cà phê...
Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm hơn 1 USD, chịu tác động bởi các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Cairo, Ai Cập.
Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những thành tựu kinh tế nổi bật

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những thành tựu kinh tế nổi bật

Sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn về phát triển kinh tế-xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Phiên bản di động