Giá vàng hôm nay 1/10: Giá vàng SJC 'dậy sóng', sẽ chỉ biến động trong vùng giới hạn, đồng USD gây bất ngờ

Linh Chi
Giá vàng hôm nay 1/10 bật tăng khi đồng USD giảm sâu, neo gần mức thấp trong một tuần, sau khi lập mức giá cao trong vòng 20 năm. Trong nước, diễn biến tăng của giá vàng SJC gây bất ngờ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Diễn biến giá vàng hôm nay 30/9

Giá vàng thế giới bật tăng khi đồng USD giảm sâu, neo gần mức thấp trong một tuần, sau khi lập mức giá cao trong vòng 20 năm. Ghi nhận của TG&VN lúc 19h30 ngày 30/9, giá vàng trên sàn Kitco giao dịch ở mức 1.666,3 - 1.667,3 USD/ounce, tăng 5,9 USD/ounce so với phiên liền trước.

Tại thị trường châu Á, giá vàng đi lên. Song, cam kết kiểm soát lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đang khiến kim loại quý này trên đà hướng đến quý giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2021.

Vào lúc 13h (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.667,99 USD/ounce. Kể từ đầu tháng Bảy đến nay, giá kim loại này đã giảm hơn 7%. Tính đến thời điểm này của tuần giá vàng đã tăng 1,5%, sau hai tuần giảm liên tiếp.

Chỉ số đồng USD gần mức thấp nhất trong một tuần khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.

Giá USD ở các ngân hàng thương mại cũng tăng vượt 24.000 đồng/USD. Hiện, Vietcombank giao dịch USD mua vào 23.730 đồng/USD, bán ra 24.010 đồng/USD, tăng 20 đồng/USD so với hôm qua.

Diễn biến tăng của giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước tương đối bất ngờ. Giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 65,4 triệu đồng/lượng, bán ra 66,4 triệu đồng/lượng, tăng 650.000 đồng/lượng so với buổi sáng và tăng tới 850.000 đồng mỗi lượng so với cuối ngày hôm qua.

Giá vàng hôm nay 1/10: Giá vàng , SJC 'dậy sóng', USD gây bất ngờ,
Giá vàng hôm nay 1/10: Giá vàng SJC 'dậy sóng', USD gây bất ngờ, vàng sẽ chỉ biến động trong vùng giới hạn (Nguồn: Market Watch)

Tổng hợp bảng giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 30/9:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 65,40 – 66,40 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 65,40 – 66,40 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 65,40 – 66,40 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 65,40 – 66,40 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 65,45 – 66,40 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 51,96 – 52,76 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 51,35 – 52,55 triệu đồng/lượng.

Giá vàng mất sức hấp dẫn?

Nhà phân tích Matt Simpson của sàn giao dịch City Index, có trụ sở tại Anh nhận định, đà tăng của giá vàng đang suy yếu. Theo nhà phân tích này, nếu đồng USD không tiếp tục giảm, đà tăng của giá vàng có thể bị hạn chế. Mặc dù vàng được coi là công cụ hữu hiệu để chống lạm phát, song chính sách tăng lãi suất của Mỹ đã làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ vàng và khiến đồng USD trở thành tài sản an toàn hấp dẫn hơn.

Các nhà hoạch định chính sách Fed đã kiên quyết tăng lãi suất bất chấp những xáo trộn trên thị trường tài chính toàn cầu. Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester mới đây cho rằng, tại thời điểm hiện nay, ổn định giá cả vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Theo ông David Meger, Giám đốc Giao dịch Kim loại quý tại High Ridge Futures, vàng tăng do đồng USD yếu đi. Giá USD và lợi suất trái phiếu Mỹ đi xuống đã giúp giá vàng rời đáy 2,5 năm. Các thông tin liên quan đến Nga và Ukraine cũng làm nổi bật thêm vai trò công cụ trú ẩn của vàng.

Mới đây, Anh và Trung Quốc cũng có những biện pháp hỗ trợ đồng nội tệ. Đây cũng là lý do khiến đồng USD suy yếu, từ đó vàng được hỗ trợ. USD đi xuống giá khiến vàng bớt đắt đỏ hơn đối với người mua bằng đồng tiền khác.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận thấy, vàng gần đây không đi lên bất chấp đà bán tháo trên thị trường chứng khoán.

Theo Goldman Sachs, kim loại quý đối mặt nhiều thách thức từ việc các nước tăng lãi suất. Vàng sẽ chỉ biến động trong vùng giá giới hạn do lo ngại của nhà đầu tư về tăng trưởng và lãi suất cao.

Trong báo cáo mới phát hành, Ngân hàng Credit Suisse (Thuỵ Sỹ) đánh giá, sau khi Mỹ, châu Âu, Nhật, tăng mạnh lãi suất vào tháng 9 vừa qua, thì điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Các nền kinh tế sẽ sớm đối mặt với suy thoái khi các nước vẫn chưa chấm dứt việc tăng lãi suất.

Credit Suisse nhận định: "Các nền kinh tế trên thế giới đang gặp rủi ro khi các ngân hàng trung ương buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ một cách không thương tiếc để làm chậm lạm phát. Thực tế, khu vực đồng Euro và Vương quốc Anh đang bước vào suy thoái, nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tăng trưởng và không ngoài cuộc, nước Mỹ cũng đang đối diện với suy thoái.

GDP toàn cầu dự báo ở mức 2,6% trong năm nay và 1,6% trong năm 2023. Đối với thị trường, điều này có nghĩa rằng, cổ phiếu và các tài sản rủi ro sẽ gặp tình trạng xấu hơn".

Credit Suisse cũng dự báo, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (​​Fed) sẽ tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát vì tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn thấp. Do đó, khả năng lãi suất của Mỹ sẽ chạm đỉnh ở mức 4,5% - 4,75%. Hiện lãi suất của Mỹ đang là 3% -3,25%.

Theo giới phân tích, đây sẽ là điều tồi tệ cho giá vàng. Vì lãi suất tăng khiến đồng USD mạnh hơn, sẽ khiến vàng mất đi sức hấp dẫn và ngày càng giảm giá.

Đối sách của Việt Nam trước 'làn sóng' tăng lãi suất của thế giới

Đối sách của Việt Nam trước 'làn sóng' tăng lãi suất của thế giới

Ngay sau quyết định tăng lãi suất của Fed, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà nước (NHNN) tăng lãi suất điều hành, ...

Việt Nam: Từ 'nhỏ bé' đến 'vĩ đại', kỳ tích kinh tế khiến thế giới kinh ngạc

Việt Nam: Từ 'nhỏ bé' đến 'vĩ đại', kỳ tích kinh tế khiến thế giới kinh ngạc

Trên trang Sputnik News, tác giả Thu Nguyễn cho rằng, “từ nhỏ bé đến vĩ đại” là cách mà người ta mô tả quá trình ...

Giải quyết khủng hoảng năng lượng châu Âu: Có gì đó sai, 'càng chữa càng cháy'?

Giải quyết khủng hoảng năng lượng châu Âu: Có gì đó sai, 'càng chữa càng cháy'?

Hôm nay (30/9), người đứng đầu ngành năng lượng các nước thành viên EU sẽ nhóm họp nhằm thảo luận các chi tiết kế hoạch ...

Mặc châu Âu vẫy vùng, Trung Quốc 'ung dung' đi trước một bước trong khủng hoảng năng lượng?

Mặc châu Âu vẫy vùng, Trung Quốc 'ung dung' đi trước một bước trong khủng hoảng năng lượng?

Mặc châu Âu vẫy vùng trong khủng hoảng năng lượng, mặc thế giới bàn về hạn chế nhu cầu, kinh tế Trung Quốc đã đứng ...

TS. Nguyễn Quốc Việt: Việt Nam tiến gần đến đích GDP trên 7% năm 2022

TS. Nguyễn Quốc Việt: Việt Nam tiến gần đến đích GDP trên 7% năm 2022

GDP quý III/2022 của Việt Nam tăng ấn tượng, vượt mọi dự báo, dù vậy, không nên quá lạc quan hay bỏ qua những rủi ...

(theo Reuters, Kitco News)

Bài viết cùng chủ đề

Thị trường 24h

Đọc thêm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19/4, giá dầu chỉ tăng nhẹ sau khi Iran 'hạ thấp' thông tin về ...
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng tốt. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc và Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc)
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động