Giá vàng, giá dầu tăng và những hệ lụy kinh tế từ xung đột Nga-Ukraine

Mai Linh
Xung đột Nga-Ukraine được dự báo sẽ gây ra các tác động lớn tới nền kinh tế thế giới, bao gồm tình trạng suy thoái kèm lạm phát gia tăng và các biện pháp kiểm soát thiệt hại bị hạn chế, đồng thời về lâu dài có thể dẫn đến một cuộc xung đột kinh tế toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine và những hệ lụy tới nền kinh tế toàn cầu
Giá vàng, giá xăng tăng và những hệ lụy kinh tế từ xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: Time News)

Xung đột Nga - Ukraine được nhận định là một bước leo thang lớn của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Tình hình này đẩy thế giới bước vào thời kỳ suy thoái địa chính trị, gây ra những hậu quả kinh tế và tài chính to lớn với thế giới.

Tình trạng suy thoái kèm lạm phát

Một vấn đề lớn hiện nay là thị trường và các nhà phân tích chính trị đánh giá thấp tác động của khủng hoảng Nga - Ukraine đối với kinh tế và tài chính thế giới. Cuộc khủng hoảng hiện tại có thể là một bước ngoặt bất ngờ về địa chính trị. Những tác động và ý nghĩa lâu dài của nó không phải chuyện phóng đại.

Về khía cạnh kinh tế, khả năng xảy ra suy thoái kèm lạm phát toàn cầu là rất cao. Các nhà phân tích đang tự hỏi liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác có thể "hạ cánh" nhẹ nhàng khỏi cuộc khủng hoảng và hậu quả của nó hay không?

Đừng trông chờ vào điều đó! Cuộc chiến ở Ukraine sẽ gây ra một cú sốc lớn về nguồn cung tiêu cực trong nền kinh tế toàn cầu vẫn đang quay cuồng với dịch Covid-19 và áp lực lạm phát tích tụ kéo dài suốt năm qua. Cú sốc sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và gia tăng lạm phát.

Tác động ngắn hạn tới thị trường tài chính của cuộc chiến đã quá rõ ràng. Đối mặt với cú sốc của tình trạng chính trị mang rủi ro lớn, thị trường chứng khoán toàn cầu có thể sẽ di chuyển từ phạm vi điều chỉnh hiện tại (-10%) sang thị trường đang suy giảm (-20% trở lên). Lợi suất trái phiếu chính phủ sẽ giảm trong một thời gian và sau đó tăng lên sau khi lạm phát trở nên bất ổn.

Giá dầu và khí đốt tự nhiên sẽ còn tiếp tục tăng vọt, thậm chí đến hơn 100 USD/thùng, cũng như giá cả của nhiều mặt hàng khác leo thang vì cả Nga và Ukraine đều là những nước xuất khẩu nguyên liệu thô và thực phẩm lớn. Đặc biệt, các loại tiền tệ an toàn như vàng sẽ còn tăng giá hơn nữa.

Suy thoái kinh tế và tài chính từ xung đột tất yếu sẽ dẫn đến cú sốc lạm phát đình trệ lớn nhất ở Nga và Ukraine, tiếp theo là Liên minh châu Âu (EU) do sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Ngay cả Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do thị trường năng lượng thế giới hội nhập sâu rộng nên giá dầu toàn cầu tăng đột biến sẽ tác động mạnh đến giá dầu thô của Mỹ.

Các điều kiện tài chính thắt chặt dẫn tới hậu quả là ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà đầu tư, làm trầm trọng thêm hệ quả tiêu cực trên quy mô lớn ở cả Mỹ và trên toàn cầu.

Các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây với Nga, dù ít hay nhiều, kể cả với mục đích để răn đe trong tương lai, chắc chắn sẽ gây tổn hại không chỉ cho Nga mà còn cả Mỹ, phương Tây và các thị trường mới nổi.

Hơn nữa, không loại trừ khả năng Nga sẽ đáp trả các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây bằng cách giảm mạnh sản lượng dầu để đẩy giá dầu toàn cầu lên cao hơn nữa. Động thái này sẽ mang lại lợi ích ròng cho Nga, miễn là mức tăng thêm về giá dầu lớn hơn mức giảm xuất khẩu dầu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin biết rằng ông có thể gây ra thiệt hại cân xứng cho các nền kinh tế và thị trường phương Tây, bởi vì trong thập kỷ qua, ông đã xây dựng một lá chắn tài chính chống lại các lệnh trừng phạt kinh tế bổ sung.

Kiểm soát thiệt hại bị hạn chế

Một cú sốc đình lạm sâu rộng cũng là một kịch bản ác mộng đối với các ngân hàng trung ương và họ sẽ gặp nhiều chỉ trích dù phản ứng hay không. Mặt khác, nếu các ngân hàng quan tâm đến các chỉ số tăng trưởng thì nên trì hoãn việc tăng lãi suất đột ngột. Tuy nhiên, với bối cảnh hiện tại, khi lạm phát đang tăng thì việc thắt chặt chính sách chậm hơn có thể đẩy nhanh việc giảm kỳ vọng lạm phát, làm trầm trọng thêm tình trạng đình lạm.

Mặt khác, nếu các ngân hàng trung ương chấp nhận khó khăn, thì cuộc suy thoái đang rình rập sẽ trở nên trầm trọng hơn. Lạm phát sẽ phải đối mặt với tỷ lệ chính sách danh nghĩa và thực tế cao hơn, làm tăng giá tiền, và do đó làm suy thoái nền kinh tế nói chung. Thế giới đã từng chứng kiến kịch bản này hai lần với cú sốc giá dầu vào năm 1973 và 1979.

Trong bối cảnh mới này, Mỹ sẽ càng thêm áp lực trong việc đạt được thỏa thuận hợp tác với Iran, một nguồn cung dầu tiềm năng khác, về việc khôi phục Thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Tệ hơn nữa, trong trường hợp Mỹ không đạt được thỏa thuận, Iran sẽ tiếp tục thúc đẩy chương trình hạt nhân của mình, làm tăng nguy cơ các cuộc tấn công nhằm vào Iran. Điều đó sẽ tạo ra một cú sốc nguồn cung hai con số âm cho nền kinh tế toàn cầu.

Kết quả là các ràng buộc địa chính trị khác nhau sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng của phương Tây trong việc chống lại cú sốc đình lạm do cuộc chiến ở Ukraine gây ra.

Xung đột Nga-Ukraine và những hệ lụy tới nền kinh tế toàn cầu
Các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây với Nga chắc chắn sẽ không chỉ gây tổn hại cho Moscow. (Nguồn: The Moscow Times)

Tác động không dừng lại

Hiện nay, các nhà lãnh đạo phương Tây khó có thể dựa vào chính sách tài khóa để đối phó với những tác động từ cú sốc Ukraine. Mỹ và nhiều nền kinh tế phương Tây khác đang cạn kiệt nguồn tài chính, vì vừa trải qua đại dịch Covid-19. Các chính phủ vốn đã tích tụ các khoản thâm hụt và việc trả các khoản nợ này sẽ trở nên tốn kém hơn nhiều trong tình trạng lãi suất cao hơn.

Quan trọng hơn, kích thích tài khóa là phản ứng chính sách sai lầm đối với cú sốc nguồn cung bị trì trệ. Mặc dù nó có thể làm giảm tác động tăng trưởng tiêu cực từ cuộc xung đột, nhưng nó sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát.

Và nếu các nhà hoạch định chính sách dựa vào cả chính sách tiền tệ và tài khóa để đối phó với khủng hoảng này, thì hậu quả của lạm phát đình trệ sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn, do tác động gia tăng lên lạm phát dự kiến.

Rõ ràng, các quốc gia đang phải đối mặt với một cú sốc nguồn cung tiêu cực trong một thế giới mà lạm phát đang tăng cao.

Có lẽ, nhiều người muốn tin rằng xung đột Nga - Ukraine sẽ chỉ có tác động nhỏ và tạm thời tới kinh tế và tài chính toàn cầu. Bởi rốt cuộc, Nga chỉ chiếm 3% nền kinh tế toàn cầu và Ukraine còn ít hơn nhiều. Tuy nhiên, nên nhớ rằng các quốc gia Arab, từng áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ vào năm 1973 và cách mạng Iran năm 1979, chiếm tỷ trọng GDP toàn cầu thậm chí còn ít hơn Nga hiện nay.

Tác động toàn cầu từ cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ tác động trực tiếp tới dầu và khí đốt tự nhiên, nhưng nó sẽ không dừng lại ở đó. Các tác động trực tiếp này sẽ giáng một đòn mạnh vào niềm tin toàn cầu tại thời điểm mà sự phục hồi sau đại dịch còn mong manh.

Xung đột Nga-Ukraine: Biến số mới của nền kinh tế

Xung đột Nga-Ukraine: Biến số mới của nền kinh tế

Xung đột Nga - Ukraine có thể là một biến số mới, ảnh hưởng tới xu hướng phục hồi của nền kinh tế trong nước.

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 3?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 3?

Trong tháng 3 có 11 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Bulgaria, Ghana, Mauritius, Hungary, CH Ireland, Aruba, Tunisia, Namibia, Pakistan, Hy ...

(theo Project Syndicate)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Xem tử vi 17/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 17/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSST 17/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 17/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 17/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 17/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 17/4/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 17/4/2024. xổ số ngày 17 tháng 4. xổ số miền Trung thứ 4. xổ số hôm nay ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi hôm nay 17/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 17/4. SXMB ...
Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 17/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Căng thẳng leo thang ở Trung Đông là nguyên nhân khiến Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hoãn chuyến đi tới Ấn Độ trong tuần này.
Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho biết, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ đến thăm lữ đoàn quân đội của Đức tại Lithuania vào tháng 5.
Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Xung đột ở Ukraine và Trung Đông, Thủ tướng Iraq tới Mỹ, Thủ tướng Đức đến Trung Quốc, ông Trump ra tòa hình sự... là một số tin thế giới nổi bật.
Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng hủy bỏ các biện pháp đối phó Nga liên quan Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động